Các công việc trước khi thực hiện kiểm toán

Một phần của tài liệu 362 Kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Hợp danh kiểm toán Quốc gia Việt Nam thực hiện (Trang 39 - 44)

Đối với khách hàng (bao gồm cả khách hàng cũ và khách hàng mới), hàng năm Công ty sẽ gửi Thư mời kiểm toán tới mỗi khách hàng thông báo các loại hình dịch vụ Công ty có khả năng cung cấp và các quyền lợi của khách hàng. Sau khi khách hàng đã chấp nhận dịch vụ kiểm toán của mình, trước khi lập kế hoạch kiểm toán Công ty tiến hành một số công việc sau: đánh giá kiểm soát và xử lý rủi ro cuộc kiểm toán; lựa chọn nhóm kiểm toán; thiết lập điều khoản của Hợp đồng kiểm toán. Cụ thể VNFC thực hiện hai cuộc kiểm toán BCTC tại công ty ABC và công ty XYZ đều là hai công ty mới được cổ phần hoá, trong đó công ty ABC là khách hàng mới và công ty XYZ đã được KTV của VNFC thực hiện kiểm toán vào năm trước.

* Đánh giá kiểm soát và xử lý rủi ro kiểm toán: KTV xem xét các sổ tay về thủ tục và chế độ của công ty khách hàng, kiểm tra các chứng từ và sổ sách đã hoàn tất để nắm bắt được việc vận dụng các chế độ tại công ty; tiếp xúc với BGĐ và nhân viên trong công ty để hoàn thiện các bảng câu hỏi về hệ thống kiểm soát nội bộ. KTV đánh giá rủi ro kiểm toán ở công ty ABC và XYZ đều ở mức trung bình.

* Lựa chọn kiểm toán viên: Trong cuộc kiểm toán BCTC của công ty ABC, đây là khách hàng mới của Công ty, nên nhóm kiểm toán được bố trí gồm có 5 người, trong đó có 2 KTV chính có nhiều kinh nghiệm kiểm toán, 3 trợ lý kiểm toán.

Đối với XYZ tuy cũng là khách hàng mới của Công ty, nhưng do năm trước đã có nhân viên của Công ty tiến hàng kiểm toán nên BGĐ bố trí KTV đó tiếp tục tiến hành cuộc kiểm toán cho khách hàng XYZ, gồm có 2 KTV chính và 1 trợ lý kiểm toán.

Giám sát việc thực hiện kiểm toán và soát xét kết quả của cuộc kiểm toán do Tổng Giám đốc, và chủ nhiệm kiểm toán trực tiếp làm.

* Lập các điều khoản hợp đồng: Sau khi chấp nhận khách hàng kiểm toán, Công ty soạn thảo Hợp đồng kiểm toán. Ký kết hợp đồng kiểm toán với khách hàng là công đoạn cuối cùng của giai đoạn Lập kế hoạch kiểm toán. Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam Số 210 (Hợp đồng kiểm toán): “Hợp đồng kiểm toán được lập tuân thủ theo pháp lệnh hợp đồng kinh tế và các điều luật khác có liên quan”.

b. Lập kế hoạch kiểm toán

Trên cơ sở hợp đồng kiểm toán đã ký kết, chủ nhiệm kiểm toán có thể yêu cầu khách hàng cung cấp các tài liệu, thông tin cần thiết cho cuộc kiểm toán. Để lập kế hoạch kiểm toán và thiết kế các chương trình kiểm toán cụ thể, chủ nhiệm kiểm toán thực hiện theo các bước sau:

* Tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của khách hàng

Đây là công việc hết sức cần thiết cho mỗi cuộc kiểm toán, bởi vì để thực hiện được công việc kiểm toán, Công ty cũng như KTV phải xác định và có sự hiểu biết về đơn vị được kiểm toán, các ảnh hưởng trọng yếu tới cuộc kiểm toán và BCTC. Đồng thời qua đó KTV sẽ có những xét đoán ban đầu về rủi ro tiềm tàng. Đối với khách hàng mới, KTV sẽ thu thập những hiểu biết về hoạt động kinh doanh thông qua việc trao đổi với BGĐ khách hàng, quan sát thực tế, kiểm tra các tài liệu và các nguồn thông tin khác. Đối với khách hàng thường niên, KTV sẽ căn cứ vào hồ sơ kiểm toán và những thông tin mới được cập nhật trong năm hiện hành để có được sự hiểu biết về hoạt động kinh doanh của khách hàng.

Thông thường KTV sẽ thu thập thông tin về những nhân tố nội bộ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của khách hàng như cơ cấu tổ chức, mục tiêu hoạt động, loại hình hoạt động... và những nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của khách hàng như đặc điểm của ngành, nghề kinh

doanh đơn vị được kiểm toán đang hoạt động, các chính sách của Nhà nước. Thu thập các thông tin chung về khách hàng ABC và XYZ:

Các tài liệu chung mà KTV cần thu thập: Quyết định thành lập doanh nghiệp, giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh, các quy định và quy chế riêng của công ty (quy chế tài chính, quy chế nội bộ); Bảng Cân đối kế toán, Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh, Bảng cân đối phát sinh, ghi chú BCTC và các báo cáo theo biểu mẫu quy định của công ty; Kế hoạch sản xuất kinh doanh, Bảng tổng hợp đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch 2004; Biên bản kiểm tra của các cơ quan thanh tra kiểm tra, quyết toán của công ty, quyết toán thuế và các văn bản khác 2005; Những thay đổi và các quy chế quản lý tài chính, khen thưởng về hệ thống kiểm soát nội bộ; Toàn bộ sổ cái, sổ tổng hợp, sổ chi tiết các tài khoản theo quy định.

Khách hàng ABC: là Công ty cổ phần được thành lập theo Quyết định số: 1023/QĐ- BXD ngày 29-07-2003 của Bộ Xây dựng và Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty đã được Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị thông qua ngày 01-08-2003.

Địa chỉ: Xã Thanh Minh- Thành phố Điện Biên- Tỉnh Điện Biên Giám đốc: Ông Nguyễn Văn Minh.

Ngành nghề kinh doanh (của khách hàng): Sản xuất và kinh doanh thương phẩm, thí nghiệm, hiệu chỉnh hệ thống điện, thi công lắp đặt hệ thống điện, nước, thông tin sửa chữa thiết bị điện và gia công cơ khí.

Vốn điều lệ 50.000.000.000

Cơ cấu tổ chức: Công ty có Đại hội cổ đông, Hội đồng quản trị, Giám đốc điều hành và Ban kiểm soát.

Khách hàng XYZ: là Công ty cổ phần hoạt động theo Luật doanh nghiệp. Được thành lập căn cứ vào Quyết định số 222/2003/QĐ- BCN ngày 17/12/2003 của Bộ Công nghiệp.

Địa chỉ: Số 134 Phan Chu Trinh- Thành phố Đà Nẵng. Do ông: Trần Quang Lai làm giám đốc.

Công ty có tư cách pháp nhân đầy đủ theo pháp luật Việt Nam, độc lập về tài sản. Công ty chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh, hạch toán độc lập, và tự chủ về tài chính. Ngành nghề kinh doanh của công ty: khai thác, chế biến, sản xuất kinh doanh than cung cấp cho các thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài.

Công ty là đơn vị thành viên của một Tổng công ty Nhà nước giữ cổ phần chi phối của Nhà nước tại công ty, Tổng công ty thực hiện công tác quản lý thông qua người trực tiếp quản lý vốn Nhà nước tại công ty.

Công ty có các xí nghiệp trực thuộc hạch toán phụ thuộc công ty.

Công ty chịu sự kiểm tra của cơ quan Nhà nước về các hoạt động tài chính. Các đơn vị trực thuộc chịu sự kiểm tra giám sát của công ty, đồng thời chịu sự kiểm tra giám sát của các cơ quan quản lý Nhà nước về các hoạt động tài chính theo quy định của luật pháp.

* Tìm hiểu về quy trình kế toán của khách hàng

Việc tìm hiểu về quy trình kế toán đang áp dụng tại khách hàng không những giúp đỡ cho KTV trong công việc xử lý số liệu khi tiến hành kiểm toán mà còn giúp kiểm toán viên đánh giá được tính hiệu quả của hệ thống kế toán. KTV sẽ yêu cầu kế toán trưởng cung cấp các tài liệu về chính sách kế toán, hệ thống tài khoản, hệ thống sổ sách kế toán, sơ đồ hạch toán. Ngoài ra, KTV cần phải xem xét việc hạch toán kế toán thực tế hàng ngày tại đơn vị khách hàng để đánh giá việc tuân thủ các quyết định đã được Bộ Tài chính phê chuẩn. Đồng thời, KTV phải tìm hiểu các vấn đề về cách phân loại và sự liên hệ giữa các nghiệp vụ, tìm hiểu các nghiệp vụ được hạch toán và tình hình áp dụng tin học trong công tác kế toán.

Tại công ty ABC: Áp dụng chế độ kế toán Việt Nam, việc ghi sổ kế toán và lập các BCTC sử dụng VNĐ theo nguyên tắc giá gốc phù hợp với chế độ kế toán ban hành theo Quyết định số: 1141/QĐ/CĐ của Bộ Tài chính. Ngoài ra bộ phận kế toán tài chính của công ty thường xuyên cập nhập những quyết định, thông tư sửa đổi bổ sung của Bộ Tài chính ban hành và hướng dẫn.

Hình thức ghi sổ kế toán: Chứng từ ghi sổ Niên độ kế toán: Từ 01-01 đến 31-12 hàng năm

Chế độ lao động và tiền lương: Công ty có trách nhiệm phải ký kết hợp đồng lao động đối với các đối tượng lao động, việc thực hiện và ký kết hợp đồng lao động tuân theo Luật Lao động Việt Nam, ngoài ra công ty còn có trách nhiệm trích lập các quỹ đóng góp đầy đủ các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ theo các quy định của Bộ Tài chính.

Tại công ty XYZ(có các Xí nghiệp trực thuộc): Công ty và các Xí nghiệp trực thuộc có nghĩa vụ thực hiện đúng Pháp lệnh kế toán thống kê, chế độ hạch toán kế toán theo đúng chuẩn mực kế toán hiện hành, lập và gửi báo cáo quyết toán tháng, quý, năm theo đúng biểu mẫu, thời gian quy định.

Công ty thực hiện việc hạch toán kết quả kinh doanh tập trung toàn công ty. BCTC của công ty là hợp nhất các báo cáo của các Xí nghiệp trực thuộc và văn phòng công ty. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các Xí nghiệp trực thuộc công ty hạch toán tuỳ theo sự phân cấp quản lý của Công ty: các đơn vị hạch toán đến chênh lệch kết quả kinh doanh và báo cáo hàng tháng về công ty theo chế độ hiện hành.

* Thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ

Trong bước này, KTV thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ trên Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh bằng cách so sánh các chỉ tiêu đầu kỳ và cuối kỳ, tìm ra số chênh lệch để xác định phạm vi rủi ro, giải thích các biến động bất thường từ đó đánh giá mức độ trọng yếu và khả năng hoạt động liên tục của khách hàng. Khi xem xét các khoản mục trên các BCTC của hai khách hàng, KTV nhận thấy các công ty đã tuân thủ đầy đủ nguyên tắc kế hiện hành, các khoản mục được lập so với chỉ tiêu của năm trước không có những biến động bất thường. Về nhân sự không có sự thay đổi lớn về việc nhận hoặc giảm số lao động trong kỳ.

Ước lượng mức trọng yếu cho toàn bộ BCTC là việc làm mang tính xét đoán nghề nghiệp của KTV, giúp cho KTV thu thập bằng chứng kiểm toán thích hợp, KTV tiến hành phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho các khoản mục trên BCTC, đó chính là sai số có thể chấp nhận được đối với từng khoản mục.

KTV xác định mức rủi ro mong muốn (AR) dựa vào 2 yếu tố: Mức độ mà người sử dụng bên ngoài tin tưởng vào BCTC; Khả năng mà khách hàng sẽ gặp khó khăn về BCTC sau khi Báo cáo kiểm toán công bố. KTV cần phải tiến hành đánh giá các loại rủi ro khác: Rủi ro cố hữu, rủi ro kiểm soát, rủi ro phát hiện.

Ở công ty XYZ, sau khi tìm hiểu tổng quan về các khách hàng KTV nhận thấy việc hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra tương đối tốt, trong năm ít xảy ra các biến động bất thường, luôn có sự giám sát chặt chẽ của ban quản lý, bộ phận kế toán luôn tuân thủ các nguyên tắc kế toán, hạch toán chi phí tiền lương nhân viên phù hợp; KTV đánh giá mức trọng yếu, rủi ro trên góc độ tổng thể năm tài chính ở mức trung bình, từ đó KTV phân bổ cho từng khoản mục. Với tiền lương, KTV chú ý tới việc Công ty XYZ có thay đổi về đơn giá tiền lương trong năm.

Ở công ty ABC, KTV đánh giá mức trọng yếu, rủi ro trên góc độ tổng thể năm tài chính ở mức trung bình, với chu trình tiền lương và nhân viên, KTV chú ý xem xét sụ phù hợp trong nguyên tắc kế toán, việc tính toán, phân bổ chi phí phù hợp với mục tiêu kiểm toán.

Một phần của tài liệu 362 Kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Hợp danh kiểm toán Quốc gia Việt Nam thực hiện (Trang 39 - 44)