Ma trận hình ảnh cạnh tranh

Một phần của tài liệu Đề tài: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam potx (Trang 63 - 67)

Bên cạnh việc phân tích và đánh giá về các đối thủ cạnh tranh nhƣ trên, luận văn cũng đã thực hiện một cuộc điều tra khảo sát khách quan, phạm vi khảo sát là một số chi nhánh NHTM ở TP Lâm Đồng và TP HCM và Trung tâm chứng khoán NH Đông Á nhằm đánh giá vị thế BIDV qua ma trận hình ảnh cạnh tranh. Qua phân tích nhóm đối thủ cạnh tranh cho thấy các đối thủ chủ yếu của BIDV nằm trong nhóm định chế tài chính ngân hàng.

Trong bảng câu hỏi, tác giả đã đƣa ra 4 đối thủ cạnh tranh điển hình với BIDV là Vietcombank, Agribank, Vietinbank và ACB. (Số liệu Bảng 2.16). Cùng BIDV thì đây là 5 NHTM có thị phần lớn nhất với một số đặc điểm:

Vietcombank: VCB có những lợi thế rất riêng biệt và là cơ sở rất tốt cho sự phát triển bền vững trong tƣơng lai. Đó là quy mô, thƣơng hiệu, nguồn khách hàng, hệ thống hạ tầng công nghệ, đội ngũ nhân sự, vốn góp tại nhiều tổ chức kinh tế lớn và đặc biệt là vị trí số 1 về thanh toán quốc tế và thẻ tại Việt Nam.

Tuy nhiên với nguồn gốc là một NHTM Nhà nƣớc, (gần với BIDV vì BIDV sẽ CPH vào đầu 2011) VCB cũng có một số vấn đề liên quan đến quản trị doanh nghiệp (corporate governance) và quản trị rủi ro.

- 52 -

BẢNG 2.16 : CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH 5 NGÂN HÀNG CÓ THỊ PHẦN LỚN NHẤT NĂM 2009

Đơn vị : tỷ đồng, ngƣời, %

(Nguồn Báo cáo thƣờng niên các NHTM năm 2009. Riêng Agribank chƣa công bố đầy đủ số liệu năm 2009)

CHỈ TIÊU ACB VCB BIDV AGRIBANK CTG

TÀI SẢN 167,881 255,496 292,298 470,000 243,785 Vốn điều lệ 7,706 12,101 10,597 10,800 11,253 Chi nhánh 51 60 108 448 149 Số lượng cán bộ 6,707 9,212 13,046 35,135 17,758 Tổng huy động 134,502 230,953 188,043 434,331 220,591 Tổng cho vay 61,856 136,996 206,402 354,112 161,619 ROA 1.67% 1.65% 0.94% N/A 0.59% ROE 25.48% 25.74% 21.04% N/A 10.31% Tổng lợi nhuận trước thuế 2,914 5,004 3,524 N/A 1,678 Lợi nhuận sau thuế 2,277 3,945 2,740 N/A 1,284

- 53 -

Vietinbank: Vietinbank là một ngân hàng lớn về quy mô. Xuất thân từ một ngân hàng chuyên về công, thƣơng nghiệp của Việt nam nên Vietinbank có những khách hàng truyển thống thuộc những ngành kinh tế mũi nhọn nhƣ dầu khí, năng lƣợng, xây dựng.

Hai tài sản đáng giá và tạo nên sự khác biệt của VietinBank là mạng lƣới chi nhánh và bất động sản. Vietinbank đang sở hữu nhiều bất động sản với chi phí rất thấp và mạng lƣới của Vietinbank có tới 750 chi nhánh, phòng giao dịch, chỉ đứng thứ 2 sau Agribank.

Điểm cần lƣu tâm với VietinBank là Ngân hàng tuy đã CPH nhƣng có hiệu quả hoạt động chƣa cao, mức độ đa dạng hóa nguồn thu thấp và vẫn phải phụ thuộc nhiều vào nguồn thu từ lãi.

ACB: Mặc dù nhỏ hơn Vietcombank và Vietinbank, nhƣng ACB là một ngân hàng có mức tỷ suất lợi nhuận trên vốn (ROE) cao nhất trong hệ thống NH. Có đƣợc điều này là vì ACB đã đa dạng hóa hoạt động kinh doanh. ACB với chính sách cho vay cẩn trọng nên có tỷ lệ nợ xấu rất thấp (dƣới 1%). Ngoài lãi, ACB còn có nguồn thu ổn định từ phí giao dịch vàng, chứng khoán và lợi nhuận từ kinh doanh vàng, chứng khoán. Đội ngũ nhân sự của ACB cũng là những ngƣời nhiều kinh nghiệm và thành thạo trên thƣơng trƣờng.

ACB hiện giữ vị thế hàng đầu trong khối NHTMCP ở các chỉ tiêu: tăng trƣởng, chỉ số tài chính, chất lƣợng tài sản có, quản lý rủi ro theo thông lệ tốt nhất, các chỉ tiêu tăng trƣởng bền vững, hệ thống sản phẩm và kênh phân phối đa dạng, chất lƣợng dịch vụ tốt. Tăng trƣởng bền vững, mà trƣớc hết là nguồn vốn huy động, là mục tiêu quan trọng nhất trong vòng 5 năm tới của ACB với mục tiêu là nắm bắt thị phần mục tiêu bao gồm dân cƣ, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, bởi vì các thành phần kinh tế này có tiềm năng thu nhập và tăng trƣởng cao nhất.

Agribank: Với thị phần đứng đầu toàn ngành, Agribank luôn là đối thủ lớn của mọi NHTM. Mạng lƣới chi nhánh gấp 4 lần so với BIDV và dày đặc các PGD phủ khắp nƣớc. Agribank là một trong 4 NHTMQD có bề dày lịch sử lâu nhất, có nền tảng khách hàng lớn, với đội ngũ cán bộ và quy mô hoạt động cao nhất nƣớc. Agribank là 1 trong 2 ngân hàng quốc doanh hiện chƣa CPH cùng với BIDV.

- 54 -

Có bề dày trong đầu tƣ lĩnh vực nông nghiệp và xây dựng cơ bản. Nguồn huy động từ dân cƣ tƣơng đối ổn định do lợi thế đa số ngƣời dân biết đến. Với mạng lƣới rộng nhất trong hệ thống NHTM trong nƣớc, Agribank đang chiếm một lợi thế rất lớn.

Bảng 2.17 : MA TRẬN HÌNH ẢNH CẠNH TRANH

Các yếu tố

cạnh tranh Mức độ

BIDV Incombank VCB Agribank ACB

quan trọng

Hạng Điểm Hạng Điểm Hạng Điểm Hạng Điểm Hạng Điểm 1. Thƣơng hiệu 0.1 3 0.3 3 0.3 3 0.3 3 0.3 3 0.3 2. Đội ngũ nhân viên 0.12 3 0.36 2 0.24 3 0.36 2 0.24 4 0.48 3. Thị phần 0.08 4 0.32 2 0.16 3 0.24 4 0.32 3 0.24 4. Vốn 0.09 3 0.27 3 0.27 3 0.27 3 0.27 3 0.27 5. Chiến lƣợc giá cả 0.12 2 0.24 2 0.24 2 0.24 2 0.24 3 0.36 6. Mạng lƣới Chi nhánh 0.08 4 0.32 3 0.24 3 0.24 4 0.32 3 0.24 7. Marketing 0.11 2 0.22 2 0.22 3 0.33 2 0.22 3 0.33 8. Sản phẩm đa dạng 0.12 2 0.24 2 0.24 3 0.36 2 0.24 3 0.36 9. Công nghệ thông tin 0.1 2 0.2 3 0.3 3 0.3 2 0.2 3 0.3 10. Nợ xấu 0.08 2 0.16 2 0.16 3 0.24 2 0.16 3 0.24 Tổng điểm 1 2.63 2.37 2.88 2.51 3.12 Nhận xét:

Với số điểm tổng cộng đạt mức 2.63 cho thấy năng lực cạnh tranh của BIDV đƣợc đánh giá cao hơn Vietinbank (với số điểm 2,37) và Agribank (với số điểm 2,51). Tuy nhiên, so với VCB , đối thủ đƣợc đánh giá cao hơn và gần nhất, BIDV còn thua kém về nhiều mặt. VCB đang chiếm lĩnh thị phần đáng kể tại Việt Nam trong nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau nhƣ : cho vay (~10%), tiền gửi (~12%), thanh toán quốc tế (~23%), thanh toán thẻ (~55%)…

Cơ cấu sản phẩm dịch vụ của VCB rất đa dạng, với thế mạnh về công nghệ, Vietcombank là ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại vào xử lý tự động các dịch vụ ngân hàng và không ngừng đƣa ra các sản phẩm dịch vụ điện

- 55 -

tử nhằm “đƣa ngân hàng tới gần khách hàng” nhƣ: dịch vụ Internet banking, VCB- Money (Home banking), SMS Banking, Phone banking…

Trong huy động, cơ chế lãi suất của VCB đảm bảo cạnh tranh mạnh với các NHTMQD. Tỷ lệ nợ xấu đƣợc xử lý nhanh sau khi CPH, năm 2009 nợ xấu thấp hợn BIDV và chỉ còn 2,47% so với 4,61% năm 2008. (nợ xấu của BIDV là 2,83%).

Cùng với chiến lƣợc marketing hiệu quả, chất lƣợng cán bộ cao với phong cách phục vụ tốt cũng là thách thức lớn cho BIDV để có thể rút ngắn và vƣợt qua.

Còn so với ACB, với những mặt mạnh nhƣ đã nêu, sự cách biệt khá lớn so với ACB đại diện cho hệ thống NHTMCP sẽ là thách thức rất lớn cho BIDV.

Vì vậy, với mục tiêu là trở thành tập đoàn tài chính - ngân hàng đa sở hữu, kinh doanh đa lĩnh vực ngang tầm với các tập đoàn tài chính - ngân hàng tiên tiến trong khu vực Đông Nam Á, BIDV đang đứng trƣớc cơ hội tăng trƣởng lớn nhƣng cũng không ít thách thức từ nội lực bên trong lẫn sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ bên ngoài. Do đó, BIDV cần phải có các biện pháp hữu hiệu cụ thể để nâng cao khả năng cạnh tranh và đạt đƣợc mục tiêu của mình trƣớc ngƣỡng cửa hội nhập này.

Một phần của tài liệu Đề tài: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam potx (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)