Để tạo điều kiện phát triển nghiệp vụ thì không chỉ dựa vào nỗ lực của công ty mà còn cần có sự tạo điều kiện từ bên ngoài. Do đó, bên cạnh những giải pháp nâng cao kết quả và hiệu quả cho nghiệp vụ thì nha nước, các cơ quan ban nghành liên quan phải hỗ trợ cho công ty triển khai nghiệp vụ này.
Luật kinh doanh bảo hiểm ra đờc tạo điều kiện rất lớn cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm. Tuy nhiên , một vấn đề vướng mắc đó là việc chậm ban hành có quy định hướng dẫn cụ thể , đã gây lúng túng cho các công ty trong quá trình thực hiện, mặt khác luật kinh doanh bảo hiểm còn có điểm chưa hợp lý, phù hợp với thực tế, do đó khi đề ra văn bản qui định nhất thiết phải có sự hợp tác giữa cơ quan ban hành và nhà bảo hiểm để văn bản đi sâu vào thực tế hoạt động kinh doanh hơn, mặt khác việc nghiên cứu cũng cần được thực hiện nhanh chóng để ra các văn bản hướng dẫn kịp thời, theo kịp với xu hướng phát triển.
Củng cố mạnh mẽ hơn nữa vai trò của vụ bảo hiểm trực thuộc bộ tài chính trong việc kiểm tra giám sát hoạt động của các công ty bảo hiểm, giám sát việc thực hiện các qui tắc tài chính kế toán theo đúng chuẩn để tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra giám sát của nhà nước, đảm bảo công bằng cạnh tranh lành mạnh giữa các công ty bảo hiểm.
Trong quy tắc bảo hiểm du lịch nên có thêm phần bảo hiểm trách nhiệm dân sự của khách du lịch đối với người thứ ba. Bởi lẽ, trong chuyến hành trình của mình, khách du lịch có thể gây thiệt hại cho người thứ ba, hoặc gây thiệt hại cho cảnh quan môi trường hoặc các gí trị nhân văn, Điều này sẽ bảo đảm an toàn hơn cho du khách.
Về số tiền bảo hiểm. Bộ tài chính qui định số tiền bảo hiểm tối đa là 10.000USD hay 100.000.000VNĐ được đưa ra từ năm 1993, để phù hợp với tình hình hiện nay khi mà các chi phí đều tăng thì số tiền này cũng nên được qui định cao hơn. Để đảm bảo việc tham gia bảo hiểm thực sự mang lại lợi ích cho người tham gia. Mặt khác, hiện nay số tiền bảo hiểm cho khách nội địa được quy định bằng VNĐ, nhưng cũng có rất nhiều người muốn tham gia bằng USD, vì vậy cần có thêm qui định về phí bằng USD để thuận tiện hơn cho khách hàng.
Nhà nước nên có quy định bắt buộc có bảo hiểm du lịch đối với người nước ngoài đến Việt Nam, nếu chưa có bảo hiểm cần mua bảo hiểm
tại Việt Nam, để đảm bảo an toàn cho họ và việc chi trả cũng kịp thời nhanh chóng.
2. Đối với ngành du lịch
Du lịch và bảo hiểm du lịch có mối quan hệ tương hỗ với nhau, phát triển du lịch cũng cơ sở để phát triển loại hình bảo hiểm du lịch. Vì vậy, kiến nghị với ngành du lịch một vài vấn đề sau:
Thứ nhất, xây dựng một chiến lược phát triển cụ thể lâu dài. Trong đó phải tập trung nghiên cứu đưa ra những sản phẩm du lịch độc đáo, vừa đa dạng đặc trưng của Việt Nam, trên cơ sở phát huy tiềm năng về các giá trị nhân văn và cảnh quan thiên nhiên, để thu hút khách đến nhiều lần và nghỉ ngơi dài ngày. Đồng thời phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các ngành, vùng, địa phương tao môi trường văn minh hấp dẫn du khách.
Thứ hai, cần có chiến lược quảng bá tuyên truyền hình ảnh của Việt Nam đến bạn bè thế giới. Mới đây, ngành du lịch đã thành công trong việc quảng bá hình ảnh của Việt Nam trên kênh truyền hình CNN, trong tời gian tới cần có nhiều dự án như vậy.
Thứ ba, nguồn nhân lực cũng là một vấn đề quan trọng bở nó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sản phẩm du lịch. Vì vậy, ngành cần có chính sách nâng cao trình độ cho người làm du lịch. Từ đó nâng cao chất lượng phục vụ.
Thứ tư, ngành du lịch cần có sự quan tâm đến bảo hiểm du lịch và coi đó như một dịch vụ đi kèm hữu hiệu để nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, đảm bảo chuyến du lịch an toàn cũng là một tiêu chí để thu hút khách du lịch. Ngành có thể thực hiện bắt buộc các công ty du lịch mua bảo hiểm cho khách du lịch, khuyến khích khách mua bảo hiểm du lịch tại các khu du lịch, hay bán bảo hiểm kèm theo vé vào của các điểm du lịch.
Bảo hiểm là một hoạt động tài chính xuất hiện từ khá lâu trong quá trình phát triển kinh tế tại Việt Nam, tuy nhiên, khác với ngành ngân hàng, bảo hiểm còn khá mới mẻ đối với người dân. Hầu hết họ biết đến bảo hiểm qua các loại hình như bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba, bảo hiểm vật chất xe…Nhưng đối với các công ty bảo hiểm những nghiệp vụ này thường có tỷ lệ bồi thường khá cao, do vậy lợi nhuận thu được còn hạn chế. Còn rất nhiều nghiệp vụ khác trong bảo hiểm còn khá mới mẻ tuy nhiên lại có tiềm năng phát triển rất lớn, trong đó có bảo hiểm du lịch.
Qua việc phân tích bài luận, cho ta thấy một cái nhìn tổng quan về bảo hiểm du lịch, về tác dụng của nó trong mỗi chuyến hành trình. Mặt khác, bài luận cũng cung cấp cho các nhà bảo hiểm, đặc biệt là công ty bảo hiểm PJICO một cái nhìn triển vọng về nghiệp vụ và cần có sự quan tâm và đầu tư đúng mức cho nghiệp vụ này. Nếu đạt được điều này, tức là mục đích của bài luận đã đạt được.
Tuy nhiên, là một sinh viên do vậy kiến thức thực tế còn hạn chế, bài luận còn có nhiều điểm chưa thật sự hợp lý, em mong nhận đuợc sự góp ý của các thầy cô giáo, đặc biệt là cô giáp- TS. Nguyễn Hải Đường để em hoàn thành chuyên đề một cách tốt nhất.
Em xin chân thành cảm ơn!
1. Giáo trình bảo hiểm - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội. Chủ biên TS Nguyễn Văn Định- NXB Thống Kê 2004.
2. Giáo trình Quản trị kinh doanh Bảo hiểm - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội. Chủ biên TS Nguyễn Văn Định- NXB Thống Kê 2003.
3. Quy tắc Bảo hiểm Du lịch số 06/TC-BH do bộ Tài Chính ban hành. 4. Luật Du Lịch.
5. Nhập môn khoa học du lịch – NXB ĐH Quốc gia Hà Nội.
6. Luật kinh doanh bảo hiểm và văn bản hướng dẫn thi hành- NXB chính trị quốc gia 2002.
7. Báo cáo tổng kết tổng kết kinh doanh của PJICO năm 2007.
8. Bản tin số 2,3 của Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam năm 2007 và bản tin số 4 năm 2005,2006.
9. Báo cáo kết quả kinh doanh của PJICO năm 2003,2004,2005,2006. 10. Tạp chí bảo hiểm số 5,6 năm 2006, và số 3,8 năm 2007.
11. Website: http://www.pjico.com.vn http://www.baohiemvietnam.com.vn
http://baohiem.pro (trang nghiên cứu bảo hiểm) http://avi.org.vn ( hiệp hội bảo hiểm Việt Nam)