3.3.Những vấn đề nghiên cứu tiếp theo

Một phần của tài liệu Luận văn: Phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam pot (Trang 103 - 121)

cơ bản của đồng Việt Nam cũng đang dần được ngân hàng Nhà nước lần lượt điều chỉnh giảm theo sự sụt giảm của tỷ lệ lạm phát, đồng thời, do kinh tế Mỹ bị suy yếu nên đồng đôla Mỹ (USD) đang bị định giá thấp hơn so với các loại ngoại tệ mạnh khác, từ đó dẫn đến lãi suất đi vay đồng USD cũng thấp hơn so với các ngoại tệ

mạnh khác. Đây là dấu hiệu tốt cho nền kinh tế nói chung và là cơ hội tốt cho việc phát hành các loại trái phiếu nói chung và trái phiếu bằng ngoại tệ nói riêng tại thị

trường trong và ngoài nước. Tại thị trường trong nước, do lãi suất tiền gửi tại các ngân hàng và tổ chức tài chính liên tục bị điều chỉnh giảm do lãi suất cơ bản bịđiều chỉnh giảm, trong khi đó lãi suất trái phiếu hầu như được cố định trong suốt thời gian đáo hạn, đặc biệt là TPCP, đồng thời một lượng lớn đồng USD đang được dư

thừa tại các ngân hàng và tổ chức tài chính nên lãi suất đi vay đồng USD cũng sẽ

thấp và cạnh tranh hơn so với các loại ngoại tệ mạnh khác trong cùng thời kỳ. Tại thị trường quốc tế, do đồng USD đang bị suy yếu nên lãi suất đi vay loại ngoại tệ

này trên thị trường quốc tế cũng được đánh giá là thấp và là triển vọng tốt cho các nhà đi vay.

Vì khi phát hành trái phiếu bằng ngoại tệ tức là nhà phát hành đi vay nợ bằng ngoại tệ với lãi suất thấp như hiện nay, trong khi đó sau một thời gian, khi trả lãi và vốn gốc nhà phát hành vẫn phải trả bằng ngoại tệ như lúc đi vay, nhưng lúc này có thể nền kinh tế Mỹ đã hồi phục làm cho đồng USD mạnh lên và điều này đồng nghĩa với việc các nhà phát hành trong nước phải dùng nhiều đồng nội tệ hơn để trả

nợ nếu chính sách tỷ giá của chính phủ vào thời điểm trả nợ không thuận lợi và gây bất lợi cho việc thanh toán nợ của các nhà phát hành. Do vậy, khi phát hành trái phiếu bằng ngoại tệ tại thị trường trong nước và quốc tế, các nhà phát hành đặc biệt là Chính phủ cần tính toán và cân nhắc sựảnh hưởng của các nhân tốđến việc chi trả lãi và vốn gốc khi trái phiếu đến hạn thanh toán, đặc biệt là Chính phủ cần xây dựng và công bố rộng rãi chính sách tỷ giá trong dài hạn nhưng phải phù hợp với tình hình điều kiện kinh tế của đất nước nhằm tạo điều kiện cho các nhà phát hành có đủ thông tin và mạnh dạn xây dựng phương án phát hành trong dài hạn.

Bên cạnh đó, theo chính sách ngoại hối hiện nay của Chính phủ (pháp lệnh ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11 ngày 13/12/2005) thì các nhà phát hành trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp chưa thể phát hành trái phiếu bằng đồng ngoại tệ nhằm huy động vốn trong nước. Do đó, theo tác giả thì Chính phủ cần nhanh chóng xây dựng, hoàn thiện và ban hành các văn bản pháp lý, đặc biệt là các chính sách quản lý ngoại hối đối với việc huy động vốn bằng ngoại tệ thông qua việc phát hành trái phiếu trong nước.

Thêm vào đó, Chính phủ cần xem xét và linh hoạt hơn trong công tác tính toán và vận dụng chính sách lãi suất trần trong các cuộc đấu giá của TPCP và trái phiếu do Chính phủ bảo lãnh. Lãi suất trần đưa ra nhằm đem lại hiệu quả của việc sử dụng vốn vay do khống chếđược chi phí đi vay một cách chủđộng, là công cụ để quản lý của Nhà nước đối với các hoạt động của thị trường vốn. Tuy nhiên, công cụ này phải dựa trên sự hợp lý của công thức tính toán và sự phù hợp với tình hình kinh tế của đất nước, thể hiện quan điểm của Chính phủ trong nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc khuyến khích và phát triển thị trường chứng khoán nói chung và thị trường trái phiếu nói riêng. Do đó, tác giả đề nghị Chính phủ và các cơ quan quản lý Nhà nước cần linh hoạt hơn trong việc xem xét và quy định mức lãi suất trần cho các phiên đấu giá.

k)Kiến nghịđối với chính sách tiền tệ

Như chúng ta cũng đã biết, đối với trái phiếu thì ngoài các yếu tố quyết định sự thành công trong việc phát triển thị trường trái phiếu như cơ sở hạ tầng cho việc phát hành và giao dịch, thói quen và khẩu vị của nhà đầu tư, các chính sách ưu đãi về thuế hay từng bước phát triển các tổ chức xếp hạng tín nhiệm… thì yếu tố lãi suất thị trường chính là mắt xích quan trọng trong chiến lược này, trong khi đó chính sách tiền tệ của Chính phủ sẽ là yếu tố quyết định đến sự vận hành của lãi suất. Vì vậy, theo tác giả có một số giải pháp đối với chính sách tiền tệ của Chính phủ như sau:

Thứ nhất, Chính phủ cần xây dựng chính sách tiền tệ theo các chiến lược dài hạn trong việc phát triển kinh tế, trong đó Chính phủ cần hướng chính sách tiền tệ

theo mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước sao cho trong dài hạn nền kinh tế đạt được các kết quả khả quan, góp phần tăng trưởng kinh tế ổn định, nâng cao thu nhập và mức sống cho người dân…

Thứ hai, Chính phủ cần xây dựng các chiến lược nhằm ổn định giá trị đồng nội tệ, góp phần bình ổn lạm phát trong dài hạn. Từ đó, góp phần tạo nên sự thành công trong việc thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô của đất nước. Bên cạnh đó, sau khi xây dựng và thông qua các chiến lược về chính sách tiền tệđối với nền kinh tế

trong dài hạn thì Chính phủ cần công bố các chỉ tiêu và chính sách này nhằm minh bạch các đường lối và chính sách đối với các thành phần kinh tế cũng như các nhà

đầu tư có liên quan. Từđó, tạo tâm lý tin tưởng vào chính sách của Chính phủ và sự

an tâm cho nhà đầu tư khi họ thực hiện việc tính toán và cân nhắc cho danh mục

đầu tư của mình.

3.2.2.Các giải pháp phát triển thị trường TPCQĐP

Thứ nhất, chính quyền địa phương khi xây dựng và thực hiện phương án phát hành TPCQĐP cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền và vận động rộng rãi cho các thành phần kinh tế trong và ngoài địa phương tham gia đầu tư mua trái phiếu. Công tác tuyên truyền ở đây không dừng lại ở mức độ tuyên truyền bằng các băng rôn, biểu ngữ mà có thể đầu tư thêm kinh phí quảng bá rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng trong và ngoài địa phương như các báo, đài hay internet nhằm thu hút đông đảo các lực lượng tham gia.

Thứ hai, trước khi chính quyền địa phương công bố các phương án huy động và sử dụng vốn bằng việc phát hành TPCQĐP thì trước hết cần công bố rộng rãi tình hình thu chi ngân sách địa phương qua các năm (có thể là 5 năm kể từ năm phát hành) và kế hoạch cân đối ngân sách trong dài hạn (có thể là 5 năm, 10 năm hay 20 năm) tùy theo kỳ hạn của trái phiếu phát hành. Đồng thời, nếu có thể thì nên công bố sơ bộ các kết quả kiểm toán của kiểm toán nhà nước qua các năm tương ứng nhằm tăng thêm tính chính xác, minh bạch và tin cậy của thông tin, từđó có thể tạo sự an tâm của nhà đầu tư. Thêm vào đó, ngoài việc công bố lãi suất thì chính quyền

địa phương nên công bố rộng rãi kế hoạch sử dụng vốn đồng thời các lợi ích thu

được từ việc đầu tư cho các dự án kèm theo sự phê duyệt của Chính phủ.

Thứ ba, chính quyền địa phương từng bước nâng cao năng lực quản lý và trình

độ chuyên môn của các cán bộ, từ đó giúp chính quyền địa phương mạnh dạn xây dựng và thực hiện các chiến lược ngắn hạn cũng như dài hạn nhằm phát triển kinh tếđịa phương đồng thời góp phần giảm dần sự phụ thuộc vào ngân sách nhà nước.

Thứ tư, như đã phân tích ở phần trên thì Chính phủ cần ban hành các chính sách và khung pháp lý về việc giao cho các địa phương chủ động xây dựng các phương án và kế hoạch đầu tư trong dài hạn. Đồng thời, cho phép địa phương tự

quyết định mức lãi suất của TPCQĐP trong các đợt phát hành và không áp dụng mức lãi suất trần do Chính phủ quy định nhưng phải phù hợp với tính hiệu quả và khả thi của dự án cũng như phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của địa phương.

Thứ năm, ngoài các kho bạc địa phương là nơi nhận cầm cố và chiết khấu các TPCQĐP thì chính quyền địa phương nên kết hợp với các tổ chức tài chính trong và ngoài địa phương tiến hành các thủ tục cầm cố, thế chấp các trái phiếu, đồng thời chính quyền địa phương nên mạnh dạn đưa các loại trái phiếu lên giao dịch tại các Sở giao dịch chứng khoán trong nước nhằm làm tăng tính thanh khoản cho trái phiếu và thu hút các nhà đầu tư.

Thứ sáu, khi chính quyền địa phương phát hành TPCQĐP thì đồng nghĩa với việc huy động cho nguồn thu địa phương, bên cạnh đó khi chính quyền thu thuế trên

địa bàn của mình cũng chính là tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương và ngân sách trung ương. Tuy nhiên, trong thực tế chính quyền cũng phát hành trái phiếu để (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

huy động vốn nhưng một mặt vẫn thu thuế trên tiền lãi của trái phiếu. Chính điều này đã làm cho tính hấp dẫn của trái phiếu trong mắt nhà đầu tư giảm xuống. Do đó, kiến nghị các địa phương nên mạnh dạn đề xuất với Chính phủ có các chính sách ưu

đãi thuế đối với tiền lãi vay hay tiền lãi vốn đối với các loại trái phiếu do chính quyền địa phương phát hành áp dụng cho các nhà đầu tư. Có như vậy mới phần nào làm tăng tính hấp dẫn của trái phiếu đối với nhà đầu tư.

3.2.3.Các giải pháp phát triển thị trường TPDN

Thứ nhất, đối với trái phiếu chuyển đổi, Chính phủ cần xây dựng và ban hành các khung pháp lý thật rõ ràng, trong đó quy định chi tiết về việc phát hành và niêm yết (nếu có) trái phiếu chuyển đổi. Ví dụ, quy định các quyền và nghĩa vụ của nhà

đầu tư khi trái phiếu đến hạn chuyển đổi nhưng nhà đầu tư không muốn chuyển đổi thành cổ phiếu do giá cổ phiếu lúc đó xuống quá thấp hay với bất kỳ lý do hợp pháp nào đó của nhà đầu tư. Đồng thời, quy định các quyền và nghĩa vụ của các tổ chức phát hành đối với nhà đầu tư hiện hữu trong trường hợp giá cổ phiếu bị pha loãng khi trái phiếu được các nhà đầu tư trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu.

Thứ hai, trong bối cảnh nền kinh tế đang bị suy thoái sau lạm phát cao như

Việt Nam hiện nay thì hoạt động của các thị trường chứng khoán, bất động sản… cũng đang bị trầm lắng và đa phần dòng vốn đầu tư của nền kinh tếđang chảy vào các thị trường vàng, ngoại tệ và đặc biệt tiền gửi tiết kiệm tại các tổ chức tài chính và ngân hàng. Tuy nhiên, theo tác giả đối với Việt Nam hiện hay thì thị trường chứng khoán vẫn là kênh dẫn vốn chủ lực của nền kinh tế trong dài hạn. Do đó, trong bối cảnh hiện nay thì việc phát hành trái phiếu chuyển đổi với thời gian chuyển đổi từ 2 – 3 năm là phù hợp đối với các tổ chức phát hành là các công ty bất

động sản và các tổ chức tài chính ngân hàng và là cơ hội tốt cho các nhà đầu tư. Vì theo tác giả trong thời gian từ 2 đến 3 năm sau nền kinh tế sẽ dần hồi phục và sẽ

tăng trưởng mạnh, điều này góp phần tạo tâm lý lạc quan cho các nhà đầu tư trong tương lai. Thêm vào đó, trong tình hình nền kinh tếđang suy giảm sau lạm phát thì việc phát hành trái phiếu chuyển đổi sẽ thuận lợi cho các tổ chức phát hành vì chi phí đi vay lúc này cũng khá thấp do mặt bằng lãi suất của nền kinh tế cũng khá thấp (khoảng 10%/năm). Đồng thời, các gói giải pháp hỗ trợ lãi suất của Chính phủ trong thời gian qua cũng chỉ gói gọn cho các doanh nghiệp sản xuất, thương mại và các hộ kinh doanh cá thể chứ chưa mở rộng hỗ trợ cho các loại hình doanh nghiệp xây lắp, kinh doanh bất động sản hay các tổ chức tài chính ngân hàng.

Thứ ba, các kênh thông tin đại chúng nên chọn lọc và cân bằng thông tin giữa hoạt động giao dịch trái phiếu và cổ phiếu, từđó góp phần hình thành thói quen và

nâng cao nhận thức của tổ chức phát hành và nhà đầu tư khi lập phương án huy

động vốn cũng như khi tham gia đầu tư trên thị trường chứng khoán.

Thứ tư, các tổ chức phát hành khi xây dựng phương án huy động vốn phải đặt tiêu chí trong dài hạn, đồng thời minh bạch và công bố các thông tin có liên quan

đến hoạt động sản xuất kinh doanh và phương án sử dụng vốn rộng rãi cho các nhà

đầu tư. Thêm vào đó, các báo cáo tài chính phải được các tổ chức kiểm toán có uy tín trên thị trường tham gia xác nhận không những trong niên độ trước năm phát hành trái phiếu mà có thể là 3 năm hay 5 năm (theo Nghị định 52/CP là năm liền kề

trước năm phát hành) trước năm phát hành đối với các doanh nghiệp hoạt động lâu dài và báo cáo tài chính của các tổ chức phát hành nhưng theo tác giả là không nhất thiết phải có lãi (theo Nghị định 52/CP là kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh năm liền kề năm phát hành phải có lãi) vì khi tổ chức phát hành trả lãi trái phiếu cho các trái chủ thì tiền lãi này chính là chi phí của doanh nghiệp, do đó doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có lãi hay không thì theo tác giả vẫn không ảnh hưởng đến thu nhập của trái chủ trong tương lai. Do vậy, có chăng báo cáo tài chính của tổ

chức phát hành có lãi chỉ quyết định đến vấn đề thu nhập từ lãi vốn của nhà đầu tư, do đó theo tác giả thì vấn đề quyết định cũng như kỳ vọng của nhà đầu tư ở đây chính là tính hiệu quả của dự án trong tương lai và thu nhập của dự án này đóng góp vào tổng thu nhập của doanh nghiệp là bao nhiêu chứ không phải là báo cáo tài chính có lãi của tổ chức phát hành trong các niên độ trước đó. Một vấn đề nữa là, trong bộ báo cáo nhằm thông tin đến các nhà đầu tư và cơ quan có thẩm quyền thì bắt buộc phải đính kèm là báo cáo đánh giá và xếp hạng tín nhiệm do các tổ chức xếp hạng tín nhiệm uy tín trong và ngoài nước công bố.

Thứ năm, như đã trình bày ở các phần trên thì muốn thị trường TPDN phát triển thì trước tiên phải nỗ lực phát triển thị trường TPCP trong tương lai, từđó đưa ra các định hướng và xây dựng thị trường TPCP là thị trường nòng cốt của thị

trường trái phiếu nói riêng và thị trường chứng khoán nói chung.

Ngoài những nội dung nghiên cứu nêu trên, theo tác giả còn có một số nội dung về trái phiếu cần nghiên cứu như sau:

+ Định hướng xây dựng và phát triển thị trường trái phiếu ở các nước đang phát triển – Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

+ Định hướng xây dựng và phát triển thị trường các công cụ nợ tại Việt Nam

đến năm 2020.

+ Các phương pháp xây dựng đường cong lãi suất chuẩn trên thị trường và dự

báo xu hướng đường cong lãi suất chuẩn của Việt Nam đến năm 2020.

+ Các phương pháp đánh giá hệ số xếp hạng tín nhiệm cho doanh nghiệp Việt Nam.

+ Xây dựng và phát triển thị trường trái phiếu chính quyền địa phương tại Việt

Một phần của tài liệu Luận văn: Phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam pot (Trang 103 - 121)