2)
2.6.3 Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán
Doanh nghiệp tổ chức hệ thống tài khoản kế toán dựa trên thông tư 244/2009/TT-BTC ban hành ngày 31 tháng 12 năm 2009 quy định về việc tổ chức hệ thống tài khoản trong doanh nghiệp.
2.6.4 Chế độ sổ kế toán Hình thức kế toán áp dụng SVTH: Nguyễn Thị Hằng Tiên 37 Lập hoặc thu nhận chứng từ Kiểm tra chứng từ Sử dụng chứng từ để ghi sổ
Hình thức kế toán Công ty đang áp dụng là nhật ký chung. Ưu thế của hình thức này là rõ ràng, dễ điều chỉnh, dễ vận dụng. Để thích hợp với hình thức kế toán trên, công tác kế toán được thực hiện vừa bằng thủ công vừa bằng máy vi tính.
Hệ thống sổ kế toán
- Sổ nhật ký chung là sổ kế toán căn bản dùng để ghi chép tất cả các nghiệp vụ phát sinh theo thời gian và quan hệ đối ứng tài khoản của các nghiệp vụ đó, làm căn cứ để ghi sổ cái.
- Sổ cái là sổ kế toán tổng hợp dùng để tập hợp và hệ thống hóa các nghiệp vụ phát sinh của từng tài khoản. Số liệu trên sổ cái cuối tháng được dùng để ghi vào bảng cân đối phát sinh và từ đó ghi vào bảng cân đối kế toán và báo cáo kế toán.
- Sổ nhật ký đặc biệt được sử dụng trong trường hợp nghiệp vụ phát sinh nhiều. Nếu ghi tất cả vào sổ nhật ký chung thì gây trở ngại cho việc kiểm tra đối chiếu. Sổ nhật ký đặc biệt được dùng để ghi chép riêng cho từng nghiệp vụ phát sinh chủ yếu. Khi dùng sổ nhật ký đặc biệt thì chứng từ gốc phải được ghi vào sổ nhật ký đặc biệt sau đó định kỳ hoặc cuối tháng tổng hợp số liệu của sổ nhật ký đặc biệt ghi một lần vào sổ cái.
- Sổ kế toán chi tiết đây là sổ kế toán dùng để ghi chép chi tiết các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh liên quan đến các đối tượng kế toán cần thiết phải theo dõi chi tiết theo yêu cầu quản lý.
Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán
SVTH: Nguyễn Thị Hằng Tiên 38 Bảng cân đối số phát sinh Sổ nhật ký đặc biệt Chứng từ kế toán Sổ quỹ
thẻ kho Sổ chi tiết
Bảng tổng hợp chi tiết Sổ Cái
Báo cáo tài chính Sổ Nhật ký
Ghi chép hằng ngày Ghi chép vào cuối tháng Kiểm tra đối chiếu
Sơ đồ 2.3 Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung
Trình tự ghi sổ và xử lý dữ liệu kế toán trên máy tính tại công ty
Hằng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ , tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán.
Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp và các sổ thẻ kế toán chi tiết liên quan.
Cuối tháng, kế toán thực hiện các thao tác khoá sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy.
2.6.5 Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán
o Báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính được bắt đầu làm từ tháng 01 hàng năm đến 20/3. Thời hạn nộp báo cáo tài chính là ngày 20/3 hàng năm. Năm tài chính bắt đầu 01/01 hàng năm, kết thúc ngày 31/12 hàng năm.
Báo cáo tài chính của doanh nghiệp bao gồm:
- Bảng cân đối kế toán
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Thuyết minh báo cáo tài chính
- Tờ khai tự quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp
- Bảng cân đối phát sinh
- Bảng kê nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước
- Bảng liệt kê tình hình nộp thuế
- Báo cáo thanh quyết toán sử dụng hóa đơn hàng năm.
o Báo cáo quản trị
- Báo cáo về vốn bằng tiền
- Báo cáo về công nợ
- Báo cáo về chi phí và giá thành sản xuất
- Báo cáo doanh thu, chi phí và kết quả của từng bộ phận.
2.6.6 Các chính sách kế toán áp dụng
- Đơn vị tiền tệ là đồng Việt Nam ký hiệu quốc gia là “đ”, ký hiệu quốc tế là “ VND”.
- Niên độ kế toán: bắt đầu vào ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào 31 tháng 12 hằng năm.
- Phương pháp thuế GTGT áp dụng theo phương pháp khấu trừ. - Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho:
+ Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho thì hàng tồn kho được ghi nhận theo giá gốc cộng với các khoản chi phí thu mua, các khoản thuế không được hoàn lại.
+ Phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
- Tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền liên hoàn
Đơn giá Trị giá NVL tồn đầu kỳ + Trị giá NVL phát sinh
SVTH: Nguyễn Thị Hằng Tiên 40 =
bình quân Số lượng NVL tồn đầu kỳ + Số lượng NVL phát sinh
- Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao TSCĐ: TSCĐ hữu hình được đánh giá theo nguyên giá và hao mòn lũy kế. Phương pháp khấu hao áp dụng là khấu hao theo đường thẳng.
- Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang dựa vào số chênh lệch giữa định mức chi phí nguyên vật liệu thực tế xuất dùng với chi phí nguyên vật liệu thực sử dụng theo định mức.
- Phương pháp tính giá thành sản phẩm theo phương pháp trực tiếp.
- Nguyên tắc chuyển đổi ngoại tệ: Các nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ được chuyển đổi theo tỷ giá tại ngày phát sinh nghiệp vụ.
- Phương pháp trả lương theo thời gian. Giờ hành chính theo quy định là 8 tiếng, giờ công tăng ca lương gấp 1.5 lần giờ hành chính.
2.7 Những thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển của công ty
2.7.1 Những thuận lợi
- Có vị trí diện tích tương đối rộng thuận lợi cho việc sản xuất kinh doanh. - Phát huy truyền thống tốt đẹp của công ty là đã có sự nhất quán giữa các phòng ban đồng thời với sự hoạt động tích cực, chủ động, hiệu quả của các tổ chức đoàn thể và cán bộ nhân viên của công ty là nhân tố cơ bản để thực hiện tốt kế hoạch trong năm.
- Có mối quan hệ tốt giữa công ty mình với các doanh nghiệp khác, có hướng phát triển tốt, tiếp cận thông tin, giải quyết tốt, kịp thời tạo niềm tin cho công ty bạn.
- Đội ngũ nhân viên công ty năng động, có tinh thần cầu tiến, có trách nhiệm về kinh nghiệm việc làm, có tinh thần đoàn kết, hỗ trợ nhau trong công tác. Trang thiết bị máy móc hiện đại nên đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.
- Quy trình sản xuất của công ty tương đối hoàn chỉnh từ khâu tiếp nhận đến khâu thành phẩm.
2.7.2 Những khó khăn
- Trong thị trường hiện nay giá cả ngoại tệ, nhiên liệu (xăng, dầu) luôn biến động làm ảnh hưởng giá thành sản phẩm của công ty.
- Công ty mới hoạt động nên thị phần của công ty chưa cao.
- Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay không thể tránh khỏi sự cạnh tranh khắc nghiệt của các đơn vị doanh nghiệp khác.
- Cơ sở vật chất chưa đầy đủ, hoàn chỉnh.
2.7.3 Phương hướng phát triển của công ty
- Nhiệm vụ trước mắt và lâu dài của công ty là nắm bắt cạnh tranh với các công ty khác, đồng thời không ngừng tìm kiếm và ký kết them nhiều hợp đồng nhưng vẫn đảm bảo đúng tiến độ sản xuất theo từng đơn đặt hàng và đảm bảo chất lượng sản phẩm.
- Trong điều kiện cạnh tranh quyết liệt của cơ chế thị trường hiện nay thì con người là một yếu tố quyết định sự thành đạt hay thất bại của công ty. Do đó công ty phải sắp xếp một bộ máy gọn nhẹ mà các thành viên trong bộ máy cần có phẩm chất tốt nhạy bén và năng động để quản lý và điều hành mọi hoạt động của công ty cho nên cần phải quan tâm đến việc bồi dưỡng và nâng cao tay nghề…
CHƯƠNG BA
THỰC TẾ TÌNH HÌNH HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH SXTM LƯU ĐỨC TÀI 3.1 Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất
Với quy trình công nghệ sản xuất mũ bảo hiểm tương đối phức tạp, trải qua nhiều công đoạn khác nhau. Sản xuất theo nhu cầu thị trường và nguyên vật liệu bỏ ra gồm nhiều loại nên khó có thể tính toán chính xác số lượng nguyên vật liệu đã bỏ ra để hoàn thành một sản phẩm.
Xuất phát từ đặc điểm này và trải qua nhiều năm kinh nghiệm công ty đã xác lập ra định mức chi phí nguyên vật liệu trên 1 đơn vị sản phẩm hoàn thành bao gồm cả chi phí hao hụt.
Như vậy, đối tượng hạch toán chi phí sản xuất chính là từng loại sản phẩm. Chi phí nguyên vật liệu bỏ ra cho từng sản phẩm riêng theo định mức, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung thì được tập hợp chung rồi cuối kỳ phân bổ cho từng loại sản phẩm theo tỷ lệ chi phí nguyên vật liệu.
3.2 Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất
3.2.1 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Nội dung và phương pháp hạch toán
Tất cả các nguyên vật liệu chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh nhất định, giá trị của chúng được chuyển hết một lần vào thành phẩm. Trong quá trình tham gia vào sản xuất, dưới tác động của lao động, vật liệu biến đổi hình thái vật chất ban đầu để cấu tạo thành thực thể sản phẩm.
Căn cứ vào vai trò và tác dụng của nguyên vật liệu mà phân thành vật liệu chính vật liệu phụ.
Nguyên vật liệu chính là những nguyên vật liệu trực tiếp cấu thành nên hình thái vật chất của sản phẩm. Nguyên vật liệu chính được theo dõi trên tài khoản 1521.
Các loại nguyên vật liệu chính bao gồm: nhựa, vỏ nón loại 1, vỏ nón loại 2, xốp loại 1, xốp loại 2.
Nguyên vật liệu phụ sử dụng kết hợp với vật liệu chính nhằm góp phần hoàn thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm. Các vật liệu phụ được theo dõi trên tài khoản 1522 bao gồm: vải, nút bóp đồng, decall, da, khóa loại 1, khóa loại 2, quai đeo, sơn thường, sơn bóng, xăng nhật.
Công ty tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền. Công thức tính:
Trị giá NVL Trị giá NVL
Trị giá tồn đầu kỳ nhập trong kỳ Số lượng NVL = x NVL xuất xuất kho Số lượng NVL Số lượng NVL trong kỳ tồn đầu kỳ nhập trong kỳ
Chứng từ sử dụng
+ Phiếu đề nghị xin lãnh vật tư
+ Phiếu xuất kho
+ Phiếu nhập kho
Tài khoản sử dụng
Tài khoản 621- “ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” dùng để tập hợp và phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong kỳ.
Sổ sách sử dụng
+ Sổ cái tài khoản 621
+ Sổ chi tiết tài khoản 621
+ Sổ nhật ký chung.
Lưu đề luân chuyển chứng từ tài khoản 621
Hằng ngày kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho NVL kế toán nhập vào máy vi tính sau đó dữ liệu tự động chuyển vào sổ nhật ký chung, sổ cái 621 và sổ chi tiết 621.
SVTH: Nguyễn Thị Hằng Tiên 44 +
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ luân chuyển chứng từ tài khoản 621
Các nghiệp vụ phát sinh
Công ty xuất nguyên vật liệu chia làm 3 đợt xuất theo định mức nguyên vật liệu đã được thiết lập (phụ lục 1 bảng định mức nguyên vật liệu xuất dùng tháng 1/2011).
Đợt 1 vào ngày 1/1/2011 phân xưởng sản xuất cần NVL và lập phiếu đề nghị xin lãnh vật tư số PVT010111 ngày 1/1/2011 (phụ lục 2 phiếu đề nghị xin lãnh vật tư số PLVT010111) với trị giá nguyên vật liệu là 379.039.924 đ. Kế toán lập phiếu xuất kho vật tư số PX0435 ngày 1/1/2011 với tổng số tiền là 379.039.924 đ (phụ lục 3 phiếu xuất kho số PX0435), kế toán định khoản:
Nợ TK 621 379.039.924 đ Có TK 152 379.039.924 đ
Đợt 2 vào ngày 10/1/2011 phân xưởng sản xuất cần NVL và lập phiếu đề nghị xin lãnh vật tư số PVT020111 ngày 10/1/2011 (phụ lục 4 phiếu đề nghị xin lãnh vật tư số PLVT020111) với trị giá là 379.878.113 đ. Kế toán lập phiếu xuất kho vật tư số PX0436 ngày 10/1/2011 với tổng số tiền là 379.878.113 đ (phụ lục 5 phiếu xuất kho PX0436), kế toán định khoản:
Nợ TK 621 379.878.113 đ Có TK 152 379.878.113 đ
Đợt 3 vào ngày 20/1/2011 phân xưởng sản xuất cần NVL và lập phiếu đề nghị xin lãnh vật tư số PVT030111 ngày 20/1/2011 (phụ lục 6 phiếu đề nghị xin lãnh vật tư số PLVT030111) với trị giá là 347.487.566 đ. Kế toán lập phiếu xuất kho vật tư số
SVTH: Nguyễn Thị Hằng Tiên 45 Phiếu nhập
kho, phiếu xuất kho
Sổ chi tiết chi phí NVL
Sổ nhật ký chung Sổ cái
PX0437 ngày 20/1/2011 với tổng số tiền là 347.487.566 đ (phụ lục 7 phiếu xuất kho số PX0437), kế toán định khoản:
Nợ TK 621 347.487.566 đ Có TK 152 347.487.566 đ
Vào ngày 31/1/2011 kế toán tập hợp chi phí NVL sản xuất trong tháng 1 năm 2011 với số tiền là 1.106.405.603 đ kế toán kết chuyển chi phí NVL TT vào tài khoản 154 kế toán định khoản: (xem phụ lục 8 sổ nhật ký chung, phụ lục 9 sổ cái TK621)
Nợ TK 154 1.106.405.603 đ Có TK 621 1.106.405.603 đ
Phương pháp phân bổ chi phí NVLTT
Phương pháp phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: công ty phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo định mức tiêu hao NVL để sản xuất ra trên một đơn vị sản phẩm (phụ lục 10 bảng định mức nguyên vật liệu tháng 1)
Tỷ lệ của từng loại chi phí nguyên vật liệu được tính bằng công thức lấy tổng chi phí NVL phát sinh theo định mức của SP đó chia cho tổng chi phí nguyên vật liệu phát sinh của toàn công ty.
Ví dụ: Tính tỷ lệ chi phí NVLTT của mũ bảo hiểm Sagalux
= 422.567.249 / 1.106.405.603 = 0,382
= 38,2 %
Vậy tỷ lệ chi phí NVLTT của SP mũ bảo hiểm Sagalux là 38,2%, tương tự cho các SP khác (xem phụ lục 10 bảng định mức nguyên vật liệu tháng 1 năm 2011).
3.2.2 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
Nội dung và phương pháp hạch toán
SVTH: Nguyễn Thị Hằng Tiên 46 Tỷ lệ chi phí NVL Sagalux =
Chi phí NVL của Sagalux phát sinh Tổng chi phí NVL phát sinh
Chi phí nhân công trực tiếp là bộ phận quan trọng cấu thành nên giá thành sản phẩm. Việc tính toán đầy đủ các khoản chi phí nhân công trực tiếp cũng như việc trả lương chính xác có ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý thời gian lao động, quản lý quỹ tiền lương của công ty tiến tới quản lý tốt về chi phí giá thành.
Công ty tính tiền lương cho nhân viên dựa trên thời gian lao động thực tế trong một tháng. Cách tính này được tính bằng cách cố định ngày công chuẩn được quy định trong một tháng.
Thời gian làm việc của công nhân được quy định như sau:
- 26 ngày làm việc trong một tháng
- 06 ngày làm việc trong 1 tuần
- 08 giờ làm việc trong một ngày Công thức tính tiền lương như sau :
Ví dụ: Tính tiền lương thực tế cho Trần Thị Mỹ Linh với ngày công thực tế là 23 ngày, lương căn bản là 3 triệu đồng, ngày công chuẩn trong tháng là 26 ngày, phụ cấp