Một số công ty bảo hiểm tiêu biểu trên thị trường bảo

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng khai thác bảo hiểm cháy nổ tại Công ty Cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (PJICO). (Trang 54 - 59)

thọ.

Cùng với việc gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới (WTO), thị trường bảo hiểm trong nước bắt đầu mở cửa, hàng loạt các công ty bảo hiểm nước ngoài đã và đang xin giấy phép được hoạt động ở Việt Nam, cùng với các công ty bảo hiểm trong nước góp phần làm cho thị trường bảo hiểm Việt Nam ngày càng sôi động. Mỗi một công ty, một tổ chức có một thế mạnh khác nhau khi khai thác thị trường bảo hiểm Việt Nam và có ảnh hưởng nhất định tới việc khai thác các sản phẩm bảo hiểm nói chung và bảo hiểm cháy nổ

Vũ Thị Hường Bảo hiểm 46A

nói riêng của PJICO. Tuy nhiên, để có thể đánh giá được tiềm năng của PJICO trong việc đẩy mạnh khai thác bảo hiểm cháy nổ, cần xem xét một số doanh nghiệp tiêu biểu đang dẫn đầu trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam về doanh thu phí bảo hiểm, gồm: Bảo Việt, PVI, Bảo Minh.

a. Bảo Việt.

Thành lập ngày 15/1/1965, đến nay Bảo Việt đã trở thành tập đoàn Tài chính – Bảo hiểm hàng đầu Việt Nam. Không chỉ ở mạng lưới rộng khắp 64 tỉnh thành, thu hút một lực lượng đông đảo cán bộ, công nhân viên lên tới trên 5.000 người, với khoảng 40.000 đại lý trải đều trên khắp các tỉnh thành. Trong số đó, có nhiều cán bộ kỳ cựu, am hiểu thị trường bảo hiểm Việt Nam và nhiều cán bộ trẻ được đào tạo chuyên ngành chính qui, có trình độ chuyên môn cao, tạo ra một lực lượng đan xen, đồng bộ.

Bảo Việt còn được biết đến là thương hiệu uy tín với khả năng tài chính mạnh (vốn điều lệ hiện lên tới 6.800 tỷ đồng), sự thông hiểu thị trường trong nước. Bảo Việt là doanh nghiệp duy nhất tại Việt Nam kinh doanh cả hai loại hình bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ. Bảo Việt đã được công nhận là một trong số 25 doanh nghiệp lớn nhất của Việt Nam, là doanh nghiệp bảo hiểm lâu đời, được tin cậy đối với đông đảo các tầng lớp dân cư, cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp.

Ngày 31/5/2007, Bảo Việt chính thức trở thành công ty cổ phần tập đoàn tài chính kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực.

Trong suốt quá trình hình thành và phát triển của mình, Bảo Việt đã vinh dự được Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương độc lập hạng ba, Chính phủ xếp hạng doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt và nhiều danh hiệu, giải thưởng do các tổ chức uy tín trong và ngoài nước trao tặng. Ngoài ra, Bảo Việt được tổ chức BVQI (vương quốc Anh) cấp chứng chỉ quản lý

Vũ Thị Hường Bảo hiểm 46A

chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2000 từ tháng 8/2001. Bảo Việt đã thiết lập quan hệ với nhiều công ty Tái bảo hiểm và môi giới Tái bảo hiểm hàng đầu trên thế giới như: Munich Re, Swiss Re, CCR, Hannover Re, AON, … Mối quan hệ hợp tác quốc tế rộng lớn của Bảo Việt vừa giúp tập đoàn tăng cường khả năng hợp tác, vừa giúp phân tích rủi ro và tăng cường khả năng thanh toán.

Năm 2007, Bảo Việt vẫn là công ty dẫn đầu trên thị trường về doanh thu phí, với doanh thu thu phí bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 2.580 tỷ đồng, tăng 16% so với năm 2006. Doanh thu phí bảo hiểm tài sản, kỹ thuật đạt 462 tỷ đồng. Trong đó, bảo hiểm cháy và mọi rủi ro đạt 231 tỷ đồng. Tỷ lệ bồi thường bảo hiểm cháy, tài sản ước tính chỉ 30%.

b. Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Dầu khí Việt Nam (PVI).

Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm dầu khí Việt Nam (PVI), thành viên tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, được thành lập ngày 31/01/1996. Với tiềm lực tài chính chưa cao, nhân lực mỏng và chưa có nhiều kinh nghiệm trong thời gian đầu sau khi thành lập. Tuy nhiên, sau hơn 10 năm hoạt động, PVI đã từng bước khẳng định vị trí của mình trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam. Hiện nay, PVI đã vươn lên vị trí thứ 2 về thị phần thị trường bảo hiểm phi nhân thọ và tiếp tục giữ vị trí đứng đầu trong lĩnh vực bảo hiểm công nghiệp.

Khả năng tài chính của PVI ngày càng được nâng lên (đến cuối năm 2007, PVI đã tăng vốn điều lệ lên 1.000 tỷ đồng và sẽ tăng lên 2.000 tỷ đồng vào năm 2010). PVI đang dần mở rộng và nâng cao vai trò của mình trong tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực bảo hiểm năng lượng, bảo hiểm hàng hải và xây dựng, lắp đặt.

Vũ Thị Hường Bảo hiểm 46A

Cùng với việc từng bước vươn dần ra thị trường nước ngoài và tăng cường nhận Tái bảo hiểm từ Triều Tiên, Trung Quốc… PVI đã thành lập được các chi nhánh khu vực và phát triển mạng lưới chuyên nghiệp trên khắp các tỉnh thành trong cả nước. Tính đến ngày 31/12/2006, số nhân viên của công ty là 411 người, với 12 chi nhánh trên toàn quốc. Tuy hệ thống còn yếu và chưa trải rộng nhưng đội ngũ nhân viên của PVI thường xuyên được đào tạo, tập huấn nhằm nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ. Việc xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001:2000 từ năm 2002 đến nay đã giúp kiểm soát chặt chẽ quy trình cấp đơn bảo hiểm và kiểm soát nội bộ, đảm bảo chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng.

Tháng 9/2006, Bộ công nghiệp và Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam đã có quyết định cổ phần hóa PVI với mục tiêu tăng cường năng lực cạnh tranh và xây dựng PVI trở thành một tổng công ty cổ phần mạnh trong định chế Bảo hiểm – Tài chính của tập đoàn. Ngày 12/4/2007 là ngày Tổng công ty cổ phần bảo hiểm dầu khí Việt Nam chính thức ra mắt.

Trong suốt quá trình hoạt động của mình, PVI đã nhận được hàng loạt các phần thưởng cao quý do Nhà nước trao tặng như: Nhận cờ thi đua “đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua” (2002), giải thưởng “Sao vàng đất Việt” (2004), phần thưởng cho thương hiệu mạnh được người tiêu dùng bình chọn và Huân chương lao động hạng ba của Chủ tịch nước (2004).

Năm 2007, là một năm thành công của PVI với doanh thu phí bảo hiểm ước đạt 1.735 tỷ đồng, tăng 49% so với năm 2006, vươn lên vị trí thứ 2 sau Bảo Việt trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ. Doanh thu phí bảo hiểm tài sản, kỹ thuật đạt 1.112 tỷ đồng trong đó bảo hiểm cháy, nổ và mọi rủi ro đạt 289 tỷ đồng.

c. Bảo Minh

Vũ Thị Hường Bảo hiểm 46A

Thành lập ngày 28/11/1994, ban đầu là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước trực thuộc Bộ tài chính, nên ngay từ đầu, Bảo Minh đã gây được sự chú ý và tin cậy của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp.

Từ sau khi cổ phần hóa (10/2004), Bảo Minh đã chú trọng đầu tư và phát triển ứng dụng công nghệ thông tin, coi công nghệ thông tin là đòn bẩy trong việc tổ chức quản lý, điều hành doanh nghiệp, cũng như đối với việc chăm sóc và phục vụ khách hàng. Bảo Minh đã xây dựng được hệ thống hỗ trợ quản lý đại lý (SAMS), thiết lập hệ thống máy chủ và kết nối diện rộng (WAN) cho tất cả các công ty thành viên, triển khai thực hiện các dự án phần mềm quản lý nghiệp vụ. Bảo Minh cũng là Nhà bảo hiểm đầu tiên của Việt Nam đã xây dựng thành công hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000

Tuy vốn điều lệ hiện nay không bằng PVI (chỉ có 755 tỷ đồng) nhưng với hơn 1.800 nhân viên làm việc tại hơn 8.000 đại lý và 59 chi nhánh đặt tại các tỉnh, thành phố trên toàn quốc, Bảo Minh là công ty có mạng lưới hoạt động và nhân sự đứng thứ 2 chỉ sau Bảo Việt.

Bảo Minh luôn chú trọng vào khâu đào tạo cán bộ, bồi dưỡng năng lực quản lý, kiến thức chuyên môn cho cán bộ nhân viên. Tổng công ty đã thành lập một trung tâm đào tạo, hoạt động như một đơn vị độc lập hoạch toán trực thuộc để chủ động phục vụ công tác đào tạo cán bộ.

Bảo Minh có quan hệ hợp tác với hầu hết các công ty bảo hiểm và Tái bảo hiểm có uy tín trên thế giới, các công ty môi giới bảo hiểm, các công ty giám định quốc tế và là đại lý giám định và xét bồi thường tại Việt Nam của nhiều công ty bảo hiểm nước ngoài.

Vũ Thị Hường Bảo hiểm 46A

Ngày 28/11/2006, cổ phiếu Bảo Minh chính thức niêm yết tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội, đánh dấu một bước phát triển mới của công ty.

Năm 2007, Bảo Minh đã ký kết nhiều thỏa thuận hợp tác kinh doanh như: Tập đoàn bảo hiểm chuyên biệt (CHUBB), Ngân hàng thương mại cổ phần Sacombank… Thông qua hợp tác chiến lược này, Bảo Minh sẽ đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ, tăng cường và cải thiện năng lực khai thác, quản lý

khiếu nại, bồi thường, nâng cao mức trách nhiệm giữ lại của doanh nghiệp và (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tận dụng sự hỗ trợ kỹ thuật của nhà đầu tư chiến lược nước ngoài để phát triển sản phẩm mới, đón nhận nhu cầu và triển vọng phát triển của thị trường bảo hiểm Việt Nam.

Mặc dù có những khó khăn trong năm 2007, tổng doanh thu phí bảo hiểm của Bảo Minh vẫn đạt 1708 tỷ đồng, tăng 23,2% so với năm 2006, là công ty đứng vị trí thứ 3 trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ. Doanh thu phí bảo hiểm tài sản, kỹ thuật năm 2007 đạt 420 tỷ đồng, trong đó bảo hiểm cháy nổ và mọi rủi ro đạt 185 tỷ đồng.

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng khai thác bảo hiểm cháy nổ tại Công ty Cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (PJICO). (Trang 54 - 59)