Kết thúc kiểm toán

Một phần của tài liệu 362 Kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Hợp danh kiểm toán Quốc gia Việt Nam thực hiện (Trang 67 - 71)

c. Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết:

2.3.3.Kết thúc kiểm toán

Sau khi hoàn tất việc kiểm tra chi tiết KTV phát hiện và tìm ra nguyên nhân của sự chênh lệch, KTV tập hợp các bút toán điều chỉnh và ghi lại trên giấy tờ làm việc. Trưởng nhóm kiểm toán sẽ tiến hành soát xét kết quả, thực hiện một số thủ tục kiểm tra khác để đảm bảo các công việc mà KTV làm là đầy đủ và chặt chẽ, mọi sai sót trọng yếu tìm ra đều có căn cứ hợp lý, là cơ sở để đưa ra ý kiến trong thư quản lý, và lập báo cáo kiểm toán gửi cho khách hàng.

Về chu trình tiền lương và nhân viên, ngoài việc KTV thu thập tất cả các giải trình của BGĐ, xem xét các sự kiện phát sinh sau niên độ ảnh hưởng tới việc lập BCTC, đặc biệt KTV chú trọng tới việc phỏng vấn CNV có xảy ra tình trạng tranh chấp lao động trong công ty khách hàng hay không. KTV đánh giá hầu như không có sai phạm nào là trọng yếu trong phần hành tiến lương và nhân viên ở khách hàng ABC: Hệ thống KSNB hoạt động tương đối tốt; Quy chế tiền lương và nhân viên chặt chẽ được áp dụng hiệu quả trong thực tế; Hạch toán tiền lương theo đúng chế độ Kế toán Việt Nam hiện hành; Có sự tách biệt giữa các chức năng phê duyệt, ghi sổ, thanh toán lương và các nghiệp vụ nhân sự khác; Thanh toán lương diễn ra đúng kỳ và đúng thủ tục. Tuy nhiên vẫn còn hiện tượng thanh toán lương hộ, hoặc thiếu chữ ký ký nhận của CNV nên KTV đưa ra ý kiến trong thư quản lý đề nghị cần phải có đầy đủ chữ ký của nhân viên trong bảng thanh toán lương của công ty, và ở phòng kế toán thường xuyên lưu giữ bảng danh sách tên và chữ ký của người

lao động trong doanh nghiệp thuận tiện cho việc kiểm tra. Trong Báo cáo kiểm toán KTV đưa ra kết luận khoản mục tiền lương và nhân viên tại ngày 31/12/2005 đã được trình bày trung thực và hợp lý.

Đối với công ty XYZ sau khi KTV thảo luận với BGĐ và Kế toán trưởng của đơn vị về bút toán điều chỉnh, căn cứ vào số liệu điều chỉnh KTV tính toán lại số dư cuối kỳ của các TK có liên quan, lập BCTC sau điều chỉnh. KTV đánh giá khoản mục tiền lương tại thời điểm kết thúc niên độ kế toán sau khi điều chỉnh được phản ánh trung thực và hợp lý.

Bảng 2.19: Tổng hợp bút toán điều chỉnh tại công ty XYZ

VNFC KIỂM TOÁN VIỆT NAM

Client/Khách hàng: Công ty Cp XYZ Prepared/Người lập Date: Period/Kỳ:01/01-31/12/2005 Reviewdcy/ Người soát xét 1: Date: Suject/Nội dung: Reviewdcy/ Người soát xét 2: Date:

Nội dung TK Nợ TK Có Giá trị BHXH trích thừa hạch toán vào

LNST 3384 421 3.598.775

VIETNAM NATIONAL AUDITING PARNERSHIP COMPANY

* Nguồn: hồ sơ kiểm toán VNFC 2006

Nhìn chung hai cuộc kiểm toán mà các nhóm KTV của VNFC thực hiện ở hai khách hàng ABC và XYZ được BGĐ đánh giá là tương đối tốt: kiểm toán BCTC nói chung và kiểm toán chu trình tiền lương nhân viên nói riêng được thực hiện kỹ lưỡng, đúng thủ tục; ý kiến KTV đưa ra được BGĐ công ty khách hàng chấp nhận, phản ánh đúng tình hình thực tế tại doanh nghiệp bên cạnh việc có nhiều ý kiến đóng góp cho khách hàng. Trong các cuộc kiểm toán thì việc thiết kế và thực hiện các thủ tục kiểm toán phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm và xét đoán nghề nghiệp của KTV, như đối với hai khách hàng ABC và XYZ cũng có sự khác biệt: Khách hàng ABC là khách hàng năm đầu tiên nên trước khi quyết định chấp nhận kiểm toán cho công ty ABC, KTV thực hiện công việc đánh giá khả năng chấp nhận khách hàng mới có làm tăng rủi ro cho hoạt động của KTV hay làm hại đến uy tín của công ty kiểm toán hay không. Do đó KTV tiến hành: xem xét hệ thống kiểm soát chất lượng; tính liêm chình của BGĐ công ty khách hàng; liên lạc với KTV tiền nhiệm; nhận diện lý do kiểm toán của khách hàng. Công ty XYZ là khách hàng đã được KTV của VNFC thực hiện kiểm toán vào năm trước, đã có sự hiểu biết về hoạt động kinh doanh của khách hàng, nên BGĐ lựa chọn những KTV đó tiếp tục thực hiện cuộc kiểm toán trong năm nay. Do các KTV đã có sự hiểu biết về khách hàng XYZ nên trong quá trình thực hiện kiểm toán cũng có nhiều thuận lợi, ví dụ: khi tìm hiểu và đánh giá về Hệ thống KSNB, KTV tham khảo hồ sơ kiểm toán năm trước và chỉ cập nhập những thay đổi trong năm nay. Ở công ty ABC, để đạt những hiểu biết chi tiết về khách hàng, KTV phải thực hiện đầy đủ các thủ tục nên mất nhiều thời gian hơn. Do đó, việc bố trí nhân lực cho hai cuộc kiểm toán cũng được BGĐ cân nhắc, ở công ty ABC được bố trí 5 người, XYZ được bố trí 3 người là tương đối hợp lý.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN CHU TRÌNH TIỀN LƯƠNG VÀ NHÂN VIÊN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG

TY HỢP DANH KIỂM TOÁN QUỐC GIA VIỆT NAM THỰC HIỆN

3.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN CHU TRÌNH TIỀN LƯƠNG VÀ NHÂN VIÊN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI

Một phần của tài liệu 362 Kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Hợp danh kiểm toán Quốc gia Việt Nam thực hiện (Trang 67 - 71)