Các loại dự phòng nghiệp vụ được trích

Một phần của tài liệu đảm bảo khả năng thanh toán của công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex (Trang 45 - 54)

Căn cứ vào Nghị định 43/2001/NĐ-CP và Thông tư 72/2001/TT-BTC, vào cuối mỗi niên độ kế toán, công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex đều trích lập cả ba loại dự phòng nghiệp vụ theo quy định đó là :

•-Dự phòng phí chưa được hưởng (Dự phòng phí)

•-Dự phòng bồi thường cho các khiếu nại chưa giải quyết (Dự phòng bồi thường).

•-Dự phòng bồi thường chi các giao động lớn về tổn thất (Dự phòng giao động lớn).

Quỹ dự phòng nghiệp vụ của PJICO tăng không ngừng về quy mô theo thời gian, được thể hiện qua bảng số liệu sau.

Bảng 05 : Quỹ dự phòng nghiệp vụ của PJICO giai đoạn 1998 – 2002

Đơn vị : triệu VNĐ

(Nguồn:Phòng tổng hợp)

Nhận xét :

Năm 1998, tổng dự phòng nghiệp vụ của PJICO mới đạt mức 50600 Năm Dự phòng 1998 1999 2000 2001 2002 Dự phòng phí 25700 22100 28700 35100 45700 Dự phòng bồi thường 17700 33800 47000 56200 73000 Dự phòng giao động lớn 7200 12400 16500 21000 27400 tổng cộng : 50600 68000 92200 112300 146100

triệu VNĐ, nhưng đến năm 1999 con số tương ứng là 68000 triệu VNĐ tăng 43,4%.

Trong các năm 2000, 2001 do tỷ lệ tăng trưởng phí bảo hiểm thấp nên tỷ lệ tăng trưởng quy mô dự phòng nghiệp vụ của PJICO thấp, lần lượt là: 35,6% và 22%.

Đặc biệt, trong năm 2002, do tỷ lệ tăng trưởng phí bảo hiểm cao nên tổng dự phòng nghiệp vụ của PJICO đạt mức 146100 triệu VNĐ tăng 30%.

2/- Phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ được áp dụng

2.1- Dự phòng phí chưa được hưởng (Dự phòng phí)

Dự phòng phí là khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm phải trích lập nhằm thanh toán cho những trách nhiệm bảo hiểm sẽ phát sinh trong thời gian còn hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm trong năm tiếp theo.

Phương pháp trích lập dự phòng phí được PJICO áp dụng là phương pháp trích lập theo tỷ lệ phần trăm của tổng phí bảo hiểm :

-Đối với nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường bộ, đường biển, đường sắt và đường hàng không: Bằng 17% của tổng phí bảo hiểm giữ lại thuộc năm tài chính của các nghiệp vụ này.

-Đối với các nghiệp vụ bảo hiểm khác: Bằng 40% của tổng phí bảo hiểm giữ lại thuộc năm tài chính của các nghiệp vụ này.

Theo phương pháp này thì mức dự phòng phí mà PJICO cần phải trích lập trong năm 2002 như sau :

Bảng 06 : Mức trích lập dự phòng phí của PJICO trong năm tài chính 2002

Đơn vị : triệu VNĐ Nghiệp vụ bảo hiểm Phí bảo hiểm thực giữ lại Kỳ trước chuyển sang Trích trong kỳ NVBH hàng hoá vận chuyển 22740 2527 1340 NVBH khác 106460 32570 9260 tổng cộng : 129200 35100 10600 (Nguồn:Phòng tổng hợp) Nhận xét:

Phương pháp này có ưu điểm là tính toán đơn giản, khối lượng khối lượng công việc phải thực hiện ít, nên được hầu hết các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam sử dụng.

Tuy nhiên, phương pháp trích lập theo tỷ lệ phần trăm của tổng phí bảo hiểm chưa loại trừ được phần phí của những hợp đồng mà vào thời điểm kết thúc năm tài chính đã hết hiệu lực. Đó là những hợp đồng có thời hạn nửa năm được ký kết vào nửa đầu của năm (01/01- 30/06); những hợp đồng có thời hạn ba tháng được ký kết vào quý I, II, III; những hợp đồng có thời hạn tháng được ký kết vào các tháng trước tháng cuối của năm tài chính...

Bên cạnh đó, phương pháp này chỉ cho phép các doanh nghiệp bảo hiểm trích lập hợp lý dự phòng phí khi phí bảo hiểm thu được trong năm chính đều đặn theo thời gian.Ta cũng biết rằng, hầu hết các hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ đều là các hợp đồng ngắn hạn, thời gian có hiệu lực của hợp đồng thường dưới một năm. Như vậy, đối với các nghiệp vụ bảo hiểm khác ngoài nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá vận chuyển, nếu các hợp đồng bảo hiểm chủ yếu được ký kết vào đầu năm thì mức dự phòng phí trích lập sẽ không tương xứng với phần hiệu lực còn lại của hợp đồng bảo hiểm ở năm tài chính tiếp theo, tức là dự phòng phí trích lập cao hơn mức cần thiết. Ngược lại, nếu các hợp đồng bảo hiểm chủ yếu được ký kết vào cuối năm thì mức dự phòng phí trích lập cũng sẽ không tương xứng với phần hiệu lực còn lại của hợp đồng bảo hiểm ở năm tài chính tiếp theo, tức là mức dự phòng phí trích lập thấp hơn mức cần thiết.

Tóm lại, nếu áp dụng phương pháp này thì có thể dẫn đến mức dự phòng phí được trích lập không hợp lý.

2.2/- Dự phòng bồi thường cho các khiếu nại chưa giải quyết (Dự phòng bồi thường)

Thông thường dự phòng bồi thường thường được sử dụng để thanh toán cho các tổn thất phát sinh trong những trường hợp sau:

a) Các tổn thất đã khiếu nại, thuộc trách nhiệm bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm đã xác định được tổng số tiền phải bồi thường nhưng đến cuối năm tài chính vẫn chưa thực hiện chi trả.

b) Các tổn thất đã khiếu nại, thuộc trách nhiệm bảo hiểm nhưng doanh nghiệp bảo hiểm chưa xác định được tổng số tiền phải bồi thường.

c) Các tổn thất đã phát sinh, thuộc trách nhiệm bảo hiểm nhưng chưa khiếu nại và cần được doanh nghiệp bảo hiểm ước tính.

Tình hình trích lập dự phòng bồi thường tại PJICO trong năm 2002 như sau:

+Kỳ trước chuyển sang: 56200 triệu VNĐ. +Phải trích trong kỳ: 16800 triệu VNĐ. +Dư cuối kỳ: 73000 triệu VNĐ.

-Dự phòng bồi thường cho các tổn thất đã khiếu nại nhưng đến cuối

năm tài chính chưa giải quyết ở PJICO được trích lập theo phương pháp từng hồ sơ.

Theo phương pháp này, mức trích lập được tính trên cơ sở thống kê số tiền bồi thường cho từng hố sơ đã khiếu nại doanh nghiệp bảo hiểm nhưng đến cuối năm tài chính chưa được giải quyết.

Như vậy, theo số liệu thống kê, mức dự phòng bồi thường được trích lập cho các các tổn thất đã khiếu nại nhưng đến cuối năm tài chính chưa giải quyết tại PJICO năm 2002 là: 6300 triệu VNĐ.

-Dự phòng bồi thường cho các tổn thất đã phát sinh thuộc trách nhiệm bảo hiểm nhưng chưa khiếu nại ở PJICO tính theo phương pháp thống kê.

Theo phương pháp này, mức dự phòng bồi thường được trích lập cho các tổn thất đã phát sinh thuộc trách nhiệm bảo hiểm nhưng chưa khiếu nại dựa trên tình hình bồi thường cho các tổn thất này của các năm tài chính liên tiếp trước đó.

Như vậy, theo số liệu thồng kê, mức dự phòng bồi thường được trích lập cho các tổn thất đã phát sinh thuộc trách nhiệm bảo hiểm nhưng chưa khiếu nại mà PJICO cần trích lập trong năm 2002 là: 10500 triệu VNĐ.

Mặc dù Thông tư 72/2001/TT-BTC có đưa ra phương pháp trích lập dự phòng bồi thường và cho phép các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ có thể lựa chọn phương pháp trích lập phù hợp, nhưng vẫn còn những điểm chưa rõ ràng. Nên trong thực tế, vẫn tồn tại những quan điểm chưa thống nhất giữa các doanh nghiệp bảo hiểm, giữa các doanh nghiệp bảo hiểm với các cơ quan điều chỉnh hoạt động bảo hiểm.

Có thể chia các vấn đề còn tranh cãi trên trên thành hai quan điểm chủ yếu sau:

-Thứ nhất, mức dự phòng bồi thường chỉ được coi là trích lập hợp

lý khi đủ để thanh toán cho các tổn thất trong các trường hợp a, b và c. -Thứ hai, mức dự phòng bồi thường chỉ cần trích lập đủ để thanh

toán cho các tổn thất trong trường hợp b và c.

Theo chế độ kế toán trước đây (ban hành kèm theo Quyết định 1269 TC/QĐ/CĐKT và Thông tư 179/1998/TT-BTC) các khoản chi phí ngay cả khi mới phát sinh như chi bồi thường, chi hoa hồng, chi giám định... và dự phòng nghiệp vụ được tính vào chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm và được theo dõi tổng hợp ở bên nợ tài khoản TK 624 - Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm gốc. Nhưng khi tính kết quả kinh doanh hay lợi nhuận trước thuế, doanh nghiệp bảo hiểm chỉ phải kết chuyển phần đã thực chi (đã thanh toán) và dự phòng nghiệp vụ. Phần chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm (không bao gồm dự phòng nghiệp vụ) phát sinh nhưng chưa thanh toán (bao gồm cả những khoản bồi thường còn phải trả, chưa thanh toán) được coi là chi phí kinh doanh bảo hiểm dở dang và được kết chuyển sang tài khoản TK 154 – Chi phí kinh doanh dở dang.

Với phương pháp hạch toán như trên, các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ khi trích lập dự phòng bồi thường phải đủ lớn để thanh toán cho các tổn thất phát sinh trong tất cả các trương hợp a, b và c nghĩa là phải tính cả phần dự phòng để bồi thường cho các tổn thất phải trả, khi đó đang được theo dõi ở bên có trên tài khoản TK 331 – Phải trả người bán.

Nếu doanh nghiệp bảo hiểm không tính phần dự phòng bồi thường này để kết chuyển khi tính kết quả kinh doanh thì một mặt doanh nghiệp sẽ không đủ khả năng để thanh toán cho các tổn thất còn phải trả, mặt khác nguyên tắc

phù hợp giữa doanh thu và chi phí sẽ không được đảm bảo vì phần chi bồi thường phát sinh chưa thanh toán đã bị loại bỏ được chuyển thành chi phí kinh doanh dở dang. Phần chi bồi thường phát sinh chưa thanh toán được chuyển thành chi phí kinh doanh dở dang này phải được thay thế bởi dự phòng bồi thường cho các tổn thất trong trường hợp a. Tuy nhiên, chưa hẳn phần dự phòng bồi thường này đúng bằng chi bồi thường chưa thanh toán được kết chuyển thành chi phí kinh doanh dở dang vì điều này còn phụ thuộc vào phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ mà doanh nghiệp bảo hiểm áp dụng.

Như vậy, từ năm 2001 trở về trước, việc trích lập dự phòng bồi thường theo quan điểm thứ nhất là đúng, đảm bảo cho doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trích lập dự phòng bồi thường một cách hợp lý, kết quả kinh doanh được xác định chính xác.

Nếu theo quan điểm thứ nhất thì dự phòng bồi thường của PJICO cần trích lập để thanh toán cho các tổn thất phát sinh trong cả trường hợp a, b và c. Vậy mức dự phòng bồi thường mà PJICO cần trích lập trong năm tài chính 2002 là 16800 triệu VNĐ. Đây là mức dự phòng bồi thường mà thức tế PJICO đã trích lập.

Từ năm 2002, khi các doanh nghiệp bảo hiểm áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp bảo hiểm sửa đổi theo Nghị định 150/2001/NĐ-CP thì việc trích lập dự phòng bồi thường theo quan điểm trên không còn phù hợp nữa nhất là khi hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam được ban hành.

Theo Nghị định 43/2001/NĐ-CP và Thông tư 72/2001/TT-BTC doanh thu và chi phí của doanh nghiệp bảo hiểm được quy định như sau :

-Doanh thu hoạt động kinh doanh bảo hiểm là số tiền phải thu phát sinh trong ký sau khi đã trừ đi các khoản phải chi giảm thu phát sinh trong kỳ.

-Chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm là số tiền phải chi, phải trích phát sinh trong kỳ sau khi trừ đi các khoản phải thu giảm chi phát sinh trong kỳ.

Với quy định về doanh thu và chi phí của hoạt động kinh doanh bảo hiểm như trên nên trong chế độ kế toán doanh nghiệp bảo hiểm sửa đổi, phần

chi phí bồi thường chưa thanh toán không còn được kết chuyển thành chi phí kinh doanh dở dang, mà được kết chuyển hoàn toàn để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ vì chi phí kinh doanh hiện nay là chi phí phát sinh chứ không phải là chi phí thực chi như thời điểm trước năm 2001. Tài khoản TK 154 – Chi phí kinh doanh dở dang chỉ còn sử dụng để phản ánh chi phí trực tiếp kinh doanh hoạt động bảo hiểm và hoạt động kinh doanh khác chưa có doanh thu trong năm.

Do vậy, khi tính dự phòng bồi thường, nếu doanh nghiệp bảo hiểm trích lập cả phần dự phòng cho các tổn thất còn phải trả trong trường hợp a thì sẽ làm tăng chi phí kinh doanh và việc xác định kết quả kinh doanh không còn chính xác vì đã tính trùng phần chi bồi thường chưa thanh toán.

Trong trường hợp này, việc trích lập dự phòng bồi thường theo quan điểm thứ hai là đúng, dự phòng bồi thường chỉ cần trích lập cho các tổn thất trong trường hợp b và c. Phần chi bồi thường cho các tổn thất trong trường hợp a vì đã thực sự được tính vào chi phí kinh doanh nên không được kết chuyển thành chi phí kinh doanh dở dang.

Nếu theo quan điểm thứ hai, thì mức dự phòng bồi thường mà PJICO trích lập chỉ cần đủ để thanh toán cho các tổn thất phát sinh trong trường hợp b và c. Như vậy, mức dự phòng bồi thường mà PJICO cần trích lập trong năm tài chính 2002 là: 10500 triệu VNĐ thay vì 16800 triệu VNĐ nếu theo quan điểm thứ nhất. Đây là mức dự phòng bồi thường mà PJICO đáng ra phải trích lập khi áp dụng chế độ kế toán sửa đổi.

Ta dễ dàng nhận thấy chênh lệch dự phòng bồi thường theo quan điểm thứ nhất và thứ hai là khá lớn (đúng bằng mức dự phòng bồi thường cho các tổn thất phát sinh trong trường hợp a) là 6300 triệu VNĐ. Do đó kết quả kinh doanh và nghĩa vụ nộp thuế đã xác định trong năm 2002 của PJICO không còn được chính xác nữa. Cụ thể, kết quả kinh doanh và nghĩa vụ nộp thuế của PJICO đều tăng lên.

2.3/-Dự phòng bồi thường cho các giao động lớn về tổn thất (Dự phòng

Theo quy định của Luật Kinh Doanh Bảo hiểm thì dự phòng giao động lớn của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ được tính theo phương pháp thống kê, cụ thể như sau :

Dự phòng Tổng bồi thường cho các giao động lớn bồi thường về tổn thất cuối năm tài chính cho các của 3 năm tài chính trước liên tiếp giao động =

lớn về 3

tổn thất

-Trường hợp dự phòng bồi thường cho các giao động lớn về tổn thất trung bình tính theo công thức trên cao hơn tổng bồi thường cho các giao động lớn về tổn thất của năm tài chính trước liền kề thì dự phòng bồi thường cho các giao động lớn về tổn thất lấy bằng dự phòng bồi thường cho các giao động lớn về tổn thất trung bình.

-Trường hợp dự phòng bồi thường cho các giao động lớn về tổn thất trung bình tính theo công thức trên thấp hơn hoặc bằng tổng bồi thường cho các giao động lớn về tổn thất của năm tài chính trước liền kề thì dự phòng bồi thường cho các giao động lớn về tổn thất được tính theo công thức :

Dự phòng Dự phòng bồi Dự phòng bồi Tỷ lệ phần trăm bồi thường thường cho thường cho tăng trưởng phí cho các = các giao động + các giao động x BH phải thu giao động lớn về tổn thất lớn về tổn thất phát sinh trong lớn về của năm tài chính của năm tài chính năm tài chính tổn thất trước liền kề trước liền kề từ các HĐBH

Tình hình trích lập dự phòng giao động lớn tại PJICO trong năm 2002 như sau:

+Kỳ trước chuyển sang: 21000 triệu VNĐ. +Trích trong kỳ: 9300 triệu VNĐ.

+Chi trong kỳ: 3100 triệu VNĐ. +Dư cuối kỳ: 27400 triệu VNĐ.

Dự phòng cho các giao động lớn về tổn thất ở PJICO được trích lập theo phương pháp thống kê. Theo phương pháp này, mức dự phòng giao động lớn được trích lập trong năm tại chính dựa trên tình hình bồi thường cho các tổn thất này trong các năm tài chính liên tiếp trước đó.

Theo số liệu thống kê, mức dự phòng giao động lớn được trích lập trong năm 2002 tại PJICO là: 9300 triệu VNĐ.

Nhận xét:

Để xác định được một cách chính xác hơn mức dự phòng giao động lớn được trích lập tức là xác định một cách chính xác hơn tình hình bồi thườngcho các giao động lớn trung bình, ta có thể lấy số liệu bồi thường của cả một giai đoạn trước đó.

Tuy nhiên, đối với một số doanh nghiệp mới thành lập, do chưa có số

Một phần của tài liệu đảm bảo khả năng thanh toán của công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex (Trang 45 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)