Mục tiêu cải cách chính sách thuế bất động sản

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ về Chính sách thuế bất động sản ở Việt Nam (Trang 63 - 65)

Từ những nghiên cứu về lý luận và thực tiễn chính sách thuế BĐS của các nước và Việt Nam, việc cải cách chính sách thuế BĐS cần đạt được các mục tiêu sau:

Mục tiêu 1, tăng cường quản lý nhà nước đối với bất động sản, khuyến khích tổ chức, cánhân sử dụngbất động sảncó hiệu quả:

Chính sách thuế BĐS phải góp phần tạo hành lang pháp lý cho việc thực

hiện chức năng điều hành của Nhà nước trong lĩnh vực BĐS, là công cụ có hiệu lực

phục vụ yêu cầu kiểm kê, kiểm soát, quản lý hành chính đối với BĐS là đất đai và nhà.

Việc xác định các sắc thuế đối với BĐS, đối tượng áp dụng của mỗi sắc thuế

và các mức thuế suất áp dụngcó vai trò vô cùng quan trọng đối với việcthu hút các nguồn lực xã hội nhằmkhai thác, sử dụng có hiệu quả các loại BĐS.

Mục tiêu 2, thực hiện tăng thu cho ngân sách nhà nước đi đôi với đảm bảocông bằng xã hội:

Chính sách thuế BĐS trong quá trình cải cách phải nâng cao nghĩa vụ đóng

góp của các chủ sở hữu nhằm tăng nguồn thu cho NSNN, đồng thời từng bước thực

hiện công bằng xã hội về hưởng thụ những lợi ích công cộng. Phát huy vai tròđiều

-57

-

BĐS thì phải chịu thuế lũy tiến với mức cao hơn so với người có ít BĐS, đồng thời

phải tính đến những trường hợp một người sở hữu nhiều BĐS với mục đích đầu cơ, gây tác động xấu đến thị trường BĐS. Cần tính đến việc đánh thuế cả vàoBĐS hay thu nhập có được từ chuyển nhượng, kinh doanh BĐS. Qua đó động viên hợp lý

vào NSNN, sử dụng một phần số thu từ thuế BĐS để bù đắp những thực hiện các

chương trình hỗ trợ nhà cho những người nghèo, góp phần đảm bảo công bằng xã hội.

Mục tiêu 3, góp phần khuyến khích thị trường bất động sản phát triển lành mạnh:

Thông qua chính sách thuế BĐS, nhà nước chủ động định hướng, điều tiết,

kiểm soát và bình ổn thị trường BĐS, khắc phục tình trạng tự phát, đầu cơ BĐS,

đảm bảo cho thị trường này hoạt động một cách công khai, minh bạch, hạn chế và tiến tới xóa bỏ thị trường BĐS không chính thức, đảm bảo tính công bằng trong

việc nắm giữ và chuyển dịch BĐS.

Mục tiêu 4, đảm bảo tính đồng bộ, khả thi trong cả hệ thống chính sách thuế và tính thống nhất, đồngbộ các văn bản pháp luật khác có liên quan:

Cải cách chính sách thuế BĐS đòi hỏi phải theo hướng đơn giản, dễ hiểu, dễ

làm, dễ kiểm tra, khắc phục được tính phức tạp, chi phí tốn kém, hiệu quả thấp đã xảy ra đối với các loại thuế và các khoản thu liên quan đến BĐS như hiện nay. Hơn

nữa, cải cách chính sách thuế BĐS còn phải đặt trong mối quan hệ hữu cơ, nhất quán, đồng bộ với cả hệ thống chính sách thuế nói riêng và hệ thống chính sách

pháp luật nói chung, chẳng hạn như Chính sách thu hút đầu tư, Chính sách phát

triển thị trường BĐS, Chính sách nhà ở cho người có thu nhập thấp, Pháp luật về đất đai, Pháp luật về tài sản, Pháp luật về kinh doanh BĐS.

Mục tiêu 5,đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế vềchính sách thuế:

Hội nhập quốc tế về kinh tế là một xu thế tất yếu, Việt Nam đã hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới, đòi hỏi đã phải nỗ lực rất nhiều trong công tác đàm phán và cam kết về nhiều chính sách, trong đó có chính sách thuế. Việc

-58

-

cải cách toàn diện chính sách thuế nói chung và chính sách thuế BĐS nói riêng, tiến đến hội nhập quốc tế về thuế BĐS.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ về Chính sách thuế bất động sản ở Việt Nam (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)