Tỷ lệ giải quyết bồ

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại phòng bảo hiểm Cầu Giấy, công ty bảo hiểm Hà Nội (Trang 62 - 66)

I. Giới thiệu về công ty bảo hiểm Hà Nội và phòng bảo hiểm Cầu Giấy.

5.Tỷ lệ giải quyết bồ

thường (%) 92,11 94,57 97,65 97,35 97,6

6. Số vụ tồn đọng (vụ) 12 7 4 6 6

7. Tỷ lệ tồn đọng (%) 7,89 5,43 2,35 2,65 2.4

( Nguồn : Phòng bảo hiểm Cầu Giấy ) Qua bảng trên ta thấy nhìn chung công tác bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới từ năm 2003 đến năm 2007 đã được giải quyết tốt, tỷ lệ giải quyết tồn đọng giảm từ 7,89% xuống còn 2.4%. Tỷ lệ giải quyết bồi thường qua các năm là khá cao, số hồ sơ được giải quyết tăng qua các năm, số vụ tồn đọng ở mức cho phép. Cụ thể:

Tình hình giải quyết bồ thường tổn thất của công ty khá tốt, thể hiện qua các con số sau: Năm 2003, số vụ được giải quyết bồi thường là 140 vụ đạt 92,11 % tổng số hồ sơ khiếu nại, số vụ tồn đọng là 12 vụ chiếm 7,89% số vụ khiếu nại. Trong các năm kế tiếp do thực hiện chặt chẽ tiêu chuẩn ISO 2001 về công tác giám định bồi thường cùng với sự điều chỉnh quy trình giám định bồi thường lần thứ hai đã hiệu quả hơn nên tỷ lệ giải quyết bồi thường luôn tăng cao hơn năm trước, đặc biệt năm 2005 có tỷ lệ bồi thường cao nhất đạt 97,65%. Số vụ tồn đọng và tỷ lệ tồn đọng giảm, năm 2005 cũng có tỷ lệ tồn đọng thấp nhất là 2,35%. Đây là con số khá cao thể hiện sự cố gắng của các cán bộ, đại lý phòng bởi năm 2005 do thực hiện tốt công tác bán bảo hiểm và đề phòng hạn chế tổn thất nên số xe tham gia bảo hiểm tại phòng bảo hiểm Cầu Giấy bị tai nạn giảm dẫn đến số vụ giám định bồi thường là thấp nhất trong các năm nhưng lại đạt hiệu quả tới 97,65%. Năm 2006 có số xe tham gia bảo hiểm tăng, số xe bị tai nạn cũng tăng lên đã làm cho công tác giám định bồi thường gặp nhiều khó khăn như: số lượng vụ giám định nhiều trong khi nhân viên giám định bị hạn chế; không được bổ xung kịp thời đồng thơi tình tiết vụ án ngày càng trở lên phức tạp; các hình thức gian lận ngày càng tinh vi hơn. Tỷ lệ giải quyết bồi thường trong năm 2006 chỉ đạt 97,35%, số hồ sơ tồn đọng là 6 ứng với tỷ lệ tồn đọng là 2,65%. Sang năm 2007, số hồ sơ còn tồn đọng vẫn không giảm là 6 hồ sơ song tỷ lệ giải quyết bồi thường cao hơn năm 2006 là 97,6% và tỷ lệ tồn đọng hồ sơ là 2,4%.

Qua phân tích ta thấy văn phòng bảo hiểm Cầu Giấy đã thực hiện khá tốt công tác giám định và bồi thường tổn thất với các vụ tổn thất thuộc thẩm quyền của mình. Điều này đã giúp cho phòng tạo được niềm tin trong khách hàng và giữ được chữ tín trong kinh doanh.

Đề phòng và hạn chế tổn thất liên quan đến cả trách nhiệm và quyền lợi của doanh nghiệp bảo hiểm. Nếu làm tốt công tác này, số vụ tổn thất sẽ giẳm đi và mức độ tổn thất trong mỗi vụ cũng giảm từ đó doanh nghiệp bảo hiểm sẽ tiết kiệm được STBH và chi trả. Công tác đề phòng và hạn chế tổn thất không chỉ có ý nghĩa kinh tế mà còn có ý nghĩa xã hội rất lớn. Bên cạnh việc góp phần tạo ra sự an toàn trong xã hội và cho các chủ xe khi tham gia giao thông thì công tác này còn làm lợi cho các công ty bảo hiểm khi mà việc bồi thường giảm xuống do giảm các vụ tai nạn phải bồi thường. Không những thế công tác đề phòng và hạn chế tổn thất còn ảnh hưởng rất lớn đến công tác khai thác. Nó thúc đẩy, khích thích mọi người tham gia bảo hiểm.

Với tư cách là văn phòng đại diện khu vực của công ty bảo hiểm Hà Nội, phòng bảo hiểm Cầu Giấy không có điều kiện để tiến hành các biện pháp đề phòng và hạn chế tổn thất mà công việc này sẽ do công ty đảm nhiệm. Tuy nhiên theo sự chỉ đạo của công ty, phòng đã của cán bộ của mình tới các cơ quan đơn vị để đề xuất các biên pháp đề phòng hạn chế tổn thất đối với các xe có tham gia bảo hiểm đồng thời trích một khoản tiền cho công việc này thông qua việc cung cấp cho các chủ xe bình cứu hỏa đặc biệt là các chủ xe tham gia bảo hiểm với số lượng lớn hoặc tham gia liên tục trong thời gian dài. Khoản chi này được hoạch toán với tỷ lệ là 0.5% so với tổng doanh thu phí của nghiệp vụ.

Nhận thức được rõ được tâm quan trọng của công tác đề phòng và hạn chế tổn thất. hàng năm Bảo Việt Hà Nội đều trích một khoản tiền nhất định để góp phần xây dựng, nâng cấp các đoạn đường nguy hiểm dễ xảy ra tai nạn, các biển báo giao thông, thiết kế gương cầu tại những điểm cua gấp, phối hợp với công an kiểm tra sự an toàn của xe khi vượt đèo, dốc…góp phần hạn chế việc xảy ra tai nạn của các chủ xe. Ngoài ra công ty còn tổ chức tuyên truyền, quảng cáo kêu gọi người dân nâng cao ý thức chấp hành luật lệ an toàn giao

thông nhằm góp phần giảm bớt số vụ tai nạn giao thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, mở các lớp tập huấn cho các lái xe ở các đơn vị vận tải lớn.

Những việc làm trên đã góp phần không nhỏ vào việc nâng cao uy tín của công ty đối với khách hàng, làm tăng tính xã hội và nhân văn của ngành bảo hiểm nói chung.

4. Kết quả và hiệu quả kinh doanh của nghiệp vụ.

Kết quả kinh doanh của nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại phòng bảo hiểm Cầu Giấy.

Kết quả kinh doanh của một nghiệp vụ bảo hiểm, một loại hình bảo hiểm và của cả doanh nghiệp bảo hiểm được thể hiện ở hai chỉ tiêu chính đó là doanh thu và lợi nhuận.

Doanh thu của nghiệp vụ phản ánh toàn bộ kết quả kinh doanh của nghiệp vụ trong một thời kỳ nhất định ( thường là 1 năm), nó là cơ sở để tính các chỉ tiêu khác có liên quan.

Do phòng bảo hiểm Cầu Giấy không được hoạch toán độc lập mà phụ thuộc vào công ty bảo hiểm Cầu Giấy nên doanh thu nghiệp vụ của phòng chính là doanh thu phí bảo hiểm chứ không có các khoản thu khác.

Lợi nhuận của nghiệp vụ được tính trên cơ sở doanh thu và chi phí của nghiệp vụ:

Lợi nhuận nghiệp vụ trước thuế = Tổng doanh thu – Tổng chi phí Lợi nhuận nghiệ vụ sau thuế = Lợi nhuận nghiệp vụ trước thuế - thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp.

Trong đó:

Tổng chi phí nghiệp vụ bao gồm : chi bồi thường, chi hoa hồng, chi quản lý và chi đề phòng hạn chế tổn thất.

Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm là thước đo sự phát triển của bản thân doanh nghiệp và phản ánh trình độ sử dụng chi phí trong việc tạo ra những kết quả kinh doanh nhất định, nhằm đạt được các mục tiêu đề ra.

Hiệu quả kinh doanh của nghiệp vụ bảo hiểm được xác định bằng tỷ lệ so sánh giữa kết quả với chi phí của nghiệp vụ. Để đánh giá hiệu quả kinh doanh của nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới, có hai tiêu thức sau:

Hd = D/C (1) Hln = L/C (2)

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại phòng bảo hiểm Cầu Giấy, công ty bảo hiểm Hà Nội (Trang 62 - 66)