Đánh giá hoạt động quản lí danh mục đầu tư

Một phần của tài liệu Ứng dụng định giá cổ phiếu nhờ mô hình SIM và APT vào xây dựng danh mục đầu tư và áp dụng tại BSC (Trang 34 - 37)

III. LÍ THUYẾT CƠ BẢN VỀ QUẢN LÍ DANH MỤC ĐẦU TƯ

4. Đánh giá hoạt động quản lí danh mục đầu tư

Đối với chiến lược quản lí danh mục thụ động yêu cầu dặt ra là phải thiết lập danh mục tuân theo một chỉ số chuẩn nào đó để đạt được kết quả giống như chỉ só chuẩn. Còn chiến lược quản lí danh mục chủ động có hai yêu cầu chính: Một

là, khả năng đem lại lợi nhuận trên mức trung bình ứng với mỗi mức độ rủi ro. Hai là, khả năng đa dạng hóa danh mục tối đa nhằm loại bỏ rủi ro không hệ thống.

4.1. Phương pháp Treynor

Phương pháp Treynor áp dụng với mọi nhà đầu tư nói chung, không phân biệt những mức ngại rủi ro khác nhau của từng loại nhà đầu tư. Căn cứ trên lí thuyết thị trường vốn Treynor cho rằng những nhà đầu tư hợp lí, ngại rủi ro luôn ưa thích danh mục có mức bù đắp rủi ro cao trong mối tương quan với mức độ rủi ro mà họ phải gánh chịu. Treynor đã triển khai thành công thức đánh giá động thái của portfolio qua hệ số T:

P f P r r T β − =

trong đó, rP :lợi suất danh mục P trong khoảng thời gian đánh giá. rf :lợi suất phi rủi ro( lợi suất tín phiếu kho bạc).

βP :hệ số rủi ro hệ thống của danh mục P.

Nếu chọn danh mục chỉ số thị trường làm danh mục đối chứng khi TP >TI

danh mục P được đánh giá là thực thi tốt.

4.2. Phương pháp Sharpe

Phương pháp này khai triển từ mô hình định giá tài sản vốn CAPM, về mặt lí luận tập trung xoay quanh đường thị trường vốn CML. Sharpe đánh giá hiệu quả của danh mục thông qua tỉ số S:

P f P r r S σ − =

rf : lợi suất phi rủi ro( lợi suất tín phiếu kho bạc).

σP: độ lệch chuẩn của tỉ suất lợi nhuận của danh mục P.

Nếu danh mục chỉ số thị trường là danh mục đối chứng thì khi: SP >SI thì danh mục P được đánh giá là thực thi tốt

4.3. Phương pháp Jensen

Hai phương pháp Treynor và Sharpe đều có bất lợi là chúng đưa ra một kết quả xếp hạng tương đối chứ không phải là tuyệt đối. Phương pháp đánh giá hiệu quả danh mục đầu tư của Jensen cũng được khai triển căn cứ trên mô hình định giá tài sản vốn CAPM:

E(rP)=rfP[E(rM)−rf]

trong đó, E(rM):lợi suất kì vọng của danh mục thị trường. E(rP): lợi suất kì vọng của danh mục P.

Nếu kí hiệu r~P là lợi suất thực tế của danh mục P và rP là lợi suất danh mục tính theo CAPM thì ta có chỉ số α -Jensen:

αP =r~PrP

αP >0 danh mục P hoạt động tốt hơn danh mục thị trường hay tốt hơn mức trung bình của thị trường.

CHƯƠNG II:

Một phần của tài liệu Ứng dụng định giá cổ phiếu nhờ mô hình SIM và APT vào xây dựng danh mục đầu tư và áp dụng tại BSC (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w