Việc lập và luân chuyển chứng từ TSCĐ được thực hiện qua các bước như sau: B1. Giám đốc công ty ký quyết định tăng, giảm TSCĐ và chuyển cho phòng Kinh doanh. Phòng kinh doanh tiến hành giao, nhận TSCĐ cho đơn vị (bên bán hay mua TSCĐ thanh lý) và lập biên bản giao nhận TSCĐ hay Biên bản thanh lý TSCĐ. Biên bản này được lập thành 2 bản: một bản chuyển cho bên bán hay mua TSCĐ, một bản chuyển cho phòng Kế toán của Công ty để ghi sổ và lưu trữ.
B2. Sau khi TSCĐ được chuyển giao quyền sở hữu, kế toán TSCĐ tiến hành lập hay huỷ thẻ TSCĐ. Sau đó tiến hành ghi sổ TSCĐ được lập chung cho toàn doanh nghiệp một quyển và cho đơn vị sử dụng một quyển. Tất cả sổ và thẻ TSCĐ đều
được kế toán TSCĐ giữ và ghi chép theo dõi. Cuối tháng mới tiến hành lập bảng tính và phân bổ khấu hao cho toàn bộ TSCĐ của Công ty trong tháng.
• Tổ chức ghi sổ kế toán
Có 2 loại sổ kế toán:
- Sổ chi tiết: mở theo nhóm, loại , thứ hạng tài sản. Số lượng sổ luôn lớn hơn hoặc bằng số tài sản phân loại theo công dụng , kết cấu
- Sổ tổng hợp: với hình thức ghi sổ kế toán nhật ký sổ cái thì:
+ Trường hợp tăng tài sản: ghi qua nhật ký khác của phần hành khác
+ Trường hợp giảm tài sản: ghi qua nhật ký chúng từ số 9, có TK 211, 213, 217 ...
+ Khấu hao: ghi qua bảng kê 4,5,6; Nhật ký chứng từ số 7 + Sổ cái nhật ký chứng từ ( mở cho cả năm)
Sơ đồ hạch toán tổng hợp kế toán tài sản cố định:
2.3.3. Hạch toán kế toán vốn bằng tiền
*Đặc điểm: Vốn bằng tiền, đầu tư ngắn hạn, các khoản phải thu và ứng trước là một bộ phận vốn quan trọng trong doanh nghiệp.Nó vận động không ngừng, phức tạp và có tính lưu chuyển rất cao.
Vốn bằng tiền là một bộ phận của vốn kinh doanh thương mại của công ty, thuộc tài sản lưu động được hình thành chủ yếu trong quá trình bán hàng và trong các quan hệ thanh toán.Vốn bằng tiền của doang nghiệp bao gồm: tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng và tiền đang chuyển.
*Nhiệm vụ:
Vốn bằng tiền cũng như đầu tư ngắn hạn, các khoản phải thu và ứng trước là một bộ phận vốn lưu động quan trọng của doanh nghiệp. Nó vận đọng không ngừng, phức tạp và có tính lưu chuyển rất cao. Quản lý chặt chẽ vốn bàng tiền là điều kiện tăng hiệu quả sử dụng vốn lưu động, bảo vệ chặt chẽ tài sản, ngăn ngừa các hiện tượng lãng phí , tham ô tài sản của đơn vị. Để góp phần quản lý tốt tài sản của doanh nghiệp, kế toán vốn bàng tiền của công ty cần thự hiên tốt cá nhiệm vụ sau đây:
Báo cáo tài chính Bảng kê số 4,5,6 Sổ Cái TK 211, TK 214 Chứng từ kế toán TSCĐ NKCT số 9,7 Bảng TH chi tiết TSCĐ Sổ, thẻ chi tiết TSCĐ
- Phản ánh chính xác,đầy đủ, kịp thời số hiện có và tình hình biến động vốn bằng tiền
- Kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc chấp hành các chế độ , quy định các thủ tục quản lý về vốn bàn tiền.
* Hạch toán nghiệp vụ kế toán liên quan đến tiền mặt