Một số kiến nghị với Cơ quan quản lý nhà nước và Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam

Một phần của tài liệu phát triển lực lượng đại lý bảo hiểm phi nhân thọ chuyên nghiệp (Trang 78 - 83)

- Theo dõi thu phí và tái tục

lượng đại lý bảo hiểm phi nhân thọ chuyên nghiệp 3.1.1 – Một số thuận lợ

3.3- Một số kiến nghị với Cơ quan quản lý nhà nước và Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam

hội bảo hiểm Việt Nam

Cùng với việc thực hiện các giải pháp nêu trên, để hoạt động kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam nói chung và tại Bảo Việt Hà Nội nói riêng mang lại những lợi ích thiết thực trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội, giúp các doanh nghiệp bảo hiểm kinh doanh thực sự có hiệu quả, nhà nước cần quan tâm giải quyết tốt một số vấn đề cơ bản sau:

a) Với các cơ quan quản lý Nhà nước

Hoàn thiện môi trường pháp lý về kinh doanh bảo hiểm nói chung và bảo hiểm phi nhân thọ nói riêng để tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng.

khoé. Cạnh tranh là động lực thúc đẩy phát triển nhưng cũng gây nhiều khó khăn, thậm chí gây thiệt hại đáng kể cho các công ty bảo hiểm. Hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh giữa các công ty bảo hiểm gây ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh và ảnh hưởng đến uy tín của ngành bảo hiểm nói chung và ảnh hưởng đến từng công ty nói riêng. Giữa các công ty bảo hiểm còn thiếu sự hợp tác, phối hợp hữu hiệu trong lĩnh vực tuyên truyền, giáo dục, phát triển thị trường, đề phòng hạn chế tổn thất. Vì vậy, việc xây dựng hệ thống các văn bản pháp luật trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm và các văn bản pháp luật khác có liên quan một cách hoàn chỉnh, đồng bộ có ý nghĩa quan trọng đảm bảo cho việc phát triển thị trường bảo hiểm lành mạnh, đảm bảo tính công bằng giữa các bên trong hợp đồng bảo hiểm. ở các nước có ngành công nghiệp bảo hiểm phát triển, để điều chỉnh hoạt động kinh doanh bảo hiểm, các bộ luật bảo hiểm được xây dựng rất công phu, chặt chẽ và chi tiết, bao quát mọi hoạt động của lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, được bổ sung phù hợp với sự phát triển ngày càng đa dạng của các quan hệ bảo hiểm.

Hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh bảo hiểm bao gồm các nghị định của Chính phủ, các thông tư, quyết định của Bộ Tài chính, bộ Luật kinh doanh bảo hiểm có hiệu lực từ ngày 01 tháng 04 năm 2001... Nhìn lại hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm ở nước ta có những vấn đề sau:

Số lượng các văn bản nhiều nhưng chưa hoàn chỉnh, các quy phạm pháp luật chỉ nặng về các qui định mà thiếu hẳn bộ phận chế tài, làm cho các qui phạm đó ít có tính khả thi. Khi có sự cố xảy ra trong cạnh tranh hay xung đột giữa các công ty thì rất khó giải quyết.

Các quy phạm pháp luật ra đời chậm không đáp ứng kịp với sự phát triển nhanh của thị trường gây ra những vướng mắc trong quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm.

Để tạo ra môi trường pháp lý lành mạnh cho việc phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam và để thúc đẩy sự phát triển bảo hiểm, trong những năm tới, các quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động bảo hiểm ở nước ta cần phải có bước cải tiến theo hướng sau đây:

- Rà soát lại toàn bộ hệ thống văn bản pháp luật bảo hiểm, sửa chữa hoặ bãi bỏ những vấn đề chưa nhất quán hoặc không còn phù hợp, bổ sung các văn bản pháp luật để tạo tính đồng bộ của hệ thống này.

- Có biện pháp cụ thể, xử lý nghiêm minh đối với các trường hợp gian lận khi ký kết hợp đồng bảo hiểm, gian lận trong khai báo tai nạn, yêu cầu bồi thường bảo hiểm khi khiếu nại bảo hiểm. Cần có các hình thức chế tài cụ thể có tính dăn đe cao nhằm bảo vệ quyền lợi cho các bên khi tham gia hoạt động bảo hiểm và làm cho hoạt động bảo hiểm ngày càng lành mạnh.

- Bên cạnh đó, phải tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân để người dân thấy được ý nghĩa của bảo hiểm, từ đó tự giác tham gia. Trước hết, thông qua các loại hình bảo hiểm bắt buộc, người dân sẽ dần dần hiểu được tác dụng của bảo hiểm từ đó hình thành thói quen tham gia bảo hiểm trong các tầng lớp dân cư. Chỉ khi nào tạo ra được nhu cầu cao về bảo hiểm cho thị trường thì ngành bảo hiểm mới phát triển nhanh và ổn định.

Đề xuất với Chính phủ điều chỉnh và dần nới lỏng tiến tới bãi bỏ những quy định ràng buộc quá chặt chẽ và làm hạn chế sự phát triển thị trường bảo hiểm: rút ngắn thời gian và thủ tục đăng ký, chấp nhận cấp phép cho sản phẩm mới; từng bước nới lỏng vấn đề kiểm soát phí bảo hiểm để vừa tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, vừa có lợi cho người tiêu dùng.

Điều chỉnh khung tỷ lệ hoa hồng theo Luật kinh doanh bảo hiểm, áp dụng đối với từng sản phẩm tuỳ thuộc vào mức độ khó khăn và phức tạp trong quá trình khai thác.

Đối với hiện tượng trục lợi bảo hiểm, cần có sự phối hợp thực hiện giữa các tổ chức, ban ngành liên quan như các doanh nghiệp, trường học, bệnh viện, các cơ quan chức năng liên quan trong việc thông báo tai nạn và xác minh rủi ro. Để hạn chế tình trạng phải trả tiền bảo hiểm cho những trường hợp không thuộc trách nhiệm của các công ty bảo hiểm như: nằm viện không cần thiết, nằm viện điều trị trong khi thực tế người được bảo hiểm lưu trú trong bệnh viện ngắn, kiến nghị với ngành y tế cần kiểm soát chặt chẽ hơn trong công tác xem xét nhập viện, cấp giấy chứng nhận ra vào viện tại bệnh viện, làm cơ sở để các công ty bảo hiểm giải quyết trả tiền bảo hiểm được chính xác, đúng người, đúng nội dung. Về phía người tham gia bảo hiểm cần nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc yêu cầu bồi thường, tạo sự lành mạnh cho ngành bảo hiểm.

b) Với Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam

Hiệp hội bảo hiểm đóng một vai trò quan trọng trong việc tăng cường sự hợp tác của các doanh nghiệp bảo hiểm, duy trì môi trường cạnh tranh lành mạnh.

Để đảm bảo quyền lợi của các doanh nghiệp trước vấn đề cạnh tranh, Hiệp hội bảo hiểm cần thể hiện là tổ chức điều hoà và giữ thế cân bằng bằng trong kinh doanh đặc biệt là trước hiện tượng giảm phí, tăng tỷ lệ hoa hồng tuỳ tiện như hiện nay. Hiệp hội bảo hiểm có thể đưa ra biểu phí tối thiểu cho các nghiệp vụ sao cho vẫn đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh nghiệp vụ, phù hợp với thị trường trong nước và quốc tế. Từ đó cấm các công ty không được cắt giảm phí bảo hiểm thấp hơn biểu phí quy định.

Trên đây là một vài nhận xét và ý kiến đóng góp của em mà công ty có thể cân nhắc thực hiện nhằm xây dựng được một lực lượng đại lý bảo hiểm

chuyên nghiệp, gắn bó với công ty và tăng sức cạnh tranh của công ty trên thị trường bảo hiểm trong nước.

KẾT LUẬN

Bảo hiểm là một lĩnh vực tài chính rất quan trọng đối với các quốc gia nói chung và với Việt Nam nói riêng. Không chỉ là một biện pháp di chuyển rủi ro, bảo hiểm ngày nay đã trở thành một trong những kênh huy động vốn hiệu quả cho nền kinh tế. Thực tế hoạt động kinh doanh bảo hiểm thời gian qua đã cho thấy sự lớn mạnh không ngừng của ngành bảo hiểm và nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai.

Để có thể thành công trong lĩnh vực này, công ty phải phát triển toàn diện các kênh phân phối nhằm chiếm được thị trường một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất, trong đó phải đặc biệt chú ý đến lực lượng đại lý bảo hiểm phi nhân thọ chuyên nghiệp.

triển đội ngũ này cần có thời gian và tiến hành từng bước, không thể thực hiện nóng vội trong một thời gian ngắn.

Với đề tài “Phát triển lực lượng đại lý bảo hiểm tại công ty Bảo Việt Hà Nội: thực trạng và giải pháp” em hy vọng có thể mang lại cái nhìn tổng thể nhất về công tác phát triển đại lý bảo hiểm, cũng như đề xuất một vài giải pháp thiết thực cho sự lớn mạnh công ty nói riêng và của ngành bảo hiểm nói chung.

Em xin chân thành cảm ơn các anh chị tại Bảo Việt Hà Nội, gia đình, bạn bè và các thầy cô giáo, đặc biệt là PGS-TS Trần Thị Thu đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.

Một phần của tài liệu phát triển lực lượng đại lý bảo hiểm phi nhân thọ chuyên nghiệp (Trang 78 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w