4.000 6.000 8.000 10.000 12.000 14.000 16.000 18.000 20.000 Giá trị GIÁ TRỊ PHÁT HÀNH TPDN (Tỷđồng) 20 06 20 07 6 T H Á N G ĐẦ U N Ă M 20 08 Năm Nguồn: SGDCK TP.HCM và SGDCK HÀ NỘI
ủ thể phát hành TPDN thường là những doanh nghiệp đầu ngành, có uy tín hoặc
rái phiếu được phát hành với kỳ hạn từ 2 năm đến 10 năm. Trái phiếu Vinac
Ch
các DNNN đã cổ phần hóa. Ngoài ra còn có các NHTM cũng phát hành trái phiếu. Tất cả các doanh nghiệp này phát hành thông qua tổ chức bảo lãnh phát hành có uy tín.
Các t
onex và Lilama phát hành thường có kỳ hạn 5 năm. Vinaconex khuyến khích các nhà đầu tư bằng cách phát hành trái phiếu kèm theo chứng quyền là quyền mua cổ phiếu của Nhà máy xi măng Cẩm Phả với mức giá ưu đãi. Trái phiếu EVN thường có kỳ hạn từ 5 đến 10 năm, đầu tư vào các công trình thủy điện, cải tạo mạng lưới điện quốc gia. Đối với một thị trường tài chính phát triển, trái phiếu thường có thời hạn từ trên 20 năm đến 30 năm. Tuy nhiên, ở Việt Nam tình hình môi trường chính sách không đảm bảo, nằm trong điều kiện lạm phát cao, chịu tác
động với các biến động kinh tế quốc tếđã tạo tâm lý thiếu tin tưởng của các nhà đầu tư khi đầu tư vào trái phiếu có kỳ hạn dài.
Lãi suất TPDN, về cơ bản đều cao hơn lãi suất đấu thầu TPCP. Tất cả các trái phiếu đều trả sau, với phương thức trả lãi hàng năm (coupon), lãi suất cố định. Riêng Tổng công ty Sông Đà, Tổng công ty Điện Lực Việt Nam, Công ty Cổ phần Vincom phát hành trái phiếu có lãi suất thả nổi, được điều chỉnh căn cứ vào lãi suất TPCP hoặc lãi suất trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng.
2.3.Tình hình phát hành trái phiếu bằng ngoại tệ trong thời gian qua + Tình hình phát hành ra quốc tế:
Từ lúc hình thành thị trường trái phiếu đến nay, Chính phủ chỉ mới phát hành trái phiếu lần đầu tại thị trường New York và thành công khi đạt giá trị 750 triệu USD vào ngày 27/10/2005. Đây là đợt phát hành trái phiếu của Việt Nam được các nước và tổ chức tài chính trên thế giới công nhận là thành công nhất trên thị trường vốn thế giới trong nhiều năm qua khi có tới 255 nhà đầu tư tham gia và trúng thầu ở
mức lãi suất 7,125%/năm cho kỳ hạn 10 năm thấp hơn lãi suất của TPCP của các nước trong khu vực có cùng hệ số tín nhiệm trong cùng thời kỳ như: Philippines (8,1%/năm), Indonesia (7,8%/năm).
+ Tình hình phát hành trong nước:
Chiều 20/3/2009, TTGDCK Hà Nội đã công bố kết quả đấu thầu trái phiếu Chính phủ bằng ngoại tệ do Kho bạc Nhà nước phát hành đợt 1/2009. Trái phiếu trong đợt phát hành này có kỳ hạn 1 năm, lãi suất cố định áp dụng cho cả kỳ hạn; tiền lãi trái phiếu được thanh toán định kỳ hàng năm vào ngày phát hành trái phiếu; tiền gốc trái phiếu được thanh toán một lần bằng mệnh giá khi đến hạn. Hình thức
đấu thầu là kết hợp cạnh tranh và không cạnh tranh lãi suất. Trái phiếu được bán bằng mệnh giá. Mỗi phiếu dự thầu, thành viên được phép đặt tối đa 5 mức lãi suất, khối lượng đặt mua với mỗi mức lãi suất tối thiểu 10.000 USD và đặt theo bội số
của 1.000 USD. Tại phiên đấu thầu, số lượng thành viên tham gia dự thầu là 30 thành viên, với tổng khối lượng dự thầu lên tới 766 triệu USD (gấp 7,66 lần khối lượng gọi thầu). Theo số liệu do TTGDCK Hà Nội công bố, lãi suất dự thầu thấp
/năm, cao nhất 6%/năm. Lãi suất trần được Bộ Tài chính đưa ra tại phiên đấu thầu là 3%/năm và mức lãi suất trúng thầu là 3%/năm, bằng lãi suất trần. Như vậy, phiên đấu thầu trái phiếu Chính phủ bằng ngoại tệ lần thứ nhất đã thành công. Đây là lần đầu tiên trái phiếu Chính phủ bằng ngoại tệđược phát hành để đầu tư cho các dự án trọng điểm của Chính phủ theo Quyết định số 211/QĐ-TTg ngày 13/2/2009 của Thủ tướng Chính phủ. Trước đó, Bộ Tài chính vừa ban hành Quyết
định số 505/QĐ-BTC về việc phát hành trái phiếu đợt I năm 2009 bằng USD với tổng khối lượng phát hành là 300 triệu USD ở các kỳ hạn với đợt đầu tiên dành cho 100 triệu USD trái phiếu kỳ hạn 1 năm và các kỳ hạn tiếp theo, 100 triệu USD kỳ
hạn 2 năm đấu thầu vào 24/3/2009 và 100 triệu USD kỳ hạn 3 năm đấu thầu vào vào 27/3/2009. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện nay vẫn chưa thấy các cơ quan