Đánh giá quá trình đói nghèo trong các hộ gia đình nông dân

Một phần của tài liệu Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế và xoá đói giảm nghèo ở huyện Chiêm Hoá - tỉnh Tuyên Quang (Trang 80 - 86)

II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ ĐỜI SỐNG CỦA NHÂN DÂN

2. Đánh giá quá trình đói nghèo trong các hộ gia đình nông dân

Đánh giá nghèo đói của các hộ gia đình căn cứ theo mức đáp ứng một số nhu cầu cơ bản nhất của cuộc sống, không hoàn toàn dựa vào chỉ tiêu thu nhập vì: Trong thực tế việc tính toán thu nhập chỉ mang tính đại khái, vì các hộ nông dân không có thói quen, tập quán ghi chép về thu nhập và chi tiêu, nhiều loại thu nhập là các sản phẩm tự sản, tự tiêu, không thể ước tính giá trị cho nên mức độ tin cậy về thu chi bình quân của hộ là rất thấp.

2.1. Nhu cầu ăn, mặc, ở của hộ gia đình

* Nhu cầu ăn, mặc, ở là ba nhu cầu thiết yếu nhất của con người, con người sống và tồn tại phải ăn, mặc, ở trong đó có nhu cầu ăn là nhu cầu cấp thiết nhất đặc biệt là đối với các hộ nghèo trong huyện, điều đó được thể hiện khi họ dành 70-80% thu nhập chi cho ăn uống.

* Nhu cầu ăn: Giá trị bữa ăn tối thiểu của một nhân khẩu hộ nghèo trung bình là 2000đ, cơ cấu bữa ăn rất nghèo nàn, lạc hậu. Trong cơ cấu bữa ăn tỷ lệ lương thực chiếm phần lớn, tỷ lệ thực phẩm như rau, đậu, thịt, cá chiếm tỷ lệ nhỏ, thông, thường các ngày lễ họ mới có thịt cá trong bữa ăn thời gian ăn độn của hộ nghèo rất nhiều thường 2 - 3 tháng thậm chí có hộ ăn độn quanh năm.

* Nhu cầu nhà ở: Các hộ nghèo trong huyện thường phải ở những ngôi nhà tre nứa, lá và thường không kiên cố, những hộ đói trường phải ở trong những ngôi nhà lán tạm bợ thiếu chắc chắn, chất lượng những ngôi nhà này rất thấp, thậm chí không đủ tiêu chuẩn để ở.

* Nhu cầu mặc: Những hộ đói nghèo thường không có đủ quần áo, khăn ấm trong mùa đông, đặc biệt là các em nhỏ và cụ già, họ thường không có quần áo ấm để thay cho mùa đông. Đặc biệt là những hộ nghèo thường thiếu rất nhiều màn chống muỗi và quần áo ấm.

Qua báo cáo kết quả thực hiện chương trình "xoá đói giảm nghèo" năm 2001 của huyện Chiêm Hoá có số hộ nghèo diễn biến như sau:

- Theo tiêu thức cũ, kết quả điều tra tháng 12/1995 cho biết mức độ số hộ nghèo đói như sau:

Trong số hộ gia đình trên địa bàn huyện: 20.951, trong đó: - Hộ giàu : 270 hộ, chiếm 1,29%

- Hộ khá : 1.18 hộ, chiếm 5,26% - Hộ trung bình : 14.932 hộ, chiếm 70,99% - Hộ đói nghèo : 4631 hộ, chiếm 22,10% + Đói : 2418 hộ, chiếm 11,54%

+ Nghèo : 2.213 hộ, chiếm 10,56%.

- Theo tiêu thức mới, kết quả điều tra tháng 2/2001 như sau: Tổng số hộ gia đình trên địa bàn huyện: 25.135 hộ, trong đó: - Hộ giàu : 716 hộ, chiếm 2,9%

- Hộ khá : 2.419 hộ, chiếm 9,6% - Hộ trung bình : 18.423 hộ, chiếm 73,3%

- Hộ đói nghèo : 3.568 hộ, chiếm 14,2% Và đến 31/12/2001, kết quả điều tra là:

Tổng số hộ gia đình trên địa bàn huyện: 25.135 hộ, trong đó: - Hộ giàu : 1.126 hộ, chiếm 4,47%

- Hộ khá : 3.615 hộ, chiếm 14,38% - Hộ trung bình : 19.999 hộ, chiếm 71,60% - Hộ nghèo còn : 2.398 hộ, chiếm 9,54%

Như vậy ta thấy từ tháng s2/2001 đến 31/12/2001 mức độ đói nghèo đã có xu hướng giảm đáng kể, cụ thể là:

Số hộ giàu tăng: 410 hộ, tăng tỷ lệ là: 1,63% Số hộ khá tăng: 1.196 hộ, tăng tỷ lệ là: 4,75% Số hộ trung bình giảm: 425 hộ, giảm tỷ lệ là: 1,36% Số hộ nghèo giảm: 1170 hộ, giảm tỷ lệ là: 4,65%

Qua số liệu trên cho thấy trong 1 năm, huyện Chiêm Hoá thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo, giảm được 1.770 hộ chiếm 4,65%, trong số hộ nghèo năm 2001 (giảm từ 3.568 hộ xuống còn 2.398 hộ) tương đương với từ 14,20% giảm xuống còn 9,54% trong số hộ nghèo.

Tăng hộ khá từ 9,6% lên 14,38% (từ 2.419 hộ lên 3.615 hộ), hộ giàu từ 2,9% tăng lên 4,47% (từ 716 hộ lên 1.126 hộ). Hộ trung bình cũng có xu hướng giảm từ 73,3% giảm xuống còn 71,60% (từ 18.423 hộ giảm còn 17.999 hộ).

Nhìn chung từ những số liệu trên ta thấy tình hình phát triển kinh tế có khá hơn so với trước đó, đời sống nhân dân phần nào được cải thiện và góp phần vào thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo

+ Kết quả XĐGN theo tiêu thức cũ (1996-2000)

Từ năm 1996 đến năm 2000 toàn huyện đã xoá được 4.086 hộ, hạ tỷ lệ đói nghèo từ 22,17% năm 1995 xuống còn 3,2% năm 2000; giảm số hộ đói nghèo từ 4895 hộ (kể cả phát sinh hàng năm )còn 809 hộ.

Đạt được kết quả nói trên trong công tác "xoá đói giảm nghèo" giai đoạn 1996-2000 là nhờ có sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ, chính quyền từ huyện đến cơ sở. Sự tham gia phối hợp tích cực của các đoàn thể, các ngành trong đó là kết quả tất yếu của việc thực hiện kế hoạch lồng ghép các chương trình kinh tế - xã hội, đồng thời đó cũng là kết quả của nhân dân các dân tộc, sự nỗ lực vươn lên của các hộ đói nghèo. Tuy nhiên còn có một số vấn đề tồn tại như: hoạt động của ban chỉ đạo cấp xã còn hạn chế, công tác thông tin vào các xã chậm, việc rà soát sự tăng giảm không thường xuyên, công tác khuyến nông chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân còn nhiều hạn chế, một bộ phận hộ nghèo thiếu ý chí vươn lên để thoát nghèo, còn trông chờ vào sự giúp đỡ của nhà nước

+ Mức độ nghèo đói của các xã thị trấn phân bố không đồng đều, phân loại làm 3 nhóm như sau:

• Nhóm có tỷ lệ hộ nghèo thấp từ 4 → 10%; có 5 xã bao gồm: Thị trấn Vĩnh Lộc, xã Ngọc Hội, Phúc Thịnh, Hoà Phú, Yên Nguyên.

• Nhóm có tỷ lệ trung bình từ 11 → 16%; có 15 xã bao gồm: Hồng Quang, Minh Quang, Phúc Sơn, Xuân Quang, Phú Bình, Bình Phú, Vinh Quang, Bình Nhân, Kim Bình, Tri Phú, Hoà An, Nhân Lý, Tân Thịnh, Hà Lang, Trung Hà.

• Nhóm có tỷ lệ cao, từ 17 → 21%, có 9 xã bao gồm: Bình An, Thổ Bình, Tâm Mỹ, Hùng Mỹ, Yên Lập, Kiên Đài, Linh Phú, Trung Hoà, Tân An.

Một số thôn bản ở các xã vùng cao, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thường có tỷ lệ đói nghèo rất cao như: Thôn Minh Tân (Bình An) 75%,

Lung Piát (Thổ Bình) 60,3%, Cao Bình (Hùng Mỹ) 62,21%, Khun Lum (Phú Bình) 100% = 14 hộ; thôn 135 (Yên Lập) 69%; Khuôn Làn (Tri Phú) 58%; Khuổi Muồi (Hà Lang) 100% = 9 hộ.

Nói chung các hộ ổn định dân cư đều ở vào hoàn cảnh đói nghèo như: Thôn Khum Lum (Phú Bình) có 14 hộ thuộc diện ổn định dân cư thì cả 14 hộ đói nghèo; thôn 135 (Yên Lập) có 20/29 hộ thuộc hộ ổn định dân cư; Bản Câm (Phúc Sơn) có 8/8 hộ; Bản Chúa (Phúc Sơn) có 9/9 hộ.

Nhìn chung có trên 85% số hộ ổn định dân cư là hộ nghèo. Thực trạng này đã đặt ra cho chương trình "xóa đói giảm nghèo" phải đặc biệt quan tâm đến số hộ ổn định dân cư. Giúp đỡ các hộ thoát nghèo để yên tâm định cư, ổn định đời sống.

Có 23,18% hộ nghèo là dân tộc ít người (Mông, Dao, Nùng...) còn lại là dân tộc Tày 62,5%; người Kinh Hoa là: 14,32%, ta có biểu sau:

Biểu 18: Phân loại thực trạng nghèo theo cơ cấu dân tộc năm 2001

Hạng mục Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) Tổng số 3.568 100 Dân tộc Kinh 481 13,48 Dân tộc Tày 2.230 62,50 Dân tộc Dao 579 16,22 Dân tộc H'Mông 137 3,83 Dân tộc Hoa 30 0,84 Dân tộc Nùng 41 1,14 Dân tộc Hán 21 0,58 Dân tộc khác 49 1,37

Phân loại mức sống hộ nghèo của huyện Chiêm Hoá năm 2001 cụ thể như sau: Tổng số hộ nghèo là 3568 hộ Chiếm tỷ lệ 100% Mức thu nhập từ 60.000đ→ < 65.000đ là 396 hộ Chiếm tỷ lệ 11,09% Mức thu nhập từ 65.000đ→ < 70.000đ là 440 hộ Chiếm tỷ lệ 12,33% Mức thu nhập từ 70.000đ→ < 75.000đ là 608 hộ Chiếm tỷ lệ 17,04% Mức thu nhập từ 75.000đ→ < 80.000đ là 867 hộ Chiếm tỷ lệ 24,29% Mức thu nhập <60.000đ là 1257 hộ Chiếm tỷ lệ 35,25% 2.2 Sức khỏe.

Trẻ em của hộ nghèo suy dinh dưỡng khá cao chiếm khoảng 40% số trẻ em sinh ra. Suy dinh dưỡng chủ yếu ở dạng thể thiếu cân, tỷ lệ bà mẹ nghèo đói mang thai suy dinh dưỡng và thiếu sữa khá cao 60% bà mẹ mang thai. Công tác chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em suy dinh dưỡng của hộ nghèo ngày càng tăng.

Người nghèo không có khả năng đi chữa bệnh còn chiếm khá cao khoảng 30%. Tuy họ vẫn được ưu đãi về khám chữa bệnh và tiền thuốc men nhưng do điều kiện đi lại rất khó khăn lại xa bệnh viện huyện và nhân dân trong các thôn bản còn xa trạm y tế xã...

2.3 Giáo dục.

Trình độ văn hoá rất hạn chế. Đa số họ mù chữ và tái mù chữ nhưng hiện nay được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước nên huyện đã thực hiện xong chương trình xoá mù chữ cho nhân dân, tỷ lệ trẻ em đến tuổi nhưng không được đi học chiếm khoảng 30%. Nguyên nhân của hiện tượng này là do gia đình các em rơi vào cảnh đói nghèo một phần là do lớp ở rất xa thôn bản các em sinh sống, phương tiện công cụ và đối tượng sản xuất.

Phương tiện công cụ sản xuất của hộ nghèo thường là những công cụ thô sơ như: dao, cuốc, thuổng, cày, bừa... đối tượng sản xuất thường là

những cây, con cho năng suất, sản lượng thấp và chủ yếu là những cây, con ngắn ngày.

Một phần của tài liệu Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế và xoá đói giảm nghèo ở huyện Chiêm Hoá - tỉnh Tuyên Quang (Trang 80 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w