Kiến nghị đối với Ngân Hàng Nhà Nước

Một phần của tài liệu Luận văn: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ HOMEBANKING TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM doc (Trang 69 - 79)

Cùng với sự phát triển như vũbão của công nghệ thông tin, Ngân h àng Nhà Nước cũng cần hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý trong hoạt động ngân hàng nhất là hệ thống văn bản pháp lý liên quan đến việc đổi mới nghiệp vụ cho phù hợp với sự phát triển của công nghệ thông tin giúp cho các sản phẩm, dịch vụ ngân h àng điện tử nhanh chóng tiếp cận, phục vụ khách hàng.

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, và nghị định nhằm quản lí tiến trình kinh doanh trên mạng, là căn cứ để giải quyết tranh chấp giữa ngân hàng với khách hàng khi xảy ra sự cố giao dịch trên dịch vụ ngân hàng điện tử nói chung và dịch vụ ngân hàng điện tử Homebanking nói riêng.

NHNN thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo về ngân h àng điện tử với sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài. Có như vậy mới nâng cao kiến thức, kinh nghiệm, cập nhật thông tin mới từ n ước ngoài, giúp cho các ngân hàng thương m ại hoàn thiện và phát triển dịch vụ này theo hướng khoa học, hiện đại.

Xây dựng chuẩn chung và cơ sở pháp lý cho văn bản điện tử, chữ ký điện tử và chứng nhận điện tử. Để tạo điều kiện cho các chứng từ điện tử đi vào cuộc sống, cần xây dựng hệ thống các tổ chức, c ơ quan quản lí, cung cấp, công chứng chữ ký điện tử và chứng

nhận điện tử. Xây dựng một trung tâm quản lý dữ li ệu trung ương để giúp cho việc xác nhận, chứng thực chứng từ điện tử đ ược nhanh chóng và chính xác.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong thời đại khoa học công nghệ phát triển, việc ứng dụng công nghệ thông tin đ ã tạo ra những thuận lợi v à khó khăn trong lĩnh vực ngân hàng nói chung và dịch vụ ngân hàng điện tử Homebanking nói riêng. Vì vậy chương 3 đã nêu lên được những giải pháp để phát triển dịch vụ ngân h àng điện tử Homebanking tại ngân h àng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam. Những giải pháp n ày được dựa trên nghiên cứu thực tiễn từ thực tế hoạt động dịch vụ ngân h àng điện tử Homebanking tại ngân h àng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam. Những giải pháp trong ch ương 3 góp phần làm cho dịch vụ ngân hàng điện tử Homebanking tiếp cận đối với mọi đối t ượng khách hàng không những là khách hàng tổ chức kinh tế mà còn là khách hàng cá nhân. Có thể nói, dịch vụ ngân hàng điện tử Homebanking sẽ đ ược phát huy tối đa hiệu quả ứng dụng tại BIDV hiện nay nếu như các đề xuất giải pháp trên đây được thực hiện đồng thời.

KẾT LUẬN

Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay, phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử là xu hướng tất yếu, mang tính khách quan trong nền kinh tế hiện đại, trong thời đại hội nhập kinh tế quốc tế. Lợi ích đem lại của dịch vụ ngân hàng điện tử là rất lớn cho khách hàng, ngân hàng và cho nền kinh tế, nhờ tính tiện ích, tiện lợi, nhanh chóng, chính xác và bảo mật.

Là kết quả tất yếu của quá trình phát triển công nghệ thông tin, dịch vụ Homebanking đãđóng một vai trò quan trọng trong dịch vụ ngân h àng điện tử tại ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam. Trên cơ sở vận dụng tổng hợp ph ương pháp nghiên cứu khoa học,từ những lý luận về dịch vụ Homebanking được đề cập ở chương 1, chương 2 c ủa luận văn đã trình bày một cách cụ thể về tình hình thực hiện dịch vụ ngân h àng điện tử Homebanking tại BIDV, đồng thời đã tiến hành khảo sát mức độ quan tâm của khách hàng đối với dịch vụ này, từ đó đã nêu lên được những thuận lợi và khó khăn cũng như những thành tựu và hạn chế của BIDV trong việc triển khai thực hiện dịch vụ Homebanking.

Những phân tích và nhận định ở chương 2 là cơ sở cho những giải pháp thiết thực, khả thi và phù hợp với điều kiện thực tiễn của BIDV hiện nay. Vì vậy, trên cơ sở định hướng phát triển dịch vụ ngân hàng tại BIDV, chương 3 đãđề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần phát triển dịch vụ Homebanking.

Mặc dù rất nỗ lực nhưng do kinh nghiệm bản thân còn hạn chế đối với dịch vụ mới mẻ này và với những yêu cầu có những hiểu biết sâu mang tính kỹ thuật hệ thống nên luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận đ ược sự đóng góp của Qúy Thầy, Cô, các đồng nghiệp và các cơ quan có quan tâm đ ến đề tài này.

hiệu để đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, Tạp chí Ngân hàng, số 20.

2. Đỗ Văn Hữu (2005), Thúc đẩy phát triển Ngân hàng điện tử ở Việt Nam, Tạp chí Tin học Ngân hàng.

3. Luật các Tổ chức tín dụng ( 1997 ).

4. Nguyễn Minh Kiều ( 2007 ), Nghiệp vụNgân hàng hiện đại, NXB Thống Kê. 5. Nguyễn Ngọc Hiến, Đinh Văn Mậu, Đinh Văn Tiến, Nguyễn Xuân Thái (2003),Thương mại điện tử, Học viện hành chính quốc gia, NXB Lao động.

6. NHNN ( 2006 ), Quy định về các nguyên tắc quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng điện tử.

7. Trần Hoàng Ngân-Ngô Minh Hải ( 2004 ), Sự phát triển dịch vụ Ngân hàng

điện tử tại Việt Nam, Tạp chí phát triển kinh tế, số 169.

8. Trần Hoàng Ngân- Ngô Minh Hải ( 2004 ), Thanh toán điện tử trong thương

mại điện tử, Tạp chí ngân hàng, số 3.

9. Trương Đức Bảo ( 2003 ), Ngân hàng điện tử và các phương tiện giao dịch thanh toán điện tử, Tạp chí tin học ngân hàng, số 4, tháng 7.

10. TS Nguyễn Đăng Hậu, Giáo trình kiến thức Thương Mại Điện Tử-Viện đào tạo công nghệ và quản lý quốc tế.

11. Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam ( 2005 ), Tài liệu hướng dẫn sử

dụng dịch vụ ngân hàng điện tử Homebanking.

12. Các tạp chí chuyên ngành:

13. Các trang web:  http://www.centralbank.vn  http://www.sbv.gov.vn  http://www.icb.com.vn  http://www.acb.com.vn  http://www.techcombank.com.vn  http://www.vcb.com.vn.

Thiết bị bảo mật-Ikey

Ikey là thiết bị bảo mật lưu ngoài, lưu chứng chỉ số và mã khóa bí mật của người sử dụng ( Ngân hàng hoặc khách hàng). Mã khóa bí mật dùng để lưu chữ ký điện tử cho lệnh thanh toán, dùng để kiểm tra chữ ký điện tử và mã hóađiện.

Ikey: thiết bị tương tự như 1 USB sử dụng để gửi lệnh ra ngoài ( mã hóa ) hoặc nhận các điện đến ( giải mã ).

Thiết bị bảo mật Ikey

Bộ phận CA:

CA- Certificate Authority là bộ phận tiếp nhận và xử lý các yêu cầu liên quan tới việc cấp phát chứng chỉ số và thiết bị bảo mật – iKey. Bộ phận này thuộc ngân hàng nơi cung cấp dịch vụ Homebanking.

Soạn điện:

Thao tác lập một lệnh thanh toán gửi đến ngân h àng qua chương trình Homebanking, đề nghị ngân hàng trích tài khoản của mình một số tiền thanh toán cho ng ười thụ hưởng.

PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN KHÁCH HÀNG

Để có những minh họa tốt h ơn về tình hình sử dụng dịch vụ Homebanking tại BIDV, đề tài đã khảo sát thực tế tại BIDV về mức độ quan tâm của khách h àng đến dịch vụ Homebanking tại BIDV.

Cách thức tiến hành:

- Lập bảng câu hỏi:

Dịch vụ Homebanking là một trong những dịch vụ còn rất mới. Khách hàng là cá nhân rất ít quan tâm sử dụng dịch vụ này. Dịch vụ này thích hợp cho khách hàng là doanh nghiệp. Do đó, trong quá trình tìm hiểu dịch vụ ngân hàng điện tử Homebanking tại BIDV, bảng câu hỏi được lập cho doanh nghiệp với những thông tin c ơ bản về các loại sản phẩm dịch vụ ngân h àng điện tử mà doanh nghiệp đang sử dụng và đánh giá mức độ quan tâm của khách hàng về dịch vụ ngân hàng điện tử Homebanking.

-Chọn mẫu:

Mẫu điều tra gồm 120 doanh nghiệp . -Thời gian điều tra:

Cuộc điều tra được tiến hành từ giữa tháng 02/2009 và kết thúc vào đầu tháng 03/2009. -Cách thức thực hiện điều tra:

Để có các thông tin phục vụ cho yêu cầu khảo sát, bảng câu hỏi đ ược gởi đến các chi nhánh của Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam trên địa bàn TPHCM, sự hỗ trợ từ Bộ phận dịch vụ khách hàng doanh nghiệp tại các chi nhánh của Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam trên địa bàn TPHCM là cần thiết. Bảng câu hỏi đ ược đưa trực

đạo công ty trả lời.

Kết quả thăm dò ý kiến:

- Số lượng phiếu thăm dò thu về: 96 phiếu ( trên tổng số 120 phiếu phát ra ). - Kết quả:

1-Thời gian giao dịch với BIDV

Tiêu chí Dưới 1 năm Dưới 2 năm Từ 2 đến 4 năm Trên 4 năm

Tỉ lệ (%) 7.2 14.5 53.2 25.1

2. Số lệnh thanh toán qua ngân hàng trung bình một ngày tại BIDV

Tiêu chí < 30 lệnh > =30 lệnh

Tỷ lệ (%) 62 38

3. Thông tin về dịch vụ ngân hàng điện tử khách hàng đang sử dụng tại BIDV Tiêu chí Mobile Banking Internet Banking Homebanking Chưa sử dụng Lượng khách hàng 75 63 10 11 Tỷ lệ 78.1 66 10.4 11.5

4. Quý công ty có thích đ ược giao dịch, thanh toán qua mạng không Tiêu chí Thích được giao dịch,

thanh toán qua mạng

Không thích giao dịch, thanh toán qua mạng

Tỷ lệ ( %) 95 5

5. Biết về dịch vụ Homebanking tại BIDV

Tiêu chí Chưa biết Biết

Tỉ lệ % 55 45

toàn trên mạng số lượng thanh toán ít

Tỉ lệ (%) 76 69 25 20

7. Lý do sử dụng dịch vụ Homebanking tại BIDV ( có thể chọn nhiều câu trả lời )( trả lời đối với các doanh ngiệp đã sử dụng dịch vụ )

Tiêu chí

Chuyển khoản được qua mạng (đáp ứng được nhu cầu thanh

toán nhiều, liên tục )

Giao dịch tiện lợi, nhanh chóng BIDV là ngân hàng có uy tín Lý do khác Tỷ lệ 100 100 100

8. Theo quý công ty, việc đăng ký sử dụng dịch vụ Homebanking tại BIDV là Tiêu chí Dễ dàng, thuận

tiện

Khó khăn Phải chờ đợi lâu

Lý do khác

Homebanking nói riêng , giao dịch trực tuyến, thanh toán trên mạng,... đã bắt đầu trở thành xu thế phát triển tất yếu trên thế giới và cạnh tranh của các ngân h àng thương mại cổ phần ở Việt Nam. Phát triển dịch vụ Homebanking là xu hướng tất yếu, mang tính khách quan, trong thời đại hội nhập kinh tế quốc tế. Phát triển dịch vụ Homebanking là kết quả tất yếu của quá trình phát triển công nghệ thông tin, điện tử và tin học, được ứng dụng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.

Vì vậy, đề tài nghiên cứu của tác giả đã nêu bật được một số điểm có thể góp phần phát triển dịch vụ Homebanking tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam:

- Các yếu tố cần thiết để phát triển dịch vụ ngân h àng điệntử tại Việt Nam. - Trình bày tình hình thực hiện dịch vụ Homebanking tại Ngân h àng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam.

- Những thuận lợi, khó khăn, thành tựu cũng như hạn chế khi phát triển dịch vụ Homebanking tại ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam.

- Khảo sát, phân tích số liệu về mức độ quan tâm của khách h àng đến dịch vụ Homebanking tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam.

- So sánh các tiện ích của dịch vụ Homebanking tại BIDV và một số ngân hàng TMCP hiện đang cung cấp trên địa bàn Tp.HCM.

- Các giải pháp giúpngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam phát triển dịch vụ Homebanking.

Một phần của tài liệu Luận văn: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ HOMEBANKING TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM doc (Trang 69 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)