Quy trình tính lương và tập hợp chi phí nhân công trực tiếp.

Một phần của tài liệu Công tác tổ chức kế toán lao động tiền lương và các khoản tính theo lương (Trang 38 - 41)

Cuối mỗi ngày, căn cứ vào phiếu xác nhận sản phẩm của các tổ sản xuất gửi lên, nhân viên kinh tế của phân xưởng ghi làm 2 liên xác nhận, 1 liên lưu tại phân xưởng, 1 liên cuối tháng gửi lên phòng tổ chức -lao động để làm thủ tục tính lương. Phòng tổ chức- Lao động căn cứ vào phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành với đơn giá tiền lương khoán cho từng sản phẩm tính lương và lập bảng thanh toán lương theo công thức.

Lsp = S x Đz S: là khối lượng sản phẩm

Đz: là đơn giá lương của từng sản phẩm

Và phòng tổ chức-Lao động lập Bảng tổng hợp sản xuất cho bộ phận hưởng lương theo sản phẩm như sau:

Bảng 7

BẢNG TỔNG HỢP SẢN XUẤT

(Xưởng chế biến thực phẩm ) T12/2001.

Tên danh mục ĐVT Số lượng Đơn giá khoán Thành tiền Ghi chú

Tôm bao bột Há cảo Bánh đa kg kg kg 163,5 462,0 2.150,6 2.000 1.200 2.700 327.000 554.400 5.806.620 Tổng cộng 2.676,1 6.688.020

Căn cứ vào bảng chấm công hàng ngày do các bộ phận phòng ban gửi sang, phòng Tổ chức-lao động tính lương cho bộ phận hưởng lương thời gian theo

Công thức:

Lcb

Ltg = x Tlv

26 ngày

Ltg: là lương thời gian Lcb: là lương cơ bản

Tlv: số ngày làm việc thực tế

Theo chế độ về chế chính sách tiền lương của Nhà nước, phòng Tổ chức -lao động tính lương cơ bản cho từng công nhân .

Lcb = Lt x Cb

Lt: là lương cơ bản tối thiểu Cb: là hệ số cấp bậc

Sau khi tính lương cho bộ phận hưởng lương theo thời gian và theo sản phẩm, phòng Tổ chức - lao động lên bảng thanh toán lương cho từng công nhân, rồi chuyển bảng thanh toán lương sang phòng Kế toán .Kế toán tiền lương có trách nhiệm hoàn tất bảng thanh toán lương bằng cách tính toán cụ thể số luương thực tế và số còn thực lĩnh của từng công nhân là bao nhiêu :

Lg = Lt( Lsp) + phụ cấp Lg: là lương thực tế

Lt (Lsp): là lương thời gian hoặc lương sản phẩm

Kế toán tiền lương căn cứ vào mức độ trách nhiệm của từng người rồi tính khoản phụ cấp trách nhiệm

Phụ cấp trách nhiệm = Lt x Hệ số phụ cấp trách nhiệm

Ngoài ra kế toán tiền lương còn căn cứ vào các giấy tờ xác minh mức độ, tính chất công việc để tính các khoản phụ cấp độc hại, phụ cấp xăng xe...

Trên cơ sở tính được thu nhập của công nhân trong tháng, kế toán tiền lương tính các khoản khấu trừ theo chế độ quy định. Đối với BHXH là 5%, BHYT là 1% tính trên lương cơ bản, và các khoản khấu trừ khác như tiền điện, nước, tiền đã tạm ứng...

Sau khi tính đủ các khoản khấu trừ vào thu nhập của công nhân, kế toán tiền lương lập cột lương thực lĩnh

Ll = Lg - Các khoản khấu trừ

Trên cơ sở bảng thanh toán lương của từng công nhân trong chi nhánh ,Kế toán tiền lương Tổng hợp thanh toán lương toàn chi nhánh, qua bảng 8).

Kế toán tiền lương căn cứ vào bảng tổng hợp thanh toán lương, lập bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương. Các khoản trích được tính như sau : Kinh phí công đoàn = 2%xLương thực tế .

Bảo hiểm xã hội = 15%xLương cơ bản . Bảo hiểm y tế = 2% x Lương cơ bản .

Cuối tháng,sau khi các tổ lĩnh lương phải ký nhận vào bảng chi lương sản phẩm, bộ phận hưởng lương theo thời gian phòng Tổ chức- lao động chia lương theo số ngày công làm thực tế. Còn bộ phận hưởng lương sản phẩm, sau khi tổ trưởng lĩnh lương về tiến hành chia lương trong tổ theo sản phẩm

tập thể. Căn cứ vào hệ số lương cấp bậc và thời gian làm việc thực tế của từng người để tính chia lương sản phẩm tập thể cho từng người, công thức :

Lt

Li = x TiHi

ΣTiHi Trong đó:

Li : Là tiền lương sản phẩm của lao động i Ti : Thời gian làm việc thực tế của lao động i Hi : Hệ số cấp bậc của lao động i

Lt : Tổng tiền lương của sản phẩm tập thể.

Số liệu trên bảng phân bổ tiền lương được ghi vào Bảng kê số 4 - Bảng tập hợp chi phí sản xuất, rồi ghi NKCT số 7 và sổ cái TK622.

2.2.3.3. Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung .

Một phần của tài liệu Công tác tổ chức kế toán lao động tiền lương và các khoản tính theo lương (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w