Tổ chức sắp xếp lại bộ máy quản lý

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác trả lương, trả thưởng cho CBCNV và người lao động ở Công ty Cổ phần Tư vấn - Đầu tư xây dựng Ba Đình. (Trang 45 - 47)

- Đầu tư xây dựng Ba Đình

3.1 Tổ chức sắp xếp lại bộ máy quản lý

Tiền lương trả theo thời gian chỉ thực hiện đúng chức năng của nó và quán triệt nguyên tắc phân phối theo lao động khi việc phân công đánh giá khối lượng và chất lượng công việc mà người lao động hoàn thành được thực hiện tốt.

Nếu giải pháp này được thực hiện thì Công ty có thể khắc phục được những mặt còn hạn chế trong việc sắp xếp bộ máy của Công ty hiện nay.

năng làm việc cũng như thời gian làm việc của người lao động, Công ty cần phải tổ chức sắp xếp lại bộ máy quản lý của mình theo những hướng sau:

- Phân công công việc cho từng người phù hợp với trình độ chuyên môn nghiệp vụ mà họ được đào tạo. Nếu trước đây chưa đào tạo thì cần thiết phải mở các lớp ngắn hạn hoặc gửi người đi học bổ sung kiến thức chuyên môn cho người lao động.

- Đối với những công việc đòi hỏi nhiều người cùng thực hiện mà hiện nay số người đảm nhiệm ít thì cần phải cử người ở bộ phận khác sang để cho đi đào tạo cùng đảm nhiệm công việc đó hoặc phải tiến hành tuyển dụng lao động mới để đáp ứng yêu cầu công việc.

- Đối với những công việc có nhiều người đảm nhiệm Công ty nên thuyên chuyển bớt một số người sang bộ phận khác hoặc đưa xuống các tổ đội để làm việc. Đồng thời những cán bộ không tích cực làm việc, năng lực kém cần được thay thế bởi những cán bộ có khả năng hơn để đảm nhiệm các công việc được giao một các tốt nhất.

Tuy nhiên, để biết được bộ phận nào thiếu người, bộ phận nào thừa người cũng như biết được người nào được phân công công việc không phù hợp với trình độ chuyên môn thì Công ty cần phải tiến hành phân tích công việc. Muốn vậy, Công ty bắt buộc phải xây dựng các văn bản sau:

- Bản mô tả công việc: là một văn bản viết giải thích về những nhiệm vụ, trách nhiệm, điều kiện làm việc và tất cả các khía cạnh có liên quan đến công việc. - Bản xác định yêu cầu của công việc: là một văn bản liệt kê về các đòi hỏi của

công việc với người thực hiện, nó bao gồm các kiến thức, hiểu biết, kỹ năng, phẩm chất, yêu cầu khác...

- Bản tiêu chuẩn thực hiện công việc: là một văn bản thực hiện thống nhất các chỉ tiêu, tiêu chí để phản ánh các yêu cầu của việc hoàn thành các nhiệm vụ được quy định trong bảng mô tả công việc cả về số lượng và chất lượng.

Thông qua phân tích công việc Công ty sẽ tiến hành đánh giá được xem công việc sẽ tiến hành hoặc đang tiến hành có thừa hay thiếu công nhân hay không, hay họ có được phân công phù hợp với trình độ chuyên môn của mình hay không bằng cách so sánh trình độ tay nghề thực tế của các công nhân với các yêu cầu của công việc cũng như các tiêu chuẩn thực hiện công việc. Và từ bản mô tả công việc Công ty sẽ xác định được tiến độ

phải hoàn thành công trình, từ đó xác định số lượng công nhân thích hợp. Ngoài ra, Công ty có thể dựa vào các thông tin phản hồi từ dưới các Tổ, đội đưa lên.

Tiến hành giao việc, phân công công việc cụ thể cho từng người. Cần phải đưa ra yêu cầu về thời gian hoàn thành, chất lượng công việc... Hàng tháng có kiểm tra đánh giá công việc của từng người lao động cũng như sự cố gắng vươn lên trong công việc để làm cơ sở trong việc bình bầu và trả lương cho người lao động.

Để giải pháp này được thực hiện thì trong bản môt tả chức năng nhiệm vụ của các phòng ban, cũng như trong bản mô tả vị trí công việc cá nhân, lãnh đạo Công ty cần ghi rõ ràng, chính xác, dễ hiểu chức năng, nhiêm vụ của từng phòng ban. Đối với những chức năng riêng biệt thì các phòng phải tự chịu trách nhiệm và không phòng nào được phép can thiệp. Còn đối với các chức năng, nhiệm vụ mà nhiều phòng ban có liên quan thì Công ty phải chia ra từng công việc nhỏ và giao cho các phòng ban. Tương tự, đối với các cá nhân cũng vậy, nhưng đối với các trưởng phòng thì Giám đốc mới có quyền giao phó. Còn đối với các nhân viên của các phòng thì trưởng phòng giao phó.

Bên cạnh những hình thức thưởng thì Công ty phải có những hình thức xử phạ thật nghiêm khắc đối với những phòng ban, cá nhân không hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, hay vượt quá giới hạn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn mà mình đang đảm nhận.

Công ty phải tổ chức riêng một ban thanh tra chuyên trách việc kiểm tra, kiểm soát, đánh giá quá trình làm việc, mức độ hoạt động của các phòng ban, cũng như các cá nhân. Ban thanh tra này tách biệc hẳn với các phòng ban và chỉ chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và Ban giám đốc Công ty.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác trả lương, trả thưởng cho CBCNV và người lao động ở Công ty Cổ phần Tư vấn - Đầu tư xây dựng Ba Đình. (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w