Theo nguồn điều tra cá nhân từ 50 cơng ty dệt may tại TPHCM, doanh nghiệp chuyên sản xuất và xuất khẩu hàng may mặc là 31, chiếm 62%, doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu hàng dệt là 8, chiếm 16%, doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu cả hai loại là 11, chiếm 22%. Với số lượng doanh nghiệp may lớn hơn nhiều so với số lượng doanh nghiệp dệt như vậy thì sản lượng vải sản xuất ra sẽ khơng đủ đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho ngành may hiện nay.
Xét trên cả nước, Việt nam cĩ 24.000 ha diện tích trồng bơng nhưng hàng năm mới chỉ sản xuất ra được 8.000 tấn bơng sơ, đáp ứng khoảng 5% nhu cầu trong nước. Ngồi ra, 70% nhu cầu sợi tổng hợp, 40% nhu cầu sợi xơ ngắn, 40% nhu cầu vải dệt kim và 60% nhu cầu vải dệt thoi vẫn phải nhập khẩu từ nước ngồi. Các mặt hàng này chủ yếu được nhập khẩu từ Trung Quốc, Đài Loan và các nước ASEAN.
Bảng 2.9: Kim ngạch nhập khẩu NPL hàng dệt may của các doanh nghiệp TPHCM
Đvt: triệu USD
NPL dệt may TPHCM 2004 2005 2006 2007 2008 6T/2009
KNNK (triệu USD) 298,6 299,3 324,0 660,9 775,4 338,7
tốc độ tăng (%) -2,7% 1,5% 8,3% 14,6% 18,7% -9,5%
Nguồn: Báo cáo tổng kết tình hình sản xuất ngành cơng nghiệp TPHCM- cục thống kê TPHCM
Kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu hàng dệt may của thành phố tăng qua các năm, đặc biệt tăng mạnh trong năm 2008 (18,7%), nhưng sáu tháng đầu năm 2009 giảm 9,5%. Trong số các thị trường cung cấp sợi cho Việt Nam và TPHCM, Đài Loan là nhà cung cấp lớn nhất 312 triệu usd năm 2007, tiếp đĩ là đến Thái Lan 98 triệu usd, Trung Quốc 100 triệu usd, Hàn Quốc 73 triệu usd (xem phụ lục 5). Trong số các thị trường cung cấp bơng cho Việt Nam và TPHCM, Mỹ là nhà cung cấp lớn nhất 81 triệu usd năm 2007, tiếp đĩ là đến Aán Độ 40 triệu usd, Đài Loan 18,8 triệu usd, Thụy Sỹ 18 triệu usd (xem phụ lục 6)
Theo kết quả điều tra từ 50 doanh nghiệp dệt may tại TPHCM, lượng nguyên phụ liệu nhập khẩu cũng tới hơn 70%, nguyên phụ liệu sản xuất trong nước chiếm 30% nhưng trong đĩ cĩ tới 15% là mua của các cơng ty 100% vốn đầu tư nước ngồi (như mua của Pangrim: 30 triệu mét/năm, Houlon: 70 triệu mét/năm, Choongnam 20 triệu mét/năm). Cũng theo các chuyên gia, xu hướng đầu tư tập trung vào khâu kéo sợi và dệt, trong khi cơng đoạn in, nhuộm, hồn tất lại khơng được đầu tư tương xứng, tỷ lệ vải đạt chất lượng chỉ đạt 70-80%, thấp hơn nhiều so với mức 95-98% của các xưởng nhuộm của Trung Quốc và Hồng Kơng. Giá hàng dệt và nguyên phụ liệu của Việt Nam tăng cao hơn so với hàng nhập Trung Quốc, Pakistan, Indonexia cũng là một trong những nguyên nhân làm giảm năng lực cạnh tranh của sản phẩm may.
Bên cạnh đĩ, ngành dệt may cũng đã thực hiện một số dự án về cung cấp nguyên phụ liệu như đã khánh thành trung tâm kinh doanh nguyên phụ liệu dệt may vào tháng 11/2003, khởi cơng xây dựng Trung tâm giao dịch thương mại siêu thị ngành vải sợi, dệt may vào tháng 3/2007 tại Quận 5, TPHCM, dự kiến đến năm 2010 sẽ đưa vào hoạt động. Nhanh nhất là Trung tâm kinh doanh nguyên phụ liệu dệt may Sanding Tam của cơng ty CP May Sài gịn 2, đã chính thức đi vào hoạt động cuối năm 2007. Sự ra đời của các trung tâm cung ứng nguyên phụ liệu sẽ
phần nào đáp ứng nhu cầu của nhiều nhà sản xuất hàng may mặc, tạo sự chủ động về nguyên liệu cho doanh nghiệp và dần thay thế nguyên phụ liệu nhậpï khẩu bằng nguyên phụ liệu trong nước, giảm được chi phí đầu vào, tạo điều kiện cho sản phẩm may của TPHCM cĩ khả năng cạnh tranh cao.
Nhìn chung, ngành may TPHCM đã cĩ những nỗ lực trong việc giải quyết vấn đề nguyên phụ liệu đầu vào. Song thực tế, thời gian và tiến độ thực hiện vẫn cịn chậm, và giường như ngành may mặc Việt Nam và TPHCM vẫn gần như hồn tồn phụ thuộc vào nước ngồi. Đây là vấn đề cần được chính quyền thành phố, doanh nghiệp quan tâm hơn nữa và giải quyết cấp bách để chủ động được nguyên phụ liệu trong sản xuất. Nếu khơng, năng lực cạnh tranh của ngành sẽ ngày một giảm sút.