Thuế thu nhập đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ về Chính sách thuế bất động sản ở Việt Nam (Trang 53 - 55)

Đối với các cơ sở kinh doanh có hoạt động chuyển nhượng BĐS, Từ ngày 01/01/2009, nộp thuếthu nhập theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp

(QH thông qua ngày 03/06/2008). Căn cứ tính thuế là thu nhập chịu thuế và thuế

suất. Trong đó: Thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng bất động sản được xác định

bằng doanh thu từ hoạt độngchuyển nhượng bất động sản trừ giá vốn của bất động

sản và các khoản chi phí được trừ liên quan đến hoạt động chuyển nhượng bất động sản.Thuế suất là 25% trên thu nhập chịu thuế.

Đối với cá nhân kinh doanh hoạt động chuyển nhượng BĐS, từ ngày 01/01/2009 nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định tại Luật thuế thu nhập cá nhân (QH thông qua ngày 21/11/2007). Theo đó, cá nhân nộp thuế theo một trong hai

cách: Nếu xác định được thu nhập tính thuế (giá chuyển nhượng trừ giá mua và các chi phí liên quan) thì áp dụng mức thuế suất 25% trên thu nhập tính thuế, nếu không xác định được giá mua và các chi phí liên quan thì áp dụng mức thuế suất

2% trên giá chuyển nhượng BĐS.

2.3. Đánh giáchung v chính sách thuế bất động sảnhiện hành

Thông qua từng sắc thuế BĐS nói riêng và cả hệ thống chính sách thuế BĐS

nói chung, đã góp phần tăng thu ngân sách nhà nước; ổn định, điều tiết và phát triển thị trường BĐS; đảm bảo công bằng xã hội. Kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân tồn tại, bất cập của chính sách thuế BĐS như sau:

2.3.1. Những kết quả đạt được

Chính sách thuế BĐS thời gian qua đãđạt được những kết quả sau:

-47

-

Thông qua nguồn thu từ thuế BĐS, Nhà nước có thể bù đắp một phần chi phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển thị trường BĐS. Số thu từ BĐS từ 2002 đến 2009 hầu như đạt trên 7% so với tổng thu NSNN (trừ năm 2006 đạt

6,8%) chứng tỏ nguồn thu này khá ổn định và bền vững dành cho NSĐP (do hầu

hết các khoản thu được để lại cho NSĐP 100%). Đối với các địa phương có điều

kiện KTXH khó khăn thì đây chính là nguồnthu quan trọng để đầu tư xây dựng cơ

sở hạ tầng, phát triển quỹ BĐS nói riêng và phát triểnKTXH nói chung. Kết quả thu từ thuế BĐS được thể hiện qua phụ lục 02.

Hai là, khuyến khích người nắm giữ bất động sản hoàn thành các thủ tục giấy tờ liên quan đến bất động sản, giúp nhà nước kiểm soát hoạt động của thị trườngbất động sản:

Nhờ có việc triển khai các sắc thuế BĐS, các tổ chức, gia đình và cá nhân mới thấy được sự cần thiết phải hoàn thiện các thủ tục liên quan đến giấy chứng

nhận quyền sở hữu nhà và quyền SDĐ. Đây là một trong những yêu cầu không thể

thiếu được đối với các hàng hóa giao dịch trên thị trường BĐS. Khi mà BĐS đầy đủ thủ tục pháp lý tăng lên sẽ thúc đẩy thị trường BĐS chính thức hoạt động mạnh hơn.

Theo báo cáo củaCP trình QH (Văn bản số 93/BC-CP ngày 19/10/2007), từ

sau khi thi hành Luật đất đai 2003 công tác cấp giấy chứng nhận quyền SDĐ được đẩy mạnh; tính đến 30/09/2007 có 13 tỉnh cấp GCN đạt trên 90% diện tích cần cấp đối với các loại đất chính (đất sản xuất nông nghiệp, đất ở nông thôn và đất ở đô

thị), 14 tỉnh đạt từ 80% đến 90%, 10 tỉnh đạt từ 70% đến 80%; 27 tỉnh còn lại đạt dưới 70%. Như vậy, tuy các cơ quan nhà nước chưa cấp xong giấy chứng nhận

quyền SDĐ, nhưng nhờ việc triển khai và quản lý chặt chẽ các sắc thuế SDĐNN và thuế nhà, đất, thuế CQSDĐ, cơ quan thuế đã giúp Nhà nước và UBND các cấp nắm được một cách khá đầy đủ quỹ đất của Nhà nước trên địa bànđang được sử dụng,

cũng như tình hình chuyển nhượng quyền SDĐ, kể cả trường hợp chuyển nhượng nhưng không làm thủ tục đăng ký với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Điều đó đã giúp các cơ quan chức năng kiểm soát đượchoạt động của thị trường BĐS, phát

-48

- (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hiện ra những việc làm sai trái, vi phạm pháp luật của các tổ chức, cá nhân trong

việc sử dụng và chuyển nhượng đất đai, gây tác động xấu đến hoạt động của thị trường BĐS.

Ba là, khuyến khích người sử dụng đất tiết kiệm và hiệu quả, góp phần điều tiết cung cầubất động sản:

Thông qua việc ban hành, triển khai và quản lý chặt chẽ các sắc thuế BĐS

trong thực tế, các đối tượng SDĐ phải tính toán đến hiệu quả của việc nắm giữ và

SDĐ phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính của mình.Đối với những diện tích

không cần sử dụng hoặc sử dụng hiệu quả không cao thì có thể chuyển nhượng cho người khác, cho thuê hoặc trả lại cho Nhà nước để đỡ phải nộp thuế. Điều đó một

mặt hạn chế được việc sử dụng lãng phí BĐS, mặt khác còn tăng lượng cung BĐS

cho thị trường. Về phía Nhà nước, thông qua việc kê khai và nộp thuế của các tổ

chức, hộ gia đình, cá nhân, Nhà nước nắm được hiện trạng và biến động về đất đai để từ đó có biện pháp quản lý và điều tiết vĩ mô trong lĩnh vực BĐS cho phù hợp.

Bốn là, góp phần đảm bảo công bằng xã hội:

Một trong các mục tiêu mà chính sách thuế BĐS hướng đến là đảm bảo

công bằng xã hội. Với các quy định về miễn, giảm thuế trong các sắc thuế BĐS

trong thời gian qua đã tránh tận thu vào những người không có hoặc hạn chế khả năng nộp thuế, góp phần giảm bớt gánh nặng thuế cho các đối tượng cần được ưu đãi.Điều này góp phần đảm bảo công bằng xã hội.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ về Chính sách thuế bất động sản ở Việt Nam (Trang 53 - 55)