Phòng chống trục lợi bảo hiểm

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm mô tô, xe máy tại Công ty Bảo hiểm AAA (Trang 71 - 73)

Mô tô/ xe máy là những phương tiến có tính cơ động cao, địa bàn hoạt động rộng, có thể xe tham gia bảo hiểm một nơi nhưng lúc xảy ra tai nạn lại

ở nơi khác. Việc quản lý gặp rất nhiều khó khăn do đó hiện tượng trục lợi trong nghiệp vụ này cũng rất dễ dàng. Đặc biệt với nghiệp vụ mới của công ty là “Bảo hiểm tổn thất toàn bộ và mất cắp mô tô/ xe máy” rất dễ xảy ra trục lợi. Hiện tượng trục lợi xảy ra dưới nhiều hình thức, phổ biển là:

-Tạo hiện trường giả và thay đổi hiện trường để đòi quyền lợi bảo hiểm - Cố tình làm sai lệch hồ sơ, giấy tờ liên quan đến bảo hiểm

- Có sự cấu kết giữa cán bộ nhân viên bảo hiểm với khách hàng, giữa khách hàng và những bộ phận có liên quan: công an, y tế…

- Có sự cấu kết giữa khách hàng, nhân viên bảo hiểm với cơ sở sửa chữa xe khi xe bị tai nạn phải sửa chữa.

Trục lợi bảo hiểm xảy ra đem lại nhiều hậu quả xấu như: làm mất lòng tin của khách hàng đối với các nhà bảo hiểm; ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của khách hàng cũng như lợi nhuận và doanh thu của công ty… Vì vậy việc phòng chống hiện tượng này rất cần thiết, bản thân công ty cần chú ý đến các biện pháp:

- Tăng cường kiểm tra, kiểm soát ở tất cả các khâu: khai thác - đề phòng hạn chế tổn thất – giám định. Nếu phát hiện sai phạm thì phải lập tức xử lý và xử lý nghiêm khắc. Việc đưa ra các mức xử phạt cao mang tính dăn đe sẽ giúp phòng chống hiện tượng này một cách hiệu quả.

- Đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ làm bảo hiểm. Tạo ra một nét văn hóa trong lĩnh vực bảo hiểm, coi việc trục lợi là một vi phạm đạo đức nghề nghiệp nghiêm trọng không được chấp nhận giống như tại Singapo tham nhũng bị coi là một trọng tội, mức xử phạt rất cao và được coi là vi phạm đạo đức nghề nghiệp nghiêm trọng.

- Lấy Hiệp hội Bảo hiểm Viêt Nam làm đầu mối để kịp thời nắm bắt các thông tin về các hiện tượng phòng chống trục lợi bảo hiểm, đặc biệt phải phối hợp được giữa các công ty bảo hiểm trong cả nước với nhau để phòng chống trục lợi bảo hiểm nói chung, bảo hiểm mô tô/ xe máy nói riêng.

- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng có liên quan như: công an, tòa án, trạm đăng kiểm… để có thể kịp thời nắm bắt các thông tin, xử lý kịp thời các tình huống phát sinh.

- Liên kết giữa các DNBH trên toàn thị trường để lập ra một danh sách "đen" những khách hàng có các hành vi gian lận, trục lợi giúp các doanh nghiệp dễ dàng phân loại khách hàng và có những biện pháp thích hợp để phòng chống trục lợi cũng như xử phạt, răn đe những khách hàng này.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm mô tô, xe máy tại Công ty Bảo hiểm AAA (Trang 71 - 73)