Năng lực quản trị điều hành, Kiểm soát và quản trị rủi ro

Một phần của tài liệu Đề tài: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam potx (Trang 44 - 48)

Vai trò quản trị điều hành

+ Hoàn thiện cơ cấu tổ chức, xây dựng các chiến lƣợc, chính sách:

Triển khai đề án hỗ trợ kỹ thuật do Ngân hàng thế giới (WB) tài trợ nhằm chuyển đổi mô hình tổ chức hoạt động giai đoạn 2007 – 2010, năm 2008, BIDV đã thực hiện cơ cấu lại toàn diện, sâu sắc trên tất cả các mặt hoạt động của khối ngân hàng. Tổ chức triển khai mô hình hoạt động tín dụng theo mô hình hiện đại hoá cho phép phân định rõ chức năng giữa các bộ phận : bộ phận kinh doanh; bộ phận quản lý rủi ro và bộ phận tác nghiệp đã phát huy tác dụng hạn chế rủi ro tín dụng.

Xây dựng và hoàn thiện kế hoạch phát triển thể chế, ban hành cơ bản đầy đủ hệ thống văn bản nghiệp vụ, tạo dựng khung pháp lý đồng bộ cho hoạt động ngân hàng theo luật pháp, phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế.

Xử lý triệt để các khoản nợ xấu tập trung tại các DNNN, trong đó đặc biệt là doanh nghiệp kinh doanh xây lắp, một phần đƣợc Ngân sách thanh toán.

Nhìn chung, qua việc thực hiện thành công đề án tái cơ cấu, liên tục trong nhiều năm, BIDV đã đóng góp một phần quan trọng trong kết quả chung của hệ thống NHTM với thị phần huy động vốn và dƣ nợ cho vay đạt 11-12% , chiếm tỷ trọng thứ 2 sau NHNNghiệp, xấp xỉ với các NHTMQD khác và cao hơn so với khối NHTMCP.

+ Về hiệu quả kinh doanh

+ Khả năng sinh lời : Chênh lệch thu chi trƣớc dự phòng rủi ro của BIDV năm 2009 là 4.735 tỷ, thấp hơn 2008 (5.228 tỷ), nhƣng DPRR thấp hơn 2008 do tỷ lệ nợ xấu tiếp tục đƣợc kiểm soát ở mức thấp (dƣới 3,0%) nên lợi nhuận trƣớc thuế tiếp tục xu hƣớng tăng hơn 2008 và đạt 3196 tỷ (cao hơn tăng 1.054 tỷ)

- 33 -

BẢNG 2.6 HIỆU QUẢ KINH DOANH BIDV TỪ 2007 ĐẾN 2009

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu 31/12/09 31/12/08 31/12/07 So Sánh

Tuyệt đối Tƣơng đối

1. Tổng thu nhập ròng từ các Hoạt động trƣớc chi QLKD và DPRR

9.983 8.520 7.845 1.463 17%

2. Chênh lệch thu chi

trƣớc DPRR 4.735 5.228 5.207 -493 -9,4%

3. Lợi nhuận trƣớc thuế 3.196 2.142 2.104 1.055 49%

4. Lợi nhuận ròng trong

năm 2.520 1.780 1.605 739 42%

(Nguồn : Báo cáo thường niên BIDV – 2008 ;2009)

Tổng thu nhập từ các hoạt động đạt 9.983 tỷ tăng 1.463 tỷ ~ 17%, trong đó thu lãi ròng đạt 6.948 tỷ, thu phi lãi là 3.180 tỷ. Chi quản lý kinh doanh đƣợc khống chế ở mức 53% tổng thu nhập ròng (là mức hợp lý theo khuyến nghị của Moody’s). Trích DPRR thấp hơn 2008 do tỷ lệ nợ xấu tiếp tục đƣợc kiểm soát ở mức thấp (dƣới 3,0%).

Lợi nhuận trước thuế đạt 3.196 tỷ, tăng 1.054 tỷ. Theo đó các chỉ số khả năng sinh lời và cơ cấu thu nhập của BIDV nhƣ sau:

+ Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời: Chỉ số ROE và ROA năm 2009 lần lƣợt là 21,04% và 0,94% (số liệu theo IFRS), cho thấy có sự cải thiện đáng kể so với năm 2008 và đạt theo mức thông lệ.

BẢNG 2.7 : HỆ SỐ ROE và ROA CỦA BIDV 2005 - 2009

2005 2006 2007 2008 2009

ROA 0,1% 0,34% 0,89% 0,8% 0,94%

ROE 3,65% 12,17% 25,01% 19,38% 21,04%

(Nguồn : Báo cáo tài chính BIDV – 2008 ;2009)

+ Cơ cấu thu nhập của BIDV ngày càng phù hợp với xu hƣớng chung của các Ngân hàng hiện đại, tiên tiến trên thể giới - đa dạng nguồn thu nhập: tăng tỷ trọng thu phi lãi từ mức 27% năm 2008 lên 30% năm 2009, trong đó riêng hoạt động dịch vụ nâng tỷ trọng đóng góp từ mức 1.001 tỷ năm 2008 lên mức 1.404 tỷ ~ 14% năm 2009. Thu nhập từ các hoạt động phi lãi suất của ngân hàng (trƣớc chi phí hoạt động và dự

- 34 -

phòng) năm 2009 nhƣ thu phí dịch vụ ngân hàng, thu từ các giao dịch ngoại tệ tăng dần qua các năm từ 1.121 tỷ năm 2007 đến 3.180 tỷ VND năm 2009.

Với tốc độ tăng trƣởng về thu dịch vụ ròng trong những năm gần đây, kể từ năm 2008, BIDV đã vƣơn lên đứng đầu hệ thống về thu dịch vụ ròng.

BẢNG 2.8 CƠ CẤU THU NHẬP CỦA BIDV 2008 - 2009 Đơn vị %

STT Chỉ tiêu 2009 2008

1 Cơ cấu thu nhập - chi phí

Thu từ hoạt động tín dụng/Tổng thu nhập ròng 70% 73%

Thu từ hoạt động phi tín dụng Tông thu nhập ròng 30% 27%

Thu nợ hạch toán ngoại bảng/Tổng thu nhập ròng 5% 9%

2 Khả năng bù đắp rủi ro

CAR (yêu cầu >=8%) theo IFRS 7,55% 6,62%

(Nguồn : Báo cáo thường niên BIDV – 2008 ;2009)

Với công tác quản trị điều hành liên tục đƣợc cải tiến và gần hơn với chuẩn mực quốc tế, uy tín và thƣơng hiệu BIDV trên thị trƣờng tài chính ngày càng đƣợc nâng cao. (Xem Phụ lục 5)

+ Những hạn chế

Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi Tổng tài sản vẫn chƣa đƣợc cải thiện cao. Thu nhập từ lãi vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu hoạt động, trên 60%, một tỷ lệ vẫn còn khá cao so với tiêu chuẩn hoạt động ngân hàng hiện đại ngày nay.

Kiểm soát và quản trị rủi ro

Rủi ro tín dụng

Song song với việc tăng vốn để nỗ lực đƣa hệ số CAR đạt chuẩn mực quốc tế, việc đánh giá đúng thực trạng chất lƣợng tín dụng của BIDV, hƣớng tới phân loại nợ theo chuẩn mực quốc tế và giảm tỷ lệ nợ xấu cũng là vấn đề trọng tâm của BIDV nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập.

Thực hiện tốt việc chuyển dịch cơ cấu khách hàng theo ngành nghề, theo sản phẩm. Quy mô, cơ cấu và chất lƣợng tín dụng đã cho thấy ngân hàng đang thực thi tốt các chính sách tín dụng: kiểm soát chất lƣợng, đa dạng hóa khách hàng, nâng cao quản lý rủi ro vừa đảm bảo tăng trƣởng song vẫn kiểm soát tốt chất lƣợng tín dụng.

- 35 - BẢNG 2.9 : PHÂN NHÓM NỢ BIDV TỪ 2007 - 2009 Đơn vị: tỷ đồng 2009 2008 2007 2009 so với 2008 Nợ nhóm 1 159.918 80,93% 116.337 76,6% 86.798 72,6% 41.081 4,00% Nợ nhóm 2 32.108 16,25% 31.452 20,7% 28.005 23,4% 656 -4,11% Nợ nhóm 3 3.531 1,79% 2.833 1,9% 3.427 2,9% 698 -0,05% Nợ nhóm 4 864 0,44% 413 0,3% 212 0,2% 451 0,17% Nợ nhóm 5 1.173 0,59% 937 0,6% 1.118 0,9% 236 -0,01% Tổng 197.594 100% 151.972 100% 119.559 100% 43.122 - Nợ xấu 5.568 2,82% 4.183 2,75% 4.756 3,98% 1.385 0,11% Tỷ lệ Quỹ DPRR/Nợ xấu 163% 199% 134% 72

Ghi chú: (Nguồn : Báo cáo thường niên BIDV – 2008 ; 2009) tổng dư nợ được phân loại tại 31.12 không bao gồm cho vay ODA, ủy thác đầu tư.

Tỷ lệ nợ xấu: Nhìn nhận thực tế nợ xấu theo Quyết định 493 QĐ-NHNN ngày 22 04 2005, BIDV đã cƣơng quyết xử lý nợ. Đến năm 2009 tổng dƣ nợ tăng thêm hơn 43.000 tỷ ~ 28%, song tỷ lệ nợ xấu đƣợc kiểm soát ở mức 2,82%.

Năm 2009 là năm thứ 2 liên tiêp BIDV tiếp tục thực hiện trích đủ dự phòng rủi ro theo cả 2 chuẩn mực VAS và IFRS. Lợi nhuận sau thuế của BIDV theo VAS đạt 2.818 tỷ đồng, tăng 41% ; theo IFRS: đạt 2.520 tỷ đồng, tăng 42% so với năm 2008.

Tỷ lệ nợ tốt (nợ nhóm 1) tăng lên đáng kể từ mức 77% 2008 lên 81% năm 2009, đồng thời tỷ lệ nợ nhóm 2 (nhóm nợ tiềm tàng có nguy cơ phát sinh nợ xấu cao) giảm đƣợc 4% từ mức 20% năm 2008 xuống 16% năm 2009.

Tỷ lệ bù đắp rủi ro (quỹ dự phòng rủi ro/nợ xấu) đảm bảo >1, đạt 163%, (năm 2008 l à 199%) cho thấy quỹ dự phòng rủi ro tín dụng đảm bảo bù đắp tổn thất nợ xấu, chất lƣợng tín dụng đƣợc đảm bảo nên tỷ lệ trích lập/nợ xấu có xu hƣớng giảm.

Về khả năng thanh khoản

Quy mô tín dụng tăng lớn hơn quy mô tăng trƣởng nguồn vốn dẫn đến khó khăn trong thanh khoản, áp lực cạnh tranh chia sẻ thị phần khiến các ngân hàng suy giảm tốc độ tăng trƣởng HĐV. Năm 2009 các chỉ số về tăng trƣởng tiền gửi, hệ số dƣ

- 36 -

nợ huy động vốn, tỷ lệ tài sản thanh khoản/tổng nợ phải trả, tiền gửi khách hàng tổng nợ phải trả năm 2009 đều giảm so với 2008.

BẢNG 2.10: CÁC CHỈ SỐ THANH KHOẢN CỦA BIDV 2008-2009

Chỉ tiêu 2009 2008 Dƣ nợ/Tiền gửi (*) 94,6% 83,0% TS thanh khoản/Tổng nợ phải trả 7,1% 7,9% Tiền gửi khách hàng Tổng nợ phải trả 73,8% 79,4%

Tăng trƣởng tiền gửi 11,2% 27,3%

(Nguồn : Báo cáo thường niên BIDV – 2008 ;2009)

Về chính sách quản lý thanh khoản : BIDV thực hiện quản lý thanh khoản hàng ngày dựa trên chiến lƣợc đã đƣợc Hội đồng quản trị phê duyệt cũng nhƣ các hạn mức và giới hạn thanh khoản đƣợc Ban lãnh đạo thông qua. Đồng thời để đề phòng khủng khoảng xảy ra thực tế, BIDV cũng thƣờng xuyên mô phỏng tình huống và tập huấn các biện pháp đối phó với khủng hoảng thanh khoản.

Về tỷ lệ dự trữ : Năm 2009, tỷ lệ dự trữ /tổng nguồn vốn huy động đạt 30%; trong đó tỷ lệ dự trữ tiền mặt và tiền gửi không kỳ hạn / tổng nguồn vốn huy động ở mức 7% nhằm tăng khả năng sinh lời nhƣng vẫn duy trì ở mức hợp lý theo thông lệ để đảm bảo khả năng sẵn sàng thanh toán khi khách hàng có nhu cầu.

Về kỳ hạn huy động vốn và cho vay: để tăng tính ổn định của nguồn vốn huy động và giảm thiểu rủi ro kỳ hạn, BIDV luôn duy trì tỷ trọng có kỳ hạn ở mức cao. Năm 2009 tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn đạt 72.5% tổng tiền gửi khách hàng. Tuy nhiên năm 2009 tỷ trọng dƣ nợ trung dài hạn còn cao 46.57%. Do vậy BIDV cần phải có những biện pháp lâu dài vừa đảm bảo duy trì khả năng thanh khoản vừa đem lại đƣợc lợi nhuận cao và giảm thiểu đƣợc rủi ro ở mức thấp nhất.

Một phần của tài liệu Đề tài: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam potx (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)