Kế toán tập hợp chi phí sản xuấ t

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH SX-TM-DV HIỆP SANH (Trang 67)

5. Kết cấu của đề tài

2.2.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuấ t

Vào mỗi cuối kỳ kế toán phải tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh, đồng thời kết chuyển và xác định sản phẩm dỡ dang còn lại cuối kỳ. Sau đó, áp dụng công thức tính giá thành tổng hợp và giá thành đơn vị của sản phẩm hoàn thành.

™ Tài khoản sử dụng:

TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang

™ Các loại sổ sử dụng:

+ Sổ Nhật ký - Sổ cái

+ Sổ chi tiết TK 154 – Chi phí SX, kinh doanh dỡ dang

™ Cách hạch toán của công ty khi tổng hợp chi phí sản xuất:

+ Ngày 31/8/2009, căn cứ vào sổ chi tiết TK 621, kế toán tiến hành kết chuyển chi phí NVLTT, kế toán ghi:

Nợ TK 154: 970,107,934 đồng Có TK 621: 970,107,934 đồng

+ Ngày 31/8/2009, căn cứ vào sổ chi tiết TK 622, kế toán tiến hành kết chuyển chi phí NCTT, kế toán ghi:

Nợ TK 154: 89,745,523 đồng Có TK 622: 89,745,523 đồng

+ Kết chuyển chi phí SXC:

Nợ TK 154: 167,897,679 đồng Có TK 627: 167,897,679 đồng

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Tăng Thị Thanh Thủy

SVTH: Bùi Phương Chi Trang 58

2.2.4. Đánh giá sn phm d dang cui k và tính giá thành sn phm:

2.2.4.1. Đánh giá sản phẩm dỡ dang cuối kỳ:

Chi phí sản xuất dỡ dang là những chi phí phát sinh trong kỳ nhưng đến cuối kỳ còn nằm dưới dạng sản phẩm dỡ dang.

™ Cách xác định chi phí sản xuất dỡ dang cuối kỳ:

Cuối tháng căn cứ vào phiếu nhập kho thành phẩm hoàn thành cuối kỳ và số lượng sản xuất theo định mức trên phiếu xuất kho, kế toán sẽ xác định và so sánh giữa số

lượng thành phẩm hoàn thành nhập kho thực tế với số lượng thành phẩm theo định mức (số lượng SP theo định mức là số lượng SP được xác định trước bởi phòng kinh doanh khi căn cứ vào kết quả sản xuất của kỳ trước hoặc dựa trên cơ sở các

đơn đặt hàng của khách hàng để đưa ra số lượng cần sản xuất trong kỳ tiếp theo). Cuối kỳ sản xuất, sản phẩm hoàn thành nhập kho có thể xảy ra 2 trường hợp sau:

+ Nếu số lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho bằng với số lượng theo định mức thì không có sản phẩm dỡ dang cuối kỳ.

+ Nếu số lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho ít hơn số lượng theo định mức thì kế toán sẽ xác định sản phẩm dỡ dang cuối kỳ. ™ Công thức tính: CPSX dỡ dang đầu kỳ + CP NVLTT phát sinh trong kỳ CPSX tính cho SP dỡ dang cuối kỳ = Số lượng SP hoàn thành + Số lượng SP dỡ dang cuối kỳ x Số lượng SPDD cuối kỳ

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Tăng Thị Thanh Thủy

SVTH: Bùi Phương Chi Trang 59

™ Sản phẩm dỡ dang của thùng carton được xác định như sau:

+ Chi phí sản xuất dỡ dang đầu kỳ : 32,790,548 đồng

+ Toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ : 1,227,760,136 đồng ( Trong đó, Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là : 970,107,934 đồng )

+ Sản phẩm hoàn thành trong kỳ : 195,335 kg

+ Sản phẩm dỡ dang cuối kỳ : 6,260 kg

Chi phí sản xuất dỡ dang cuối kỳđược tính như sau:

Các nghiệp vụ tập hợp chi phí sản xuất được kế toán ghi vào sổ Nhật ký - sổ cái và sổ chi tiết tài khoản 154 theo biểu 2.10 và biểu 2.11.

Biểu 2.10: Trích sổ nhật ký - sổ cái tháng 8/2009. CPSX dỡ dang cuối kỳ 32,790,548 + 970,107,934 195,335 + 6,260 = 31,142,362 đồng x 6,260 =

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Tăng Thị Thanh Thủy

SVTH: Bùi Phương Chi Trang 60

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Tăng Thị Thanh Thủy

SVTH: Bùi Phương Chi Trang 61

™ Sơđồ tập hợp chi phí sản xuất: Sơđồ 2.14: Sơđồ tập hợp chi phí sản xuất trong tháng 8/2009. 621 (152) 970,107,934 970,107,934 622 (334): 76,713,268 (338): 13,041,255 89,754,523 627 (214): 64,144,021 (111):4 1,120,195 (152): 54,109,812 (142): 978,808 (242): 7,544,843 167,897,679   155 1,229,408,322 1,229,408,322 154 SDĐK: 32,790,548 970,107,934 89,754,523 167,897,679 SDCK: 31,142,362

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Tăng Thị Thanh Thủy

SVTH: Bùi Phương Chi Trang 62

2.2.4.2. Tính giá thành sản phẩm:

Để thuận tiện cho việc tính giá thành được chính xác, dễ hiểu, phù hợp với đặc điểm sản phẩm, doanh nghiệp đã lựa chọn phương pháp tính giá thành giản đơn (phương pháp trực tiếp).

Để có được giá thành sản phẩm vào thời điểm báo cáo kế toán cần phải thực hiện các công việc tập hợp chi phí sản xuất, kết chuyển, phân bổ chi phí sản xuất, xác

định trị giá sản phẩm dỡ dang cuối kỳ… Sau đó áp dụng công thức tính giá thành để

có được giá thành tổng hợp và giá thành đơn vị của sản phẩm hoàn thành.

™ Giá thành của thùng carton: Tổng Z SP hoàn thành trong tháng 8 = 32,790,548 + 1,227,760,136 - 31,142,362 = 1,229,408,322 đồng 1,229,408,322 = Giá thành đơn vị sản phẩm 195,335

Giá thành đơn vị sản phẩm thùng carton là 6,294 đồng/kg.

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Tăng Thị Thanh Thủy

SVTH: Bùi Phương Chi Trang 63

Biểu 2.12: Bảng tính giá thành thùng carton tháng 8/2009

Nhìn vào biểu 2.12, ta thấy sản phẩm hoàn thành của công ty được tính theo đơn vị

kilôgam, nhưng trên thực tế sản phẩm của công ty sản xuất ra theo đơn vị thùng. Do

đặc điểm của công ty là sản xuất thùng carton theo đơn đặt hàng của khách hàng với rất nhiều quy cách, mẫu mã khác nhau nên việc tính giá thành cho từng thùng carton là rất khó khăn. Vì thếđể thuận tiện cho việc tính giá thành công ty đã tương

đương 1kg giấy bằng 1m2 giấy và tính đơn giá mỗi thùng carton theo công thức sau:

---

Trong đó: D: chiều dài của thùng (m) R: chiều rộng của thùng (m) C: chiều cao của thùng (m)

[{(D + R) * 0,001 * 2} + 0.12 ] * [{(D + C) * 0.001} + 0,03] *đơn giá 1kg giấy

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Tăng Thị Thanh Thủy

SVTH: Bùi Phương Chi Trang 64

Ví dụ minh họa: Căn cứ vào đơn đặt hàng số VCM NO: P-082128 (Phụ lục I – trang 99), ta tính được đơn giá của từng thùng carton hoàn thành theo mỗi quy cách như sau:

™ Đơn giá 1 thùng carton quy cách 650 x 450 x 310 (mm) là:

[{(650 + 450) * 0.001 * 2} + 0,12] * [{(450 + 310) * 0.001} + 0.03] * 6,294

= 11,536 đồng / 1 thùng

™ Đơn giá 1 thùng carton quy cách 690 x 470 x 325 (mm) là:

[{(690 + 470) * 0.001 * 2} + 0,12] * [{(470 + 325) * 0.001} + 0.03] * 6,294 = 12,670 đồng / 1 thùng

™ Đơn giá 1 thùng carton quy cách 740 x 490 x 350 (mm) là:

[{(740 + 490) * 0.001 * 2} + 0,12] * [{(490 + 350) * 0.001} + 0.03] * 6,294

= 14,128 đồng / 1 thùng

™ Đơn giá 1 thùng carton quy cách 490 x 470 x 350 (mm) là:

[{(490 + 470) * 0.001 * 2} + 0,12] * [{(470 + 350) * 0.001} + 0.03] * 6,294 = 10,914 đồng / 1 thùng

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Tăng Thị Thanh Thủy

SVTH: Bùi Phương Chi Trang 65

CHƯƠNG 3:NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ

3.1. Đánh giá chung về công tác kế toán CPSX và tính giá thành tại công ty:

3.1.1. Nhng ưu đim:

Sau thời gian thực tập được tiếp xúc với công tác kế toán tại công ty TNHH SX-TM & DV Hiệp Sanh, kết hợp với những kiến thức đã học, em có một số nhận xét sau:

Về công tác quản lý và tổ chức bộ máy kế toán của công ty:

− Công tác kế toán tại công ty đã thực hiện theo đúng những Quy định của Nhà nước. Bộ máy kế toán đã phản ánh được các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh, thực hiện đúng nghĩa vụđối với Nhà nước.

− Cơ cấu bộ máy kế toán của công ty được tổ chức gọn nhẹ, phân công công tác hợp lý, đảm bảo tính chính xác trong việc nhận, lập, xử lý, lưu giữ chứng từ - sổ

sách và hoàn thành tốt công tác báo cáo cuối kỳ. Tuy bộ máy cơ cấu gọn nhẹ nhưng các nhân viên đều có chuyên môn nghiệp vụ cao, xử lý tốt các nghiệp vụ phát sinh.

− Công tác tổ chức, ghi chép, lưu trữ chứng từ một cách đầy đủ và hợp lý. Việc lưu trữ hợp lý giúp công ty đối chiếu sổ sách chứng từ một cách chính xác.

− Công tác quản lý của doanh nghiệp cũng tương đối tốt, đặc biệt thể hiện rõ ràng nhất ở phân xưởng sản xuất, trình độ quản lý của nhân viên quản lý phân xưởng

được bố trí phù hợp, đó cũng là điều kiện góp phần làm cho doanh nghiệp phát triển.

Về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành:

− Công tác kế toán chi phí và tính giá thành tại công ty thực hiện tốt từ khâu lập chứng từ ban đầu cho đến việc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Quá trình luân chuyển chứng từ và xử lý thông tin nhanh chóng chính xác, đầy đủ và hợp lý.

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Tăng Thị Thanh Thủy

SVTH: Bùi Phương Chi Trang 66

− Đơn vị thực hiện trả lương theo chếđộ thời gian, với cách tính này chi phí nhân công tính vào giá thành ổn định và công ty có thể dựa vào những đơn hàng của khách hàng để có thể dựđoán trước chi phí nhân công trực tiêp phát sinh trong kỳ. Theo phụ lục J - trang 101; ta thấy chi phí nhân công trực tiếp phát sinh ở các tháng 7, 8, 9 có biến đổi nhưng không đáng kể, được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.2: Bảng so sánh chi phí nhân công giữa các tháng 7,8,9

THÁNG Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 CHI PHÍ NHÂN CÔNG TT 73,748,815 đ 76,713,268 đ 76,578,533 đ

− Công ty đánh giá sản phẩm dỡ dang theo phương pháp nguyên vật liệu chính là phù hợp với điều kiện của công ty vì sản phẩm thùng carton có chi phí NVL chính chiếm 70-80% chi phí phát sinh.

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Tăng Thị Thanh Thủy

SVTH: Bùi Phương Chi Trang 67

Theo bảng tính giá thành nêu ở biểu 3.13, ta thấy chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm đến 79% ( 970,480,226 / 1,228,132,428 = 79%) trong tổng giá thành sản phẩm nên việc công ty đánh giá SPDD theo chi phí NVLTT là hoàn toàn hợp lý.

− Công ty có quy trình sản phẩm ngắn, kỳ tính giá thành là hàng tháng. Điều này giúp doanh nghiệp có nhiều thuận lợi trong việc cạnh tranh trên thị trường, đáp ứng thông tin kịp thời cho việc quản lý.

3.1.2. Nhng tn ti:

Bên cạnh những ưu điểm thì luôn luôn song hành những nhược điểm, và qua quá trình tìm hiểu em nhân thấy công ty còn tồn tại một số vấn đề cần lưu ý như sau:

Trong công tác tổ chức chứng từ kế toán:

− Công ty vẫn chưa tận dụng tối đa các chứng từ kế toán trong công tác theo dõi chi phí nguyên vật liệu cũng như không có kế hoạch theo dõi kiểm kê nguyên vật liệu định kỳ.

− Công ty chưa thể hiện đầy đủ nội dung về chứng từ sử dụng ở một số dòng trong sổ kế toán chi tiết cũng như sổ nhật ký - sổ cái cụ thểở biểu 3.14 và biểu 3.15:

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Tăng Thị Thanh Thủy

SVTH: Bùi Phương Chi Trang 68

Biểu 3.15: Trích sổ chi tiết tài khoản 154

Hai loại sổ kể trên đều không ghi đầy đủ cột số hiệu, ngày tháng ở phần chứng từ đối với nghiệp vụ kết chuyển chi phí. Điều này gây khó khăn cho người sử dụng sổ

kế toán vì không biết được nguồn gốc của số liệu được lấy từđâu.

Trong công tác hạch toán chi phí sản xuất của công ty cũng đang có những tồn tại sau:

− Các vật liệu phụ như mực in, hóa chất là những nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm, là những vật liệu kết hợp với NVL chính giấyđể tạo nên chất lượng của sản phẩm thùng carton lại được tập hợp vào phần vật liệu của chi phí sản xuất chung, cụ

thể là tổng chi phí mực in, hoá chất trong tháng 8/2009 đã tập hợp được là 11.050.000 đồng, kế toán đã ghi:

Nợ TK 6272 11.050.000 đồng

Có TK 1522 11.050.000 đồng

− Trên thực tế các chi phí này là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp không phải là chi phí sản xuất chung nên việc hạch toán vào chi phí 627 là không hợp lý.

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Tăng Thị Thanh Thủy

SVTH: Bùi Phương Chi Trang 69

Trong công tác trả lương cho công nhân và trích kinh phí công đoàn:

− Hiện tại thì doanh nghiệp không trích kinh phí công Đoàn cho công nhân trực tiếp sản xuất, điều này sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của công nhân.Vì, nếu có công tác công Đoàn thì mọi thắc mắc của người lao động sẽ được thông qua người đại diện công Đoàn, như vậy sẽ tiết kiệm thời gian trong việc giải quyết mọi thắc mắc khiếu nại của người lao động.

− Đối với đội ngũ nhân công, nên thường xuyên nâng cao tay nghề cho công nhân, hạn chế những thời gian nhàn rỗi, có chếđộ khen thưởng thích hợp.

3.2. Một số kiến nghị:

™ Trong công tác thanh toán lương và các khoản trích theo lương:

Doanh nghiệp nên trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định là 19% doanh nghiệp đóng thay cho người lao động (gồm: 15% BHXH, 2% BHYT, 2% KPCĐ) và người lao động đóng 6% (gồm: BHXH 5%, BHYT 1%). Để tính giá thành lại

được chính xác, trình tự trích BHXH, BHYT và KPCĐ như sau:

− Trích BHXH, BHYT, KPCĐ vào chi phí:

Nợ TK 622 : 14,575,520 đồng Có TK 3382 : 76,713,268 x 2% = 1,534,265 đồng Có TK 3383 : 76,713,268 x 15% = 11,506,990 đồng Có TK 3384 : 76,713,268 x 2% = 1,534,265 đồng

− Khi tiến hành trích thêm chi phí công Đoàn thì tổng chi phí nhân công trực tiếp sẽ thay đổi và được phản ánh trên sổ chi tiết tài khoản chi phí nhân công trực tiếp theo biểu 3.16 như sau:

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Tăng Thị Thanh Thủy

SVTH: Bùi Phương Chi Trang 70

Biểu 3.16: Sổ chi tiết TK 622 khi trích thêm KPCĐ

− Khi tổng chi phí nhân công trực tiếp thay đổi sẽ dẫn đến thay đổi chi phi sản xuất trong kỳ và việc tính giá thành của thùng carton cũng có thay đổi như biểu 3.17

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Tăng Thị Thanh Thủy

SVTH: Bùi Phương Chi Trang 71

Tổng giá thành SP hoàn thành trong tháng 8 = 32,790,548 + 1,229,294,401 - 31,142,362 = 1,230,942,587 đồng 1,230,942,587 = Giá thành đơn vị sản phẩm 195,335

Giá thành đơn vị sản phẩm thùng carton là 6,302 đồng/kg. Ta có bảng tính giá thành mới như biểu 3.18:

Biểu 3.18: Bảng tính giá thành thùng carton mới tháng 8/2009.

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Tăng Thị Thanh Thủy

SVTH: Bùi Phương Chi Trang 72

Như vậy, nhìn vào biểu 3.18 ta thấy khi trích thêm kinh phí công Đoàn vào thì giá thành có tăng nhưng không bị ảnh hưởng nhiều, trong khi đó quyền lợi công nhân

được nâng cao Æđiều này góp phần thúc đẩy công nhân yên tâm làm việc và gắng bó lâu dài với Công ty.

™ Phương pháp tính giá thành: hiện nay doanh nghiệp đang tính giá thành theo phương pháp giản đơn ( phương pháp trực tiếp) nên giá cả nguyên vật liệu trên thị

trường quyết định rất lớn đến giá thành sản phẩm Æ muốn giảm giá thành thì doanh nghiệp cần phải tiết kiệm tối đa chi phí vật liệu đầu vào và các chi phí phát sinh

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH SX-TM-DV HIỆP SANH (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)