III. LÍ THUYẾT CƠ BẢN VỀ QUẢN LÍ DANH MỤC ĐẦU TƯ
c. Quản lí bán chủ động
Để danh mục đạt được mục tiêu đề ra và phòng tránh rủi ro hệ thống, các nhà quản lí danh mục một mặt thiết lập danh mục theo phương pháp thụ động một mặt quản lí danh mục theo phương pháp chủ động đây được gọi là quản lí bán chủ động.
Trung hòa rủi ro là phương pháp phổ biển trong chiến lược loại bỏ rủi ro cho danh mục. Đây là biện pháp xây dựng danh mục trái phiếu sao cho khi lãi suất biến động thì rủi ro giá và rủi ro tái đầu tư triệt tiêu nhau nên danh mục không bị ảnh hưởng.
- Loại bỏ rủi ro cho từng danh mục đầu tư: nhà quản lí danh mục cần xây dựng danh mục sao cho thời gian đáo hạn bình quân của danh mục khớp với kì đầu tư dự kiến (với điều kiện lãi suất các loại kì hạn như nhau và biến động song song tại mọi thời điểm).Tuy nhiên thời gian đáo hạn bình quân sẽ biến đổi trong giai đoạn đầu tư nên nhà quản lí danh mục thường xuyên phải cơ cấu lại danh mục.
- Loại bỏ rủi ro cho toàn bộ tổng tài sản quản lí: Trung hòa rủi ro là biện pháp hữu hiệu để cân đối sự biến động giá trị của tài sản và nghĩa vụ nợ trước sự biến động lãi suất, bảo đảm cho vốn sở hữu không bị tác động hoặc cân đối các dòng tiền thu được với nghĩa vụ phải trả nợ của tổ chức đó. Có hai cách trung hòa rủi ro:
Khớp thời gian đáo hạn bình quân: Chỉ thực thực hiện khi không xác định được các dòng tiền phải trả tại các thời điểm khác nhau trong tương lai. Nhưng cách này có hạn chế là luôn phải theo dõi và cơ cấu lại danh mục đi
kèm với nhiều tốn kém. Cần lưu ý chiến lược này có tác dụng ngăn ngừa rủi ro nên khi lãi suất biến động theo chiều hướng có lợi thì giá trị tài sản ròng sẽ không biến động theo chiều hướng tốt như nó có thể đạt được nếu không trung hòa.
Khớp các dòng tiền: Khi xác định được các dòng nghĩa vụ phải trả trong tương lai ta có thể xây dựng danh mục khớp các dòng tiền của tài sản với các dòng nghĩa vụ đó nhưng đảm bảo khối giá trị khoản đầu tư ít tốn kém nhất.
3.2. Quản lí danh mục đầu tư rủi ro
Danh mục đầu tư rủi ro là danh mục chứa đựng các chứng khoán rủi ro. Tuy nhiên để đơn giản hóa về mặt lí thuyết, khi đề cập đến danh mục rủi ro người ta thường nói đến danh mục cổ phiếu.
a. Quản lí chủ động
Mục tiêu của chiến lược này là nhằm thu được lợi suất đầu tư cao hơn lợi suất của danh mục chuẩn hoặc thu được mức lợi nhuận trên trung bình ứng với một mức rủi ro nhất định. Quy trình quản lí danh mục chủ động:
- Xác định mục tiêu của khách hàng.
- Lập ra danh mục “thông thường” để làm căn cứ so sánh.
- Xây dựng một chiến lược và kết cấu danh mục đầu tư tối ưu thỏa mãn nhu của người đầu tư theo quy trình:
Thực hiện phân tích những ngành và công ty riêng lẻ thỏa mãn mục tiêu đặt ra nhằm tìm cơ hội đầu tư tốt nhất.
Tính toán xác định số lượng cổ phiếu trong danh mục sao cho đạt mức đa dạng hóa cao nhất trong phạm vi giới hạn của khoản tiền đầu tư.
Phân bổ khoản đầu tư: những ngành nghề có xu hướng tốt được phân bổ với tỉ trọng lớn hơn, trong đó cần tập trung vào cổ phiếu có tiềm năng hoặc
tạm thời bị định giá thấp. Tuy nhiên đối với nhà quản lí danh mục chuyên nghiệp có thể thực hiện phân bổ theo nguyên tắc tìm danh mục tối ưu của mô hình Markowitz.