Khái quát về hoạt động thị trường trái phiếu việt nam

Một phần của tài liệu : Thực trạng các hoạt động trên thị trường trái phiếu của công ty chứng khoán Thăng Long (Trang 45 - 54)

Thị trường trái phiếu ra đời như là một tất yếu khách quan nhằm tạo động lực cho phát triển kinh tế. Có thể nói, việc phát hành trái phiếu ở Việt Nam có từ khá lâu, từ khi hình thành nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1945 với việc phát hành Công trái kháng chiến. Tuy nhiên, thị trường mới thực sự hình thành từ sau cải cách kinh tế từ những năm 90 của thế kỷ XX. Sang đầu thế kỷ XXI, kinh tế Việt Nam đã có bước phát triển nhanh chóng, nhiều năm liên tục đạt tốc độ tăng trưởng GDP trên 8%/năm. Thị trường trái phiếu phát triển là một đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế, và đến lượt nó, sự phát triển kinh tế lại là điều kiện quan trọng cho phát triển thị trường trái phiếu.

Bảng 2.6 Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1993-2006 và dự báo 2007-2008

(Nguồn: Tổng hợp từ Bộ Kế hoạch và đầu tư và ADB)

Có thể chia thị trường trái phiếu Việt Nam thành hai loại: Thị trường trái phiếu Chính Phủ và Thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Những phân tích sau khái quát về hai thị trường đó.

−Kết quả niêm yết trái phiếu thời kỳ 2000 – 2004

Bảng 2.8 Kết quả niêm yết trái phiếu thời kỳ 2000 – 2004

Năm Trái phiếu Chính phủ Trái phiếu công ty Tổng cộng 2000 Số lượng 3 2 5 Khối lượng 11.000.000 1.577.050 12.577.050 Giá trị (1000đ) 1.100.000.000 157.705.000 1.257.705.000 2001 Số lượng 13 13 Khối lượng 16.316.330 16.316.330 Giá trị (1000đ) 1.631.633.000 1.631.633.000 2002 Số lượng 23 23 Khối lượng 13.820.000 13.820.000 Giá trị (1000đ) 1.382.000.000 1.382.000.000 2003 Số lượng 61 61 Khối lượng 75.530.000 75.530.000 Giá trị (1000đ) 7.553.000.000 7.553.000.000 2004 Số lượng 104 104 Khối lượng 118.817.000 118.817.000 Giá trị (1000đ) 11.881.700.00 0 11.881.700.000 Luỹ kế đến hết 2004 Số lượng 204 2 206 Khối lượng 235.483.330 1.577.050 237.060.380 Giá trị (1000đ) 23.548.333.000 157.705.000 23.706.038.000

(Nguồn: Phòng treasury Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội)

Nhận xét:

với 99,3% tổng giá trị niêm yết. Trong các loại trái phiếu, chỉ có trái phiếu kho bạc kỳ hạn 5 năm được niêm yết; trong các loại trái phiếu đầu tư, chỉ có trái phiếu Quỹ hỗ trợ phát triển là được niêm yết. Chưa có trái phiếu công trình nào được niêm yết. Đến 2004, trong các trái phiếu công ty mới chỉ có trái phiếu của NHĐT&PTVN là được niêm yết với tổng giá trị niêm yết là 157,7 tỷ đồng, chiếm 0,66% giá trị niêm yết. Như vậy, trái phiếu danh nghiệp chưa thực sự đảm bảo được tính thanh khoản vốn có của nó.

Trái phiếu doanh nghiệp chủ yếu được phát hành bởi các tổ chức kinh tế sau:

Phát hành trái phiếu để tăng vốn, đáp ứng điều kiện về vốn, phục vụ cho chiến lược cổ phần hoá của các tổ chức tài chính, tín dụng như Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng Nông nghiệp.

Phát hành trái phiếu cho nhu cầu đầu tư mở rộng sản xuất của các tổ chức kinh tế: Công ty Tài chính Dầu khí, Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thủy, Tổng công ty Cao su Việt Nam, Tổng công ty Điện lực Việt Nam EVN, Tập đoàn Công nghiệp Tàu thuỷ Vinashin, Tcty Lắp máy Việt Nam Lilama, Tcty Sông Đà, Cty Công nghiệp Tàu thuỷ Nam Triệu…

Hiện tại, có khoảng 367 loại trái phiếu trên thị trường, nhưng dư nợ trái phiếu chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong GDP, số liệu đến tháng 9/2006 là 11%, so với mức bình quân là 30% của các nước Châu Á. GDP của Việt Nam năm 2006 là 63 tỷ USD, tổng khối lượng trái phiếu trên thị trường do đó bằng khoảng 110.880 tỷ đồng.

Số liệu dư nợ trái phiếu/GDP ở một số quốc gia Châu Á: Trung Quốc là 21%; Thái Lan 33%; Malaysia 62%.

(Nguồn Business Monitor International)

−Quy mô giao dịch trái phiếu qua các năm

Bảng 2.8 Quy mô giao dịch trái phiếu qua các năm

Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Khối lượng giao dịch (TP) 21.790 693.730 1.292.710 25.081.840 171.679.232 232.110.825 383.542.000 Giá trị giao dịch (tr.đ) 2.143 70.702 121.561 2.496.299 17.883.282 23.837.589 37.857.234

(Nguồn: Trung tâm giao dịch chứng khoán Tp.HCM)

Quy mô giao dịch thị trường tăng mạnh qua các năm trong đó giao dịch kỳ hạn (repo) trái phiếu chiếm tỷ trọng lớn. Loại giao dịch này (repo) phát triển mạnh trong những năm gần đây và là một công cụ hữu hiệu để các tổ chức tài chính nhanh chóng huy động vốn ngắn hạn và cân đối, điều hòa nguồn vốn.

Thị trường thứ cấp của trái phiếu niêm yết đang tiếp tục diễn ra rất sôi động. Trong năm 2006 khối lượng trái phiếu giao dịch khoảng 383,542 triệu trái

phiếu và có giá trị giao dịch là trên 37,8 nghìn tỷ đồng. Giá trị giao dịch kỳ hạn năm 2006 tăng gấp 1,6 lần so với năm 2005, gấp 2,1 lần năm 2004.

Các tổ chức ngân hàng và tín dụng phi ngân hàng, các công ty bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ vẫn tiếp tục tham gia tích cực vào thị trường này tạo tính thanh khoản tốt cho TPCP và TPĐT.

Xu hướng phát triển của thị trường trái phiếu Việt Nam

Thị trường trái phiếu Việt Nam đã có sự khởi sắc trong một vài năm gần đây ở cả khu vực chính phủ và doanh nghiệp. Tuy nhiên, với những hạn chế khách quan của trái phiếu doanh nghiệp về quy mô hoạt động, hệ thống kế toán - kiểm toán, định mức tín nhiệm, trái phiếu doanh nghiệp chưa có nhiều cơ hội phát triển.

Trong vài năm sắp tới, thị trường trái phiếu sẽ thực sự bùng nổ, bởi vì các lý do sau đây:

Các hệ thống ngân hnàgn trong nước là hệ thống cung ứng vốn chủ đạo cho nền kinh tế (cung ứng 40% lượng vốn), trong khi đó thực lực tài chính của các ngân hàng không cao, hoạt động chủ yếu là huy động vốn ngắn hạn để cho vay dài hạn.

Khung pháp lý cho việc phát hành và giao dịch trái phiếu đã được hoàn thiện:

Luật chứng khoán 2007

Nghị định số 52/2006/NĐ-CP về việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp Quyết định 02/2005 của NHNN về việc phát hành GTCG của các tổ chức tín dụng

Thông tư 17/TT-BTC năm 2007 của Bộ tài chính hướng dẫn chào bán chứng khoán ra công chúng.

Có thể nói thị trường trái phiếu Việt Nam đang ở giai đoạn khởi động. Mặc dù, trong 2 năm trở lại đây thị trường, đã có nhiều dấu hiệu khả quan, nhưng mức vốn hoá thị trường TP hiện nay chỉ chiếm 8% GDP, một tỉ lệ khá thấp so với thị trường TP của các nước trong khu vực (bình quân khoảng 50-70%, trừ Nhật Bản trên 100%).

Mặt khác, hàng hoá giao dịch trên thị trường trái phiếu chủ yếu là Trái phiếu Chính phủ nên chưa tạo được sức hấp dẫn cho nhà đầu tư. Trái phiếu chính phủ mặc dù có nhiều ưu điểm nhưng hiện tại chưa phải là một kênh huy động vốn được nhiều doanh nghiệp Việt Nam lựa chọn.

Hiện nay, trong khi thị trường cổ phiếu có nhiều phát triển vượt bậc thì thị trường TP đang bước những bước chậm chạp. Trong nhiều đợt đấu giá trái phiếu chính phủ gần đây, mặc dù khối lượng đăng ký đấu thầu tương đối cao, bình quân gấp 3 lần khối lượng gọi thầu, nhưng tỉ lệ thành công lại có xu hướng giảm dần. Cụ thể, quý I/2007 tỉ lệ thành công đạt 99%; quý II/2007 giảm xuống 82,46% và đến cuối quý III/2007 giảm còn 58,39%. Nguyên nhân chủ yếu do việc đưa ra mức lãi suất trần thấp, chỉ 7,05 - 7,8%/năm (có đợt chỉ là 6,5%/năm) đối với trái phiếu kỳ hạn 5 năm; 7,95% - 8,6%/năm đối với trái phiếu kỳ hạn 10 năm; 8 - 8,8%/năm đối với trái phiếu kỳ hạn 15 năm, trong khi kỳ vọng về lãi suất của nhà đầu tư ngày một cao, xuất phát từ việc tăng dự trữ bắt buộc từ 5% lên 10%.

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp cho đến nay vẻn vẹn chưa tới 20 doanh nghiệp phát hành Trái phiếu doanh nghiệp. Sau hơn 1 năm thực hiện Nghị định 52, thị trường trái phiếu quanh đi quẩn lại cũng chỉ có vài gương mặt cũ, như: Vinashin, TCty Thép VN, TCty Sông Đà, Tập đoàn Điện lực (ngoài Vinaconex huy động 1.000 tỉ đồng, tập đoàn Công nghiêp Than- Khoáng sản Việt nam 1500 tỷ đồng...) phần lớn chỉ tập trung ở thị trường sơ cấp. Tại thị trường thứ cấp khối lượng giao dịch trái phiếu rất "nhỏ giọt". Một phần vì tâm lý nhà đầu tư

thích nắm giữ trái phiếu chờ đến ngày đáo hạn để hưởng lãi. Một phần vì chi phí giao dịch trái phiếu ở Việt Nam còn cao.

Theo quy định, việc giao dịch trái phiếu chính phủ phải thông qua các công ti chứng khoán - là tổ chức trung gian thu phí cả người mua lẫn người bán. Để hoàn tất một giao dịch trái phiếu 100 tỉ đồng thì nhà đầu tư phải mất khoảng 100 triệu đồng tiền phí. Trong khi đó, thông thường những giao dịch mua bán trái phiếu chính phủ là những giao dịch lớn, có giá trị ít nhất từ 100-300 tỉ đồng. Chính điều này đã làm cho thị trường trái phiếu chính phủ của Việt Nam không thu hút được nhiều nhà đầu tư giao dịch, nhất là các ngân hàng nước ngoài.

Không chỉ ở Việt Nam mà ở các thị trường mới nổi khác, thị trường trái phiếu luôn đi sau thị trường cổ phiếu một bước. Theo quy luật, khi tất cả những điều kiện chủ quan và khách quan hội tụ đủ thì thị trường trái phiếu sẽ trở thành thị trường có sức hấp dẫn rất lớn đối với nhà đầu tư.

Năm 1994 chính phủ ban hành nghị định 120 chỉ cho phép những doanh nghiệp đáp ứng được điều kiện khắt khe theo nghị định này mới được phát hành trái phiếu, điều này làm cho khu vực doanh nghiệp gặp khó khăn không nhỏ trong phương thức huy động vốn bằng trái phiếu. Đồng thời nhà đầu tư cũng không có nhiều lựa chọn cho giỏ hàng của mình. Nhưng nghị định 52 ban hành năm 2006 đã đánh dấu bước chuyển lạc quan cho thị trường trái phiếu.

Nghị định 52 được đánh giá đã tạo ra được những điểm tích cực như:

- Khuyến khích các doanh nghiệp trực tiếp tham gia huy động vốn trên thị trường để phục vụ mục tiêu đầu tư phát triển của doanh nghiệp, kể cả mục tiêu tăng quy mô vốn tự có (theo quy định các doanh nghiệp chỉ được phép phát hành lượng trái phiếu tối đa gấp 4 lần vốn tự có). Điều kiện để phát hành trái phiếu được nới lỏng đáng kể.

- Xác lập các nguyên tắc cơ bản trong quan hệ mua bán trái phiếu nhằm gắn trách nhiệm huy động vốn của các doanh nghiệp với mục tiêu sử dụng và

nghĩa vụ hoàn trả (nợ gốc và lãi); bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các nhà đầu tư.

- Tăng tính đa dạng của công cụ đầu tư, tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của thị trường vốn trong nước, đồng thời giảm bớt gánh nặng cho vay vốn trung và dài hạn của hệ thống ngân hàng, góp phần hạn chế các rủi ro tiềm tàng của hệ thống tài chính.

Gần đây, sau quyết định 03 và nghị định 03 nhằm hạ nhiệt thị trường chứng khoán cuối năm 2007, một số động thái của chính phủ như hợp tác với Deutsche Borse-Đức, phát hành trái phiếu chính phủ sang thị trường quốc tế (Mỹ, Eu). Đánh giá khả quan của các tổ chức tín dụng về trái phiếu Việt Nam chiến lược phát triển thị trường chứng khoán nói chung và thị trường trái phiếu nói riêng thành kênh huy động vốn hiệu quả song song với kênh huy động tử ngân hàng đã thể hiện quyết tâm phát triển thị trường trái phiếu và tầm quan trọng của nó trong chiến lược kinh tế của nhà nước

2.3

Thực trang hoạt động của công ty chứng khoán thăng long trên thị trường trái phiếu

Một phần của tài liệu : Thực trạng các hoạt động trên thị trường trái phiếu của công ty chứng khoán Thăng Long (Trang 45 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w