Quá trình hình thành

Một phần của tài liệu đảm bảo khả năng thanh toán của công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex (Trang 26)

1.1/- Cơ cấu tổ chức bộ máy

Căn cứ vào Nghị định 100/NĐ-CP ngày 18/12/1993 do Chính Phủ ban hành, giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện kinh doanh bảo hiểm ngày 27/5/1995 do Bộ Tài Chính cấp và giấy phép thành lập công ty số 1873/GP- UB ngày 8/6/199 do UBND thành phố Hà Nội cấp. Ngày 15/6/1995 công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex (Petrolimex Joint-Stock Insurance Company) gọi tắt là PJICO đã chính thức ra đời. PJICO trở thành công ty cổ phần bảo hiểm đầu tiên ở Việt Nam với tổng số vốn ban đầu là 55 tỷ VNĐ.

Các cổ đông sáng lập của PJICO đều là những tổ chức kinh tế của nhà nước có uy tín và khả năng tài chính vững mạnh, bao gồm:

• • •

Tổng công ty xăng dầu Việt Nam ( PETROLIMEX ):

phẩm hoá dầu; kinh doanh vận tải xăng dầu, kho cảng dầu; khảo sát thiết kế xây dựng các công trình xăng dầu.

Tổng vốn góp : 28 tỷ 50 triệu VNĐ. Tỷ trọng : 51%. Số cổ phiếu : 14025 cổ phiếu. • • •

Ngân hàng ngoại thương Việt Nam ( VIETCOMBANK ):

Lĩnh vực hoạt động : Là một trong năm ngân hàng thương mại của nhà nước có nhiệm vụ điều tiết cung cầu về tiền tệ, ổn định tỷ giá hối đoái và thực hiện các nhiệm vụ khác được nhà nước giao.

Tổng vốn góp : 5 tỷ 500 triệu VNĐ. Tỷ trọng : 10%. Số cổ phiếu : 5500 cổ phiếu. • • •

Công ty tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam ( VINARE ):

Lĩnh vực hoạt động : thực hiện hoạt động tái bảo hiểm với các doanh nghiệp bảo hiểm trong và ngoài nước, tư vấn và thu xếp tái bảo hiểm, cung cấp các thông tin về thị trường bảo hiểm và thị trường tái bảo hiểm.

Tổng vốn góp : 4 tỷ 400 triệu VNĐ. Tỷ trọng : 8%. Số cổ phiếu : 2200 cổ phiếu. • • •

Tổng công ty thép Việt Nam ( VSC ):

Lĩnh vực hoạt động : thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực kim khí; có vai trò điều tiết, chi phối thị trường này, chịu trách nhiệm trước nhà nước về sự bình ổn của thị trường trong nước.

Tổng vốn góp : 3 tỷ 300 triệu VNĐ. Tỷ trọng : 6%. Số cổ phiếu : 1650 cổ phiếu. • • •

Công ty vật tư và thiết bị toàn bộ ( MATEXIM ):

Lĩnh vực hoạt động : kinh doanh và xuất khẩu vật tư, thiết bị, phụ tùng và các hàng hoá khác cho ngành công nghiệp nặng và các ngành kinh tế khác.

Tổng vốn góp : 1 tỷ 650 triệu VNĐ. Tỷ trọng : 3%.

• • •

Công ty điện tử Hà Nội ( HANEL ):

Lĩnh vực hoạt động : sản xuất, lắp ráp, kinh doanh xuất nhập khẩu hàng điện tử, linh kiện điện tử...

Tổng vốn góp : 1 tỷ 100 triệu VNĐ. Tỷ trọng : 2%. Số cổ phiếu : 550 cổ phiếu. • • •

Công ty trách nhiệm hữu hạn thiết bị an toàn ( AT ):

Lĩnh vực hoạt động : chuyên cung cấp, tư vấn thiết kế và lắp ráp các thiết bị tự động báo cháy, chữa cháy, báo trộm, chống đột nhập.

Tổng vốn góp : 275 triệu VNĐ. Tỷ trọng : 0,5%.

Số cổ phiếu : 138 cổ phiếu.

Ngoài ra, các cổ đông là cá nhân cũng tham gia góp vốn với tổng số vốn góp là 10 tỷ 275 triệu VNĐ chiếm tỷ trọng 19,5%, tương ứng với 27500 cổ phiếu, trong đó có Liên hiệp đường sắt Việt Nam (VRE).

hi đồng qun trtng giám đốc phó tng giám đốc phó tng giám đốc PBH phi h ng hải PBH TS & HH VP KV I VP KV III VP KV II VP KV IV VP KV V VP KV VI VP KV VII CN Q . Ninh CN H . Phòng CN N . Bình PBH T . Hoá CN N . An PBH H. Tĩnh CN Q . Bình Phòng kế toán Phòng nhân sự Phòng tổng hợp Phòng đầu tư Ban thanh tra PBH h ng hải P . tái bảo hiểm CN TT . Huế PBH Q . Nam CN K . Ho CN S . Gòn ONFòn CN C . Thơ PBH K . Giang PBH C . Mâu P QL NV & TT CN Đ . Nẵng tng đại lý, đại lý cng tác viên bo him PBH H .Tây CN V . Tầu

1.2/- Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận

Hội đồng quản trị:

Bao gồm chủ tịch Hội đồng quản trị, phó chủ tịch Hội đồng quản trị và các thành viên của Hội đồng quản trị thực hiện nhiệm vụ vạch ra mục tiêu chiến lược, phương hướng phát triển cho toàn công ty.

Ban giám đốc:

Bao gồm Tổng Giám đốc và hai phó Tổng Giám đốc thực hiện vai trò quản lý chung toàn công ty.

Các phòng, ban trong công ty:

Phòng bảo hiểm tài sản và hoạn: Thực hiện các nghiệp vụ bảo hiểm

cụ thể như bảo hiểm kỹ thuật, bảo hiểm cháy và bảo hiểm tài sản, bảo hiểm xây dựng và lắp đặt; bảo hiểm trách nhiệm chung, bảo hiểm trách nhiệm đối với người thứ ba, bảo hiểm trách nhiệm đối với sản phẩm. Ngoài ra, còn thực hiện việc giám định, phân bổ tổn thất, xét giải quyết bồi thường và đòi người thứ ba bồi hoàn.

Phòng bảo hiểm phi hàng hải (Phòng quản lý bảo hiểm Hà Nội):

Thực hiện các nghiệp vụ bảo hiểm về bảo hiểm tai nạn con người 24/24; bảo hiểm trợ cấp nằm viện và phẫu thuật; bảo hiểm kết hợp con người (gồm có bảo hiểm sinh mạng cá nhân, trợ cấp nằm viện và phẫu thuật, tai nạn con người 24/24); bảo hiểm học sinh sinh viên giáo viên; bảo hiểm khách du lịch (bao gồm bảo hiểm khách du lịch trong nước, bảo hiểm khách du lịch nước ngoài tại Việt Nam, bảo hiểm người Việt Nam du lịch nước ngoài); bảo hiểm trách nhiệm của chủ lao động đối với người lao động; bảo hiểm xe cơ giới bao gồm bảo hiểm vật chất thân xe, bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe, bảo hiểm tai nạn lái xe và phụ xe. Ngoài ra, còn thực hiện việc giám định, phân bổ tổn thất, xét giải quyết bồi thường và đòi người thứ ba bồi hoàn.

Phòng tổng hợp: Thực hiện nhiệm vụ tổ chức cán bộ; lưu trữ văn thư,

tuyên truyền quảng cáo về công ty.

Phòng bảo hiểm hàng hải: Thực hiện các nghiệp vụ bảo hiểm về bảo

hiểm thân tầu, thuyền; bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường biển (hàng hoá xuất nhập khẩu và hàng hoá vận chuyển nội địa); bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường sông, đường bộ, đường sắt, đường hàng không; bảo hiểm

trách nhiệm dân sự của chủ tàu, chủ thuyền; bảo hiểm ngư cụ tầu cá. Ngoài ra, còn thực hiện việc giám định tổn thất, phân bổ tổn thất, xét giải quyết bồi thường và đòi người thứ ba bồi hoàn.

Phòng tái bảo hiểm: Thực hiện hoạt động nhận tái và nhượng tái bảo

hiểm với các công ty bảo hiểm trong và ngoài nước.

Phòng kế toán: Quản lý công tác thu phí bảo hiểm, thu phí nhận tái,

thu từ các hoạt động khác; quản lý chi trả bồi thường, chi hoa hồng, chi cho các hoạt động khác; theo dõi tổng hợp các hoạt động kinh tế phát sinh, thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước.

Phòng đầu tư: Thực hiện hoạt động nghiên cứu về thị trường vốn, trực tiếp thực hiện và quản lý hoạt động đầu tư nguồn vốn nhàn rỗi của công ty.

Phòng tổ chức cán bộ: Thực hiện việc tuyển dụng, đào tạo người lao

động cho các bộ phận chức năng trong công ty; chi trả lương thưởng, đánh giá kết quả lao động của người lao động.

Phòng quản lý nghiệp vụ thị trường: Thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu

thị trường, tìm hiểu nhu cầu về các sản phẩm; nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, cải tiến bổ sung sản phẩm hiện thời, tổ chức các hoạt động tuyên truyền quảng cáo, tổ chức và quản lý hệ thống phân phối.

Ban thanh tra: Thực hiện nhiệm vụ giám sát kiểm tra hoạt động của các bộ phận trong công ty và báo cáo hội đồng cổ đông.

1.3/- Các nghiệp vụ bảo hiểm được triển khai ở PJICO

Các nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải.

• Bảo hiểm thân tầu, thuyền.

• Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường biển (hàng hoá xuất nhập khẩu và hàng hoá vận chuyển nội địa).

• Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường sông.

• Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường bộ.

• Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường sắt

• Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường hàng không.

• Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu, chủ thuyền.

Các nghiệp vụ bảo hiểm phi hàng hải.

• Bảo hiểm tai nạn con người 24/24.

• Bảo hiểm trợ cấp nằm viện và phẫu thuật.

• Bảo hiểm kết hợp con người ( gồm có bảo hiểm sinh mạng cá nhân, trợ cấp nằm viện và phẫu thuật, tai nạn con người 24/24 ).

• Bảo hiểm học sinh sinh viên.

• Bảo hiểm khách du lịch (bao gồm bảo hiểm khách du lịch trong nước, bảo hiểm khách du lịch nước ngoài tại Việt Nam, bảo hiểm khách Việt Nam du lịch nước ngoài).

• Bảo hiểm trách nhiệm của chủ lao động đối với người lao động.

• Bảo hiểm xe cơ giới (xe máy, xe tải, xe chở khách…): bao gồm bảo hiểm vật chất thân xe, bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe, bảo hiểm tai nạn lái xe và phụ xe.

Các nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn và tài sản.

• Bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng lắp đặt.

• Bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt.

• Bảo hiểm mọi rủi ro nhà thầu xây dựng.

• Bảo hiểm máy móc và đổ vỡ máy móc.

Ngoài ra, công ty còn thực hiện các hoạt động khác có liên quan như: giám định tổn thất, xét giải quyết bồi thường và đòi người thứ ba bồi hoàn, thực hiện hoạt động nhận tái và nhượng tái bảo hiểm...

2/- Những thành tựu đã đạt được trong thời gian qua

2.1/- Tình hình thị trường bảo hiểm phi nhân thọ năm 2002

Những thời cơ

-Về kinh tế:

+Nền kinh tế Việt Nam trong năm 2002 tăng trưởng ổn định, đầu tư trực tiếp nước ngoài gia tăng, thu nhập của các tầng lớp dân cư tiếp tục được cải thiện, nhận thức về vai trò và lợi ích của việc tham gia bảo hiểm trong xã hội ngày càng cao.

+Nền kinh tế thế giới cũng đang trên đà hồi phục, đặc biệt nền kinh tế của các cường quốc như Nhật, Anh, Mỹ...đã có dấu hiệu tăng trưởng trở lại.

-Về chính trị:

+Tình hình chính trị ở Việt Nam tương đối ổn định đó là cơ sở để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và gia tăng đầu tư nước ngoài.

+Những ưu đãi khuyến khích của nhà nước đối với các doanh nghiệp bảo hiểm nói chung và PJICO nói riêng như: ưu đãi về thuế, khuyến khích về đầu tư...

-Về phía công ty:

+Công ty tiếp tục nhận được sự lãnh đạo đúng đắn của HĐQT, sự hỗ trợ của các cổ đông sáng lập, sự tham gia của khách hàng trong và ngoài cổ đông trong quá trình hoạt động.

+Công ty có đội ngũ cán bộ, nhân viên năng động, có tuổi đời trẻ, có trình độ nghiệp vụ cao.

+Có nội lực mạnh do nội bộ công ty về cơ bản đoàn kết thống nhất.

Những thách thức

-Thị trường bảo hiểm quốc tế vẫn chịu ảnh hưởng nặng nề của sự kiện 11/9. Yếu tố này đã tác động trực tiếp đến thị trường bảo hiểm Việt Nam, làm gia tăng sự lệ thuộc của thị trường bảo hiểm Việt Nam vào thị trường bảo hiểm quốc tế.

-Tình hình cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm vẫn tiếp tục diễn ra gay gắt, theo xu hướng lợi thế cạnh tranh thuộc về các doanh nghiệp có thị phần và khả năng tài chính vững mạnh. Xuất hiện thêm các công ty bảo hiểm phi nhân thọ có vốn đầu tư nước ngoài như Bảo Minh-CMG, Allianz-AGF...

-Năm 2002 là năm diễn ra sự kiện thay đổi nhân sự cấp cao ở PJICO. Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình kinh doanh và tâm lý của cán bộ nhân viên của công ty trong sáu tháng đầu năm.

-Tình hình lũ lụt ở miền Trung và miền Nam khá trầm trọng; tình hình tai nạn giao thông gia tăng; một số vụ cháy lớn liên tục xảy ra tại các thành phố lớn đã gây ra nhiều thiệt hại về người và của...

-Bộ máy tổ chức và đội ngũ cán bộ nhân viên của công ty đã được bổ sung nhưng kỹ năng nghiệp vụ, khả năng marketing, năng lực khai thác... còn

hạn chế, đặc biệt năng xuất lao động còn thấp hơn so với năng xuất lao động chung.

2.2/- Các thành tựu đã đạt được trong thời gian qua

Kể từ khi thành lập đến nay, PJICO không ngừng lớn mạnh, hiện nay là công ty bảo hiểm phi nhân thọ đứng hàng thứ 4 ở thị trường Việt Nam.

Bảng 01 : Tổng quan về thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam năm 2002

TT Công ty Doanh thu

( tỷ VNĐ ) Tăng trưởng ( %) Thị phần ( % ) 1 Bảo Việt 1240 22,0 40,4 2 BảoMinh-CMG 862 53,8 21,8 3 PVIC 445 193,0 14,5 4 PJICO 176 27,1 5,7 5 PTI 113 22.0 3,7 6 Bảo Long 34 30,7 1,1 7 Các DNBH khác - - 6,5 (Nguồn:Phòng tổng hợp) Các cổ đông của PJICO (trừ AT) đều là các doanh nghiệp của nhà nước, vì thế PJICO có những lợi thế riêng. Các cổ đông đồng thời là khách hàng của công ty đã đảm bảo cho PJICO phát triển vững chắc trong những ngày đầu mới thành lập. Do là công ty nhỏ, lại ra đời sau nên trong thời gian đầu nguồn khách hàng chủ yếu của PJICO chỉ bao gồm các cổ đông của công ty, lượng khách hàng ngoài cổ đông chiếm một lượng rất nhỏ.

Sau thời gian đầu đầy khó khăn, PJICO đã tìm được chỗ đứng vững chắc trên thị trường bảo hiểm Việt Nam. Lượng khách hàng ngoài cổ đông tham gia bảo hiểm ở PJICO ngày càng tăng. Đến năm 2000, doanh thu phí từ các khách hàng ngoài cổ đông đã chiếm hơn 70% doanh thu phí của công ty. Doanh thu phí bảo hiểm, lợi nhuận, đóng góp vào ngân sách nhà nước của PJICO cũng không ngừng tăng lên theo thời gian.

Bảng 02: Một số chỉ tiêu tài chính của PJICO giai đoạn 1997- 2002

Đơn vị : tỷ VNĐ

(Nguồn:Phòng tổng hợp) Về tốc độ tăng trưởng, thời gian đầu tăng khá nhanh do doanh thu phí ban đầu còn thấp.Trong thời gian tiếp theo, khi mức doanh thu phí đạt được khá cao thì tốc độ tăng trưởng đã chững lại và có chiều hướng giảm sút.

Bảng 03 : Tốc độ tăng doanh thu phí của PJICO giai đoạn 1997- 2002

(Nguồn:Phòng tổng hợp) Qua hơn bảy năm hoạt động, PJICO đã nhanh chóng thâm nhập và chiếm lĩnh vào thị trường bảo hiểm Việt Nam. PJICO đã có mặt ở hầu hết các tỉnh và thành phố lớn trên toàn quốc, đã thực hiện bảo hiểm cho các dự án lớn của đất nước như: đường Hồ Chí Minh, đường ngầm đèo Hải Vân, khu liên hiệp thể thao Seagames 2003... PJICO cũng có quan hệ rộng rãi với thị trường bảo hiểm và tái bảo hiểm quốc tế, chính thức quan hệ với trên 30 công ty bảo

Chỉ tiêu Năm 1997 1998 1999 2000 2001 2002

Phí BH gốc 80,7 108,7 92,4 108,0 138,0 175,8

Phí nhượng tái BH 29,0 44,8 53,5 33,6 46,0 53,5 Phí BH giữ lại 52,0 63,9 61,5 48,5 97,1 129,2 Lợi nhuận HĐ tài chính 6,0 6,5 8,1 7,1 8,5 9,6 Lợi nhuận trước thuế 10,9 11,8 7,6 8,9 9,2 12,0 Tổng nộp ngân sách 8,2 9,2 8,4 10,0 12,5 20,0 Tỷ lệ chi trả cổ tức/năm(%) 14,4 14,4 12,0 12,0 12,0 15,0 Tỷ lệ thực BT/phí giữ lại(%) 41,0 43,5 40,6 68,0 43,2 43,8 Năm 1997 1998 1999 2000 2001 2002 DT phí bảo hiểm (tỷ VNĐ) 80,7 108,7 92,4 108,0 138,0 175,8 Tốc độ tăng DT phí (%) - 34,5 -15,0 16,9 27,8 27,4

hiểm, tái bảo hiểm nước ngoài, trong đó có những tổ chức có tên tuổi và uy tín như Lloy'd, Munich Re...

Trong năm 2002, PJICO đã đạt được một số kết quả như sau:

Một phần của tài liệu đảm bảo khả năng thanh toán của công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)