2. Những khó khăn, tồn tại và nguyên nhân
2.2. Nguyên nhân các hạn chế
Có nhiều nguyên nhân cả chủ quan và khách quan dẫn đến những hạn chế và tồn tại trong hoạt động đầu tư của công ty trong thời gian qua. Nhưng trong các nguyên nhân đó thì tình trạng thiếu vốn là một trong những nguyên nhân chính. Do thiếu vốn nên công ty không thể thực hiện đầu tư đáp ứng hết những nhu cầu đặt ra cho sản xuất kinh doanh. Trong giai đoạn 2002- 2006, công ty đã thực hiện một số dự án lớn đòi hỏi lượng vốn đầu tư nhiều. Do nguồn lực hạn chế nên công ty chỉ thực hiện đầu tư cho một số hạng mục, công việc quan trọng và hiệu quả nhất trong những hạng mục,
công việc có nhu cầu đầu tư. Máy móc thiết bị công nghệ trong giai đoạn hiện nay là yếu tố quan trọng nhất để công ty phát triển sản xuất, tăng sản lượng và chất lượng sản phẩm, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng lợi nhuận và đem lại hiệu quả cao cho công ty. Do vậy, công ty đã phải tập trung vốn cho đầu tư máy móc thiết bị công nghệ và hạn chế trong các nội dung đầu tư khác.
Ngoài ra, một nguyên nhân không kém phần quan trọng của những tồn tại trong hoạt động đầu tư của công ty thời gian qua đó là sự thiếu sót trong nhận thức kinh doanh và đầu tư của ban lãnh đạo cũng như cán bộ công nhân viên trong công ty. Đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động là quan trọng để nâng cao năng suất cũng như chất lượng lao động nhưng ý thức kỷ luật của cán bộ công nhân viên trong công việc cũng không kém quan trọng. Nhưng do cán bộ quản lý chưa nhận thức đúng mức vấn đề này, chưa thực hiện tốt việc tuyên truyền giáo dục và thực hiện nghiêm kỷ luật lao động nên tình trạng thiếu kỷ luật trong nhân viên vẫn còn xảy ra, làm
giảm hiệu quả lao động. Vấn đề thương hiệu và nhãn hiệu sản phẩm hiện nay cũng đang được nhiều doanh nghiệp quan tâm và chú trọng đầu tư nhưng tại công ty vẫn chưa được chú ý. Nguyên nhân là ban lãnh đạo còn chưa ý thức sâu sắc về tầm quan trọng của thương hiệu và việc đăng ký thương hiệu.
Cuối cùng, là một số các nguyên nhân sau cũng ảnh hưởng không nhỏ tới nhựng hạn chế torong hoạt động đầu tư của công ty:
Những vật tư chính như sắt thép, xăng dầu liên tục thay đổi ảnh hưởng rất lớn đến giá thành sản phẩm và giá thành công trình.
Lĩnh vực cơ khí với máy móc thiết bị cũ, năng suất, chất lượng thấp, chưa đủ sức cạnh tranh với nhiều đơn vị cùng ngành nghê. Do vậy các xí nghiệp cơ khí thiếu việc làm,nhất là các đơn vị mới sáp nhập hiệu quả thấp và không hiệu quả dẫn đến hiệu quả hoạt động sản suất kinh doanh chưa cao, . Dự án cơ khí xuất khẩu với giá trị đầu tư lớn, thiết bị hiện đại nhưng chưa phát huy hiệu quả
Địa bàn hoạt động của các công trường xa nhau và xa Công ty nên ít có điều kiện hỗ trợ lẫn nhau trong lúc khó khăn.
Hoạt động ở lĩnh vực xây dựng cần rất nhiều vốn, nhưng nguồn vốn chủ sở hữu không đáp ứng đủ, phải vay ngân hàng; do đó, có thời điểm các công trường thiếu vốn, nợ lương công nhân đã làm ảnh hưởng đến tư tưởng, tinh thần làm việc của người lao động và ảnh hưởng đến tiến độ thi công trên công trường.
Việc lập kế hoạch và xác định kế hoạch còn mang tính hình thức, ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng công trình.
Trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật phục vụ cho các dự án xây dựng còn lạc hậu, thiếu tính đồng bộ, ảnh hưởng đến chất lượng công trình.
Tuy Công ty đã thực hiện chế độ hạch toán độc lập nhưng Công ty vẫn là một công ty con của Tổng công ty cho nên nhiều quyết định còn phải phụ thuộc vào Tổng công ty. Nhiều khi cơ chế này gây cản trở cho việc ra quyết định, dẫn đến chậm trễ về thời gian, bỏ lỡ cơ hội.
CHƯƠNG II. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN CƠ ĐIỆN VÀ XÂY DỰNG.
I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY TRONG GIAI ĐOẠN 1999- 2010.
1. Định hướng sản xuất kinh doanh của công ty đến năm 2010.
Công ty xác định để sản xuất kinh doanh ngày một phát triển , thì phải tạo được nhiều công ăn việc làm.ngày càng nhiều . Có như vạy mới tạo ra được doanh thu và tích lũy. Nếu năng lực sản xuất không có thì không thể trúng thầu được các công trình lớn , công trình trọng điểm có giá trị sản lượng cao.Muốn vậy không có con đường nào khác ngoài việc đầu tư năng lực sản suất trong doanh nghiệp.
- Xác định đúng phương hướng kinh doanh, cụ thể:
Muốn đầu tư đúng hướng, công ty phải tìm hiểu nhu cầu của thị trường. Theo định hướng phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước phấn đấu đên năm 2020 nước ta trở thành một nước công nghiệp. Trong những năm
tới Nhà nước sẽ tập trung vào đầu tư cơ sở hạ tầng, cùng với sự phát triển kinh tế, nhu cầu năng lượng năng lượng phục vụ cho các ngành kinh tế quốc dân và đời sống ngày càng lớn. Như vậy trong những năm tới công ty cần có sự đầu tư xây dựng các công trình các công trình cung cấp năng lượng, đặc biệt xây dựng các nhà máy thủy điện .( Bởi vì nhu cầu sử dụng điện từ năm 2005 đến năm 2015 là rất lơn)
* Công ty đã xây dựng kế hoạch phát triển dài hạn(2005- 2010): Định hướng phát triển của Công ty về chương trình phát triển cơ khí đến năm
2010 là bám sát nhu cầu thị trường, thực hiện phát triển đa ngành, mạnh dạn nghiên cứu, tìm kiếm sáng tạo ra nhiều sản phẩm mới. Dự kiến giai đoạn 2005- 2007 doanh thu hàng năm tăng bình quân ít nhất 20% / năm, từ 2007- 2010 tăng 10- 15%.
* Đầu tư giai đoạn 2005- 2010 tập trung vào các hướng sau: - Đầu tư thiết bị nâng cao năng lực phục vụ sản xuất.
- Xây dụng xưởng cơ khí nặng phục vụ chế tạo phụ tùng cho các nhà máy đường, cơ khí thủy công.
- Đầu tư phát triển ngành nhựa phục vụ nông nghiệp như bình bơm thuốc trừ sâu, hàng phục vụ cho chăn nuôi gia cầm, nhựa dân dụng.
Cụ thể:
* Trước hết, duy trì và phát triển các mặt hàng cơ khí phù hợp với năng lực máy móc thiết bị, công nhân và thị trường hiện có.
+ sản xuất sản phẩm truyền thống: Bình bơm thuóc trừ sâu, phụ tùng máy nông nghiệp, sản phẩm nhựa,…
+ Sản xuất máy tẽ ngô, dây chuyền chế biến cà phê,…
+ Gia công chế tạo, sửa chữa các thiết bị, nhà xưởng trong các nhà máy đường, nhà máy sản xuất công gnhiệp
* Đầu tư các máy móc thiết bị cần thiết như nâng cao năng lực thiết bị sản xuất đá , cát để có khả năng tham gia thi công công trình thủy lợi; thi công công trình thủy điện PLEIKRÔNG và Cửa Đạt, Sê San 4, Thủy điện
Bình Điền.là những công trình Tổng Công ty đã thắng thầu giao lại, Ngoài ra công ty còn phải thực hiện có hiệu quả các công trình mà công ty trực tiếp ký hợp đồng là:Công trình thủy điện sông Tranh 2, Công trình thủy điện Đồng Nai 3, Công trình thủy điện Hương Điền… và các công trình thủy điện khác.
* Tiếp tục triển khai nghiên cứu và chế tạo đầu phá thủy lực, sản xuất đầu phá thủy lực để cung cấp cho thị trường.
* Phát triển thị trường để chế tạo các sản phẩm cơ khí theo yêu cầu của từng khách hàng: Băng tải hàng không, nhà xưởng kết cấu thép….
* Phát triển kinh doanh thương mại và các hoạt động kinh doanh khác: tập trung vào việc cung ứng các loại vật tư, phụ tùng, thiết bị sản xuất cơ khí, thi công các công trình thủy điện, thủy lợi …Doanh thu phấn đấu đạt 196 tỷ đồng.