Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả trong

Một phần của tài liệu 343 Kiểm toán các khoản nợ phải trả trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Kiểm toán và định giá Việt Nam thực hiện (Trang 93 - 105)

II MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN

2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả trong

nợ phải trả trong kiểm toán Báo cáo tài chính do VAE thực hiện

Kiểm toán số dư đầu năm tài chính khi kiểm toán Báo cáo tài chính năm đầu tiên

Số dư các khoản nợ phải trả đầu năm là số dư trên tài khoản kế toán của các khoản mục này vào thời điểm đầu năm tài chính. Số dư đầu năm được lập dựa trên cơ sở số dư cuối năm tài chính trước.

Năm đầu tiên là năm được kiểm toán mà Báo cáo tài chính năm trước đó chưa được kiểm toán hoặc được công ty khác kiểm toán.

Hiện nay, khi thực hiện kiểm toán cho khách hàng năm đầu tiên, đối với số dư đầu năm tài chính của khách hàng chưa được kiểm toán bởi công ty nào, VAE chỉ tiến hành các thủ tục đối chiếu sự khớp đúng giữa số dư đầu năm nay với số dư cuối năm trước hoặc xem xét hồ sơ kiểm toán của kiểm toán viên năm trước chứ chưa

thực hiện đầy đủ các thủ tục để thu thập được bằng chứng kiểm toán cho số dư đầu năm theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 510 – Kiểm toán năm đầu tiên - Số dư đầu năm tài chính: đối với số dư đầu năm các khoản phải trả , kiểm toán viên có thể thực hiện thủ tục xác nhận số dư đầu năm của người thứ ba, đối với nợ dài hạn, kiểm toán viên phải kiểm tra chứng từ chứng minh cho số dư đầu năm. Theo em, VAE nên thực hiện các thủ tục kiểm toán đối với số dư đầu năm như yêu cầu của Chuẩn mực kiểm toán số 510 để cung cấp đầy đủ thông tin về khách hàng cho người sử dụng Báo cáo tài chính.

Chọn mẫu kiểm toán

Giới hạn về thời gian và chi phí kiểm toán buộc kiểm toán viên phải tiến hành kiểm toán trên mẫu để đưa ra kết luận về tổng thể. Mẫu được chọn phải đảm bảo có tính đại diện để hạn chế rủi ro do chọn mẫu. Hiện nay, VAE chủ yếu thực hiện chọn mẫu dựa theo xét đoán của cá nhân về khoản mục, nghiệp vụ. Ngoài ra, VAE còn áp dụng cách thức chọn mẫu theo lô (khối) (đây là việc chọn một tập hợp các đơn vị kế tiếp nhau trong một tổng thể. Ví dụ: kiểm toán viên chọn ra một mẫu bao gồm tất cả các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến khoản phải trả nhà cung cấp A, B...). Bên cạnh đó, VAE còn sử dụng phương pháp chọn mẫu hệ thống (chọn mẫu hệ thống là cách chọn để sao cho chọn được các phần tử trong tổng thể có khoảng cách đểu nhau. Khoảng cách mẫu này được tính bằng cách lấy tổng số đơn vị tổng thể chia cho kích cỡ mẫu).

Như vậy cách thức chọn mẫu chủ yếu mà VAE áp dụng là chọn mẫu phi xác suất. Cách chọn mẫu này tuy giúp kiểm toán viên không bỏ sót những vấn đề nghi vấn nhưng cũng ảnh hưởng đến tính đại diện của mẫu. Do đó, bên cạnh việc chọn mẫu theo nhận định nhà nghề, VAE nên sử dụng thêm phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Đây là phương pháp lựa chọn các phần tử vào mẫu mà mỗi phần tử trong tổng thể đều có cơ hội như nhau để được chọn vào mẫu. Kiểm toán viên có thể chọn mẫu dựa vào Bảng số ngẫu nhiên, chọn mẫu theo chương trình máy vi tính và chọn mẫu hệ thống.

 Chọn mẫu dựa trên Bảng số ngẫu nhiên: Bảng số ngẫu nhiên là một bảng bao gồm nhiều số ngẫu nhiên được sắp xếp thành các cột và dòng theo kiểu bàn cờ, mỗi con số gồm 5 chữ số thập phân. Quá trình chọn mẫu theo Bảng số ngẫu nhiên có thể gồm 4 bước sau:

Bước 1: Định lượng đối tượng kiểm toán bằng hệ thống con số duy nhất: mục tiêu của bước công việc này là gắn cho mỗi phần tử của tổng thể với một con số duy nhất để có được mối quan hệ giữa các số duy nhất trong tổng thể với Bảng số ngẫu nhiên.

Bước 2: Thiết lập mối quan hệ giữa Bảng số ngẫu nhiên với đối tượng kiểm toán đã định lượng.

Bước 3: Lập hành trình sử dụng bảng: đây là việc xác định hướng đi của việc chọn các số ngẫu nhiên: có thể theo cột hoặc theo hàng, có thể xuôi từ trên xuống hoặc ngược từ dưới lên.

Bước 4: Chọn điểm xuất phát: kiểm toán viên có thể ngẫu nhiên chọn ra một số trong Bảng để làm điểm xuất phát.

 Chọn mẫu theo chương trình máy vi tính: các hãng kiểm toán có thể thuê hoặc tự xây dựng các chương trình chọn mẫu ngẫu nhiên qua máy vi tính nhằm tiết kiệm thời gian và giảm sai sót trong mẫu. Ưu điểm nổi bật của phương pháp này là làm giảm sai sót chủ quan của con người trong quá trình chọn mẫu.

Chương trình kiểm toán

 Hiện nay, VAE đưa khoản mục vay ngắn hạn và vay dài hạn vào 2 chương trình kiểm toán khác nhau. Theo em, VAE nên đưa 2 khoản mục này vào cùng một chương trình kiểm toán vì mặc dù thời hạn nợ khác nhau nhưng bản chất của 2 khoản mục này vẫn là khoản vay chịu lãi từ bên thứ 3, các thủ tục kiểm toán áp dụng đối với 2 khoản mục này là tương tự nhau. Thí dụ như đối với khách hàng VIC, tất cả các khoản vay ngắn hạn và dài hạn của đơn vị này đều từ ngân hàng Ngoại thương Quảng Ninh, do đó các đối chiếu số dư lãi vay và tiền vay ngắn hạn, dài hạn giữa VIC và ngân hàng đều có liên quan đến nhau: xem “Thông báo số dư tài khoản” kiểm toán viên có thể khẳng định được số dư của cả nợ ngắn hạn và dài hạn. Việc sắp xếp

vay ngắn hạn và dài hạn vào cùng 1 chương trình kiểm toán sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho kiểm toán viên ghi chép trên giấy tờ làm việc và cũng tạo thuận lợi trong đối chiếu, kiểm tra.

 Cũng giống như các khoản mục khác, VAE xây dựng chương trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả chung cho tất cả khách hàng. Khi thực hiện kiểm toán, căn cứ vào chương trình kiểm toán chung này, kiểm toán viên lựa chọn các thủ tục kiểm toán áp dụng cho phù hợp với khoản mục nợ phải trả của từng khách hàng. Về cơ bản, chương trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả do VAE xây dựng đã đáp ứng được yêu cầu kiểm toán đối với khoản mục này nhưng do sự đa dạng trong hoạt động của doanh nghiệp nên các khoản nợ phải trả, đặc biệt là nợ phải trả người bán của mỗi doanh nghiệp lại có đặc thù riêng. Nếu xây dựng chương trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả cho từng khách hàng thì công việc kiểm toán sẽ đi đúng hướng và không bỏ sót những vấn đề quan trọng. Do đó, theo em VAE nên xây dựng chương trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả riêng cho từng khách hàng.

Thủ tục phân tích

Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, VAE xây dựng một số chỉ tiêu đánh giá sơ bộ tình hình tài chính của doanh nghiệp trong đó có một số chỉ tiêu để đánh giá tình hình tài chính của khách hàng liên quan đến khoản mục nợ phải trả: Nợ phải trả/ Tổng tài sản; TSLĐ/ Nợ ngắn hạn; và Tiền hiện có/ Nợ ngắn hạn. Việc sử dụng các chỉ tiêu đánh giá này sẽ giúp kiểm toán viên có được cái nhìn khái quát về tình hình tài chính của doanh nghiệp nói chung và khả năng thanh toán của doanh nghiệp nói riêng. Tuy nhiên, như trên đã nói, VAE chỉ phân tích sơ bộ BCTC trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán đối với những khách hàng lớn nên những chỉ tiêu phân tích liên quan đến khoản mục nợ phải trả nói trên cũng chỉ được áp dụng cho những khách hàng lớn. Theo em, VAE nên tăng cường áp dụng các thủ tục phân tích trên để có cái nhìn khái quát về các khoản nợ phải trả trong doanh nghiệp, từ đó giúp kiểm toán viên có được định hướng đúng đắn khi thực hiện kiểm toán khoản mục này.

Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, VAE chủ yếu thực hiện thủ tục phân tích đối với các khoản chi phí lãi vay: dựa trên tổng số tiền vay và lãi suất vay trung bình

(do kiểm toán viên ước tính), kiểm toán viên đưa ra mức lãi suất vay phải trả ước tính và so sánh với tổng số lãi vay của đơn vị. Đây là một thủ tục phân tích rất hữu ích, nhất là trong trường hợp đơn vị phát sinh nhiều khoản vay với nhiều mức lãi suất khác nhau. Bên cạnh đó, VAE cũng xây dựng các chỉ tiêu phân tích soát xét đối với các khoản nợ phải trả. Tuy nhiên, nhìn chung VAE chỉ áp dụng thủ tục phân tích đối với các khoản nợ phải trả trong trường hợp các khoản mục này có số dư lớn và số lượng nghiệp vụ phát sinh nhiều. VAE nên áp dụng thủ tục phân tích này thường xuyên hơn để giảm thủ tục kiểm tra chi tiết trên số dư và nghiệp vụ.

Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán, VAE nên áp dụng thủ tục phân tích để đánh giá sự phù hợp giữa kết quả kiểm toán với nhận định của kiểm toán viên về khoản mục này. Việc nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp đồng thời tiết kiệm thời gian và chi phí kiểm toán là mục tiêu quan trọng mà VAE đang hướng tới.

KẾT LUẬN

Trong xu thế toàn cầu hóa, tiến trình mở cửa nền kinh tế của Việt Nam không chỉ dừng lại ở các giao dịch thương mại hàng hóa mà còn mở rộng sang các phân ngành dịch vụ khác nhau trong đó có dịch vụ kiểm toán. Điều này tạo nên những cơ hội to lớn nhưng cũng đặt ra không ít thách thức cho các công ty kiểm toán ở Việt Nam. Để đứng vững và phát triển thì mỗi công ty kiểm toán phải tự nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp, các kiểm toán viên phải không ngừng trau dồi nâng cao kiến thức và phẩm chất đạo đức.

Nhận thức được vấn đề trên, trong thời gian thực tập tại Công ty Kiểm toán và định giá Việt Nam, em đã cố gắng nắm bắt được thực trạng hoạt động kiểm toán Báo cáo tài chính nói chung và hoạt động kiểm toán nợ phải trả nói riêng. Kết hợp với những lí luận tiếp thu tại nhà trường, em đã hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp với đề tài: “Kiểm toán các khoản nợ phải trả trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty Kiểm toán và định giá Việt Nam thực hiện”. Cùng với những vấn đề về lí luận và thực tiễn của kiểm toán khoản mục nợ phải trả do VAE thực hiện, em xin đưa ra một số ý kiến đề xuất nhằm góp phần hoàn thiện quy trình kiểm toán khỏan mục này.

Do trình độ hiểu biết và kinh nghiệm thực tế của bản thân còn hạn chế nên trong chuyên đề của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô cùng các anh chị kiểm toán viên trong công ty để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.

Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của thầy Phan Trung Kiên và các anh chị kiểm toán viên trong công ty VAE đã giúp em hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này.

Sinh viên thực hiện

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Alvin A. Arens, Jame K. loebbecke (2000). Kiểm toán. NXB Thống kê 2. Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam

3. ĐH Kinh tế Tp.HCM (2004). Kiểm toán. NXB Thống kê 4. GS. TS. Vương Đình Huệ (2004). Kiểm toán. NXB Tài chính

5. GS. TS. Nguyễn Quang Quynh (2001). Kiểm toán tài chính. NXB Tài chính 6. GS. TS. Nguyễn Quang Quynh (2003). Lý thuyết kiểm toán. NXB Tài chính 7. Luận văn các khóa

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCTC BCĐKT BCKQKD BGĐ HĐQT KTV

Báo cáo tài chính Bảng cân đối kế toán

Báo cáo kết quả kinh doanh Ban Giám đốc

Hội đồng quản trị Kiểm toán viên

Bảng soát xét hệ thống kế toán

Nội dung Tham

chiếu

Vấn đề phát sinh

Người thực hiện 1.Hệ thống kế toán áp dụng theo Việt Nam hay

nước ngoài. Đã được Bộ tài chính chấp nhận hay chưa, nếu đã được chấp nhận,chụp một bản lưu hồ sơ.

2.Nếu theo kế toán nước ngoài, chụp một bộ hệ thống kế toán. Soát xét xem có những chứng từ, nghiệp vụ bất thường so với luật định của Việt Nam hay không?

3.Kiểm tra việc thực hiện chế độ, thể lệ, phương pháp hạch toán kế toán chung hiện hành hoặc chế độ kế toán cụ thể đã được Bộ Tài chính phê duyệt xem có phù hợp với đặc điểm kinh doanh, yêu cầu quản lý của doanh nghiệp và nhất quán hay không?

...

PHỤ LỤC SỐ 02

Nội dung Tham chiếu Vấn đề phát sinh Người thực hiện A – Chung

1. Soát xét toàn bộ các biên bản họp Hội đồng quản trị làm cơ sở kiểm tra các phần hành khác. 2. Soát xét biên bản quyết toán thuế năm trước. 3. Kiểm tra mẫu đối với các chứng từ ghi sổ để đảm bảo rằng các chứng từ ghi sổ trong năm đã được lập, kiểm tra và ghi chép đúng.

B – Phân tích soát xét hệ thống kiểm soát nội bộ: Các điều lệ, nội quy, quy chế tài chính kế toán, hoạt động và các văn bản chuyên ngành có được sự chấp thuận của cơ quan chức năng có thẩm quyền không? Từ đó đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ 5 vấn đề sau:

1. Môi trường kiểm soát...

2. Đánh giá mức độ rủi ro kiểm soát... 3. Thông tin và trao đổi...

4. Các thủ tục kiểm soát... 5. Giám sát và điều hành...

6. Ngoài ra tùy theo từng phần hành công việc và phạm vi kiểm toán có thể xem xét về việc tổ chức quy trình mua bán, vận chuyển, giao nhận, cân đo đong đếm sản phẩm hàng hóa, kho hàng, phương tiện bảo vệ...

PHỤ LỤC SỐ 03

Bản cam kết về tính độc lập của kiểm toán viên BẢN CAM KẾT VỀ TÍNH ĐỘC LẬP

Kính gửi: Tổng giám đốc công ty

Từ nhóm kiểm toán: Nhóm kiểm toán... Phòng... Khách hàng...

V/v: Bản cam kết về tính độc lập của kiểm toán viên

Chúng tôi đã đọc và hiểu rõ quy chế độc lập của kiểm toán viên nêu trong bản Quy chế nhân viên của công ty và theo đúng yêu cầu của Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 200. Trên cơ sở đó, chúng tôi xin cam đoan, với sự trung thực tuyệt đối của mình, thực hiện đúng quy chế và không có dấu hiệu nào được xem là vi phạm đến quy chế về tính độc lập của kiểm toán viên, trừ những điểm dưới đây:

... ... ...

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU ...1

PHẦN 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI TRẢ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH...3

I. KHÁI QUÁT VỀ KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH...3

1. Khái niệm và mục tiêu của kiểm toán báo cáo tài chính...3

1.1 Khái niệm kiểm toán báo cáo tài chính...3

1.2. Mục tiêu của kiểm toán báo cáo tài chính...3

2. Phương pháp tiếp cận của kiểm toán báo cáo tài chính...5

II. QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI TRẢ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH...5

1. Khái quát chung về khoản mục nợ phải trả...5

1.1 Nội dung khoản mục nợ phải trả...5

1.2. Phân loại các khoản nợ phải trả...6

1.3. Kiểm soát nội bộ đối với các khoản nợ phải trả...7

2. Vai trò và mục tiêu kiểm toán khoản mục nợ phải trả trong kiểm toán báo cáo tài chính...8

2.1 Vai trò kiểm toán khoản mục nợ phải trả ...8

2.2. Mục tiêu kiểm toán khoản mục nợ phải trả...10

3. Quy trình kiểm toán các khoản nợ phải trả trong kiểm toán báo cáo tài chính...10

3.1. Lập kế hoạch kiểm toán ...10

3.2. Thực hiện kiểm toán...28

3.3. Kết thúc kiểm toán...36

PHẦN 2: KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN NỢ PHẢI TRẢ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY KIỂM ...40

TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM (VAE) THỰC HIỆN...40

I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM..40

Một phần của tài liệu 343 Kiểm toán các khoản nợ phải trả trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Kiểm toán và định giá Việt Nam thực hiện (Trang 93 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w