Để đáp ứng ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng rau quả chế biến, hàng năm TCT đã đầu tư rất nhiều vào việc xây dựng các qui trình công nghệ cao cho chế biến và đa dạng hoá sản phẩm, phát triển nhiều mặt hàng mới nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và thị trường thế giới. TCT đã nhập khẩu các dây chuyền thiết bị đồng bộ sản xuất sản phẩm với công nghệ cao từ các nước phát triển như: dây chuyền thiết bị chế biến nước dứa cô đặc, dây chuyền thiết bị lạnh đông nhanh rau quả IQF…
Tình hình đầu tư cho công nghệ máy móc thiết bị của TCT trong những năm qua như sau:
Bảng 1.7: Vốn đầu tư cho công nghệ máy móc thiết bị
Năm Đơn vị 2003 2004 2005 2006 Bình quân
Vốn đầu tư cho công nghệ máy móc, thiết bị Triệu Đ 4.314 3.504 2.250 11.475 5.385,75 Tốc độ tăng liên hoàn % - -18,78 -35,79 410 Tốc độ tăng định gốc % - -18,78 -48,84 165,99 32,79
( Nguồn: Phòng tư vấn đầu tư )
Qua bảng vốn đầu tư cho công nghệ máy móc thiết bị ta thấy, hàng năm TCT dành một số vốn rất lớn cho việc đầu tư vào công nghệ máy móc thiết bị cho công nghiệp chế biến rau quả của TCT. Nguyên nhân là do thị trường tiêu thụ rau quả chế biến ngày càng đựơc mở rộng, nhu cầu của con người về thực phẩm chế biến ngày càng tăng cao cả về số lượng và chất lượng. Nước ta có tiềm năng về sản xuất nông nghiệp nhưng trước đòi hỏi cao của thị trường trong và ngoài nước như vậy chúng ta không thể duy trì mãi việc sản xuất nông nghiệp đơn thuần mà cần có giải pháp phù hợp hơn đối với sự phát triển của thời đại, đầu tư cho công nghiệp chế biến rau quả là một giải pháp đúng hướng tuy nhiên công nghệ máy móc thiết bị của nước ta còn quá
lạc hậu so với thế giới. Vì vậy để tận dụng triệt để nguồn nguyên liệu dồi dào trong nước TCT cần có những biện pháp nhập khẩu công nghệ máy móc thiết bị tiên tiến hiện đại của nước ngoài.
- Từ bảng số liệu ta thấy bình quân vốn đầu tư cho công nghệ máy móc thiết bị của TCT trung bình hàng năm của TCT là 5.385,75 triệu đồng. Năm 2004 vốn đầu tư cho công nghệ máy móc thiết bị của TCT giảm xuống chỉ còn 3.504 triệu đồng ( giảm 18,78% so với năm 2004 ). Trong năm này TCT đầu tư 3 dự án : dây chuyền IQF nhà máy đồ hộp Duy Hải Công ty XNK Rau quả III, dây chuyền sản xuất hộp sắt Công ty Luveco, dự án nâng cấp cải tạo trại giống rau Thường Tín- Hà Tây- Công ty giống Rau quả.
Năm 2005, vốn đầu tư cho công nghệ máy móc thiết bị của TCT giảm xuống chỉ còn 2.250 triệu đồng ( giảm 35,79% so với năm 2004). Trong năm này TCT đã đầu tư 2 dự án: đầu tư thiết bị cho dự án Nhà máy chiên chân không Hưng Yên thuộc Công ty vận tải & Đại lý vận tải , thiết bị cho dự án nâng cấp cải tạo trụ sở 58 Lý Thái Tổ- Hà Nội thành khách sạn.
Năm 2006, vốn đầu tư cho công nghệ máy móc thiết bị của TCT tăng mạnh đến 11.475 triệu đồng ( tăng 410% so với năm 2005). Nguyên nhân là do trong năm này TCT đầu tư vào rất nhiều dự án. Trong đó có 2 dự án lớn là: Công ty cổ phần In & Bao bì Mỹ Châu đã đầu tư trên 450.000 USD mua máy móc thiết bị (hệ thống xử lý nước thải, máy hàn thân lon bán tự động, máy quấn màng căng palet), Công ty liên doanh Luveco đã đầu tư trên 350.000 USD lắp đặt dây chuyền sản xuất nắp lọ thuỷ tinh công suất 50.000 nắp/ ngày, hệ thống thanh trùng liên tục, máy rót lọ thuỷ tinh tự động, máy dán nhãn tự động. Ngoài ra các công ty khác cũng đầu tư vào máy móc thiết bị như: Công ty CP TPXK Bắc Giang đã đầu tư hệ thống lọc nước, hệ thống thanh trùng ống,máy dò kim loại. Công ty CP Rau quả Thanh Hoá đầu tư dây chuyền sản xuất dưa chuột lọ thuỷ tinh. Công ty CP XNK Rau quả đầu tư hệ thống xử lý nước thải. Công ty CP Vật tư & xuất nhập khẩu đầu tư dây chuyền sản xuất bao bì carton sóng. Công ty CP Vinalimex HCM đầu tư nhà đóng gói, nhà văn phòng tại nhà
máy Sacafa; xây dựng nhà kho và sân phơi tại nhà máy Chi nhánh Daknong. Công ty CP Vian đầu tư trạm biến áp 630 KVA…