GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM

Một phần của tài liệu 343 Kiểm toán các khoản nợ phải trả trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Kiểm toán và định giá Việt Nam thực hiện (Trang 40)

I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM VIỆT NAM

1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Kiểm toán và định giá Việt Nam và định giá Việt Nam

Công ty cổ phần kiểm toán và định giá Việt Nam được thành lập vào ngày 21/12/2001 theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số : 0103000692 dưới hình thức công ty cổ phần gồm 6 cổ đông sáng lập với số vốn điều lệ ban đầu là 1 tỷ VND. Vốn điều lệ này được chia làm 10 000 cổ phần, được phát hành dưới hình thức cổ phiếu, giá trị 1 cổ phiếu là 100 000 VND. Hiện nay, số vốn điều lệ của công ty lên tới 2 tỷ đồng.

Tên giao dịch của công ty là: VIET NAM AUDITING AND EVALUATION JOINT STOCK COMPANY (VAE., JSC). Trụ sở chính của công ty đặt tại tầng 11 tòa nhà sông Đà, Cầu Giấy, Hà Nội. Ngoài ra công ty còn có 3 văn phòng đại diện đặt ở 3 tỉnh: Hà Giang, Sơn La, Tp Hồ Chí Minh.

Công ty cổ phần Kiểm toán và định giá Việt Nam được thành lập nhằm các mục tiêu sau: +Góp phần tạo lập một môi trường kinh doanh minh bạch và hiệu quả: Đây là phương châm hoạt động của công ty, bằng các dịch vụ của mình công ty giúp cho những người quan tâm có được những báo cáo tài chính có độ tin cậy cao để họ có thể đưa ra những quyết định đúng đắn.

+Không ngừng nâng cao lợi nhuận và lợi ích hợp pháp của cổ đông: Cũng giống như các đơn vị hoạt động kinh doanh khác, lợi nhuận là mục tiêu quan trọng và là yếu tố có ảnh hưởng sống còn đến sự tồn tại và phát triển lâu dài của công ty. Ngoài ra, với tư cách là một công ty cổ phần, việc đảm bảo cho lợi ích của các cổ đông cũng là một yếu tố không thể thiếu.

+Không ngừng mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp: không chỉ cung cấp dịch vụ kiểm toán, công ty còn mở rộng sang các lĩnh vực khác: tư vấn tài chính, dịch vụ định giá... Hiện nay, số lượng các loại hình dịch vụ mà công ty đăng ký cung cấp trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh gồm 8 loại sau:

• Dịch vụ kiểm toán độc lập •Dịch vụ kế toán

•Dịch vụ định giá tài sản

•Tư vấn tài chính, kế toán, thuế •Tư vấn đầu tư

•Đào tạo, giới thiệu việc làm trong lĩnh vực kế toán tài chính, thuế, kiểm toán, chứng khoán bảo hiểm

•Sản xuất và cung cấp phần mềm tin học

•Lập, tư vấn và quản lý, tổ chức thực hiện các dự án đầu tư xây dựng. lập tổng dự toán, thẩm định tổng dự toán, giám sát thi công

+Thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước: song song với sự phát triển của mình, số thuế thu nhập doanh nghiệp công ty nộp cho ngân sách nhà nước ngày càng tăng. Trong năm 2005, số thuế này lên tới hàng tỷ đồng

Sau hơn 4 năm hoạt động, công ty đã đạt được những sự phát triển vượt bậc, cho tới nay, số lượng công nhân viên của công ty lên tới khoảng 100 người trong đó có 10 kiểm toán viên đăng ký hành nghề kiểm toán. Sự lớn mạnh này còn được thể hiện thông qua kết quả hoạt động của công ty trong 3 năm 2002, 2003, 2004 như sau (đơn vị: VND)

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu thể hiện kết quả hoạt động của công ty

Chỉ tiêu Năm 2002 3 quý đầu Năm 2003 Năm 2004

Doanh thu thuần 2.150.315.190 1.700.455.000 7.115.687.964 Lợi nhuận trước thuế 639.156.123 840.694.330 1.013.167.070

Bảng 2.2: Cơ cấu doanh thu theo loại dịch vụ cung cấp (đơn vị: %)

Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004

Kiểm toán báo cáo tài chính 55 53 50

Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư 25 24 20

Định giá 15 17 20

Dịch vụ khác 5 6 10

Như vậy có thể thấy doanh thu của công ty tăng rất nhanh: doanh thu năm 2004 tăng hơn 3 lần so với năm 2002 trong đó doanh thu dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính chiếm tỷ trọng lớn: hơn một nửa tổng doanh thu, nguyên nhân là do năm 2004

công ty đã đi vào hoạt động ổn định, các dịch vụ ngày càng đa dạng, chất lượng dịch vụ được nâng cao, công tác phát triển khách hàng đem lại nhiều kết quả và do nghị định 105/NĐ-CP của chính phủ ngày 30/3/2004 về kiểm toán viên độc lập đã làm số lượng khách hàng tăng cao. Cụ thể như sau: năm 2002 công ty có 143 hợp đồng, năm 2003 là 189 hợp đồng nhưng sang năm 2004 số lượng hợp đồng là 305 hợp đồng, tăng gần gấp đôi so với năm 2003. Số lượng hợp đồng tương ứng với các loại hình dịch vụ như sau:

Bảng 2.3: Số lượng hợp đồng tương ứng với các loại hình dịch vụ

Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004

Kiểm toán báo cáo tài chính 27 44 84

Kiểm tóan báo cáo quyết toán vốn đầu tư 82 99 172

Dịch vụ định giá 15 33 41

Dịch vụ tư vấn 17 5 5

Dịch vụ xác định tỷ lệ nội địa hóa 2 8 3

Như vậy có thể thấy, mặc dù số lượng hợp đồng kiểm toán báo cáo tài chính không nhiều bằng dịch vụ kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành nhưng lại chiếm một tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu doanh thu của công ty. Điều này chứng tỏ các hợp đồng kiểm toán báo cáo tài chính có phí kiểm toán lớn và chiếm một vị trí quan trọng trong hoạt động của công ty.

Tuy nhiên phân tích xu hướng biến động của cơ cấu doanh thu, ta thấy, tỷ trọng doanh thu kiểm toán báo cáo tài chính giảm dần trong khi đó tỷ trọng doanh thu dịch vụ định giá và dịch vụ khác tăng lên. Điều này là hoàn toàn phù hợp vì nhu cầu định giá tài sản, định giá doanh nghiệp ngày càng cao nhằm phục vụ cho công tác cổ phần hóa của các doanh nghiệp nhà nước cũng như phục vụ cho mục đích thanh lý, nhượng bán tài sản, góp vốn liên doanh, giải thể doanh nghiệp…

2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh trong đơn vị

Công ty cổ phần Kiểm toán và định giá Việt Nam là một pháp nhân, hạch toán độc lập, tự trang trải chi phí bằng các nguồn thu được từ các hoạt động dịch vụ và thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước theo luật định.

Phạm vi hoạt động: công ty hoạt động trên toàn lãnh thổ Việt Nam và có thể mở các chi nhánh, văn phòng đại diện trong nước và quốc tế theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Cách thức huy động vốn: VAE là công ty cổ phần do đó ngoài cách thức huy động vốn thông thường: vay của các tổ chức tín dụng, ngân hàng, vay của các cá nhân, công ty còn có thể huy động vốn bằng cách phát hành cổ phiếu.

Trong các loại dịch vụ mà công ty cung cấp cho khách hàng thì dịch vụ kiểm toán là dịch vụ đem lại nhiều doanh thu nhất cho công ty nhưng đây là loại dịch vụ theo mùa nên công ty phải không ngừng phát triển mở rộng nhiều loại dịch vụ khác nhau. Hiện nay, trong hồ sơ giới thiệu năng lực, công ty chia thành 8 dịch vụ lớn và

trong mỗi loại lại chứa nhiều dịch vụ nhỏ lẻ khác nhau:

 Dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính

 Dịch vụ hoàn thiện hệ thống kế toán và xây dựng quy chế kiểm soát nội bộ

 Dịch vụ tư vấn về thuế và lập báo cáo

 Dịch vụ kiểm toán quyết toán các công trình xây dựng cơ bản

 Dịch vụ định giá doanh nghiệp để cổ phần hóa

 Dịch vụ tư vấn kinh doanh

 Dịch vụ tư vấn đầu tư

 Dịch vụ chuyển đổi báo cáo tài chính theo chuẩn mực quốc tế.

Do hoạt động trên quy mô rộng lớn với nhiều loại hình dịch vụ khác nhau nên ngoài trụ sở chính ở Hà Nội, công ty còn mở thêm 3 văn phòng đại diện ở 3 nơi là: Hà Giang, Sơn La và thành phố Hồ Chí Minh. Các văn phòng đại diện này có nhiệm vụ mở rộng khách hàng và ký kết hợp đồng, công ty sẽ cử người ở trụ sở chính xuống thực hiện hợp đồng.

Do đặc điểm loại hình dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ định giá, doanh nghiệp thường xuyên hợp tác với các chuyên gia ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Với sự trợ giúp của họ, hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng trở nên phong phú và đa dạng hơn. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đã ảnh hưởng tới công tác phát triển khách hàng: Công ty thực hiện mở rộng và tìm kiếm khách hàng theo những cách sau:

 Đối với những khách hàng công ty đã có mối quan hệ, công ty mở rộng dịch vụ cung cấp bằng cách trao đổi tư vấn với khách hàng và đề nghị cung cấp các dịch vụ mà họ cần: dịch vụ định giá tài sản phục vụ cho việc thế chấp vay vốn, dịch vụ tư vấn nhằm nâng cao hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp…

 Thông qua các văn bản do các Bộ, các cơ quan ban hành, công ty xác định nhu cầu cổ phần hóa của các công ty, từ đó có cách giới thiệu dịch vụ thích hợp

 Phối hợp với các tổ chức tài chính khác: công ty chứng khoán Mê kông, công ty tài chính bưu điện… những tổ chức tài chính này cũng giúp công ty tiếp cận với nhiều khách hàng quan trọng.

 Để mở rộng các khách hàng là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, công ty đặt mối quan hệ chặt chẽ với Sở Kế hoạch-Đầu tư

3. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ phần Kiểm toán và định giá Việt Nam Việt Nam

3.1 Đặc thù về tổ chức quản lý của Công ty cổ phần Kiểm toán và định giá Việt Nam Việt Nam

Công ty VAE là công ty cổ phần hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán nên ngoài việc tuân theo các quy định chung của pháp luật đối với công ty cổ phần, hoạt động của công ty còn bị điều tiết bởi các luật chuyên ngành liên quan đến kiểm tóan.

Cơ cấu và nguyên tắc tổ chức của công ty về cơ bản giống với các công ty cổ phần khác. Cụ thể như sau:

Cơ quan quyết định cao nhất của công ty là đại hội đồng cổ đông. Hiện nay công ty có khoảng 20 cổ đông trong đó có 6 cổ đông sáng lập

Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý của công ty do đại hội đồng cổ đông bầu và miễn nhiệm. Hội đồng quản trị của công ty gồm 3 thành viên. Nhiệm kỳ của hội đòng quản trị là 2 năm.

Ban kiểm sóat: là cơ quan kiểm soát hoạt động của công ty do đại hội đồng cổ đông bầu và miễn nhiệm. Ban kiểm soát có 2 thành viên trong đó có trưởng ban kiểm soát và một ủy viên.

Tổng giám đốc công ty do hội đồng quản tri bầu và miễn nhiệm và là người điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Hiện nay, chủ tich hội đồng quản trị của công ty cũng đồng thời là tổng giám dốc của công ty.

Các phó tổng giám đốc, kế toán trưởng do tổng giám đốc chỉ định và được sự phê chuẩn của hội đồng quản trị

Ngoài ra công ty còn thiết lập quy chế kiểm soát nội bộ trong đó có những quy định cụ thể về chế độ tiền lương, tuyển dụng lao động … những quy chế kiểm soát nội bộ này về cơ bản dựa trên điều lệ của công ty.

3.2 Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ phần Kiểm toán và định giá Việt Nam định giá Việt Nam

Trước năm 2004, bộ máy quản lý của công ty gồm 7 phòng nghiệp vụ tương ứng với các loại hình dịch vụ mà công ty cung cấp, các phòng nghiệp vụ này chịu sự quản lý trực tiếp từ 3 giám đốc, cụ thể như sau:

Giám đốc tư vấn và định giá quản lý 3 phòng nghiệp vụ: Phòng tư vấn đầu tư

Phòng định giá doanh nghiệp, tài sản Phòng tư vấn tài chính, kế toán, thuế

Giám đốc kiểm tóan tài chính quản lý 2 phòng nghiệp vụ: Phòng kiểm toán tài chính 1

Phòng kiểm toán tài chính 2

Giám đốc kiểm toán đầu tư quản lý 2 phòng nghiệp vụ: Phòng kiểm toán đầu tư xây dựng1

Phòng kiểm toán đầu tư xây dựng 2

Đến 2004, tổ chức bộ máy quản lý của công ty chia thành 3 phòng nghiệp vụ. Mỗi phòng nghiệp vụ đều có thể thực hiện tất cả các loại dịch vụ của công ty, gồm 3 mảng chính: kiểm toán báo cáo tài chính, tư vấn-định giá và kiểm tóan báo cáo quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành.

Việc thay đổi mô hình tổ chức bộ máy của công ty là phù hợp với xu hướng phát triển và hoạt động của công ty. Với mô hình cũ, công ty không thể so sánh được hiệu quả hoạt động giữa các phòng nghiệp vụ vì mỗi phòng nghiệp vụ cung cấp những loại hình dịch vụ khác nhau. Hơn nữa, một khách hàng có thể yêu cầu cung cấp nhiều loại vụ một lúc: dịch vụ kiểm toán và dịch vụ tư vấn, các dịch vụ này có thể liên quan đến nhau, nếu phân chia rõ ràng như vậy sẽ gây khó khăn trong quá trình thực hiện dịch vụ của các phòng nghiệp vụ khác nhau

Nhờ vào mô hình mới, công ty có thể xác định được hiệu quả hoạt động kinh tế của từng phòng nghiêp vụ, xác định được sự đóng góp của từng phòng nghiệp vụ vào lợi nhuận chung của công ty. Điều này đặc biệt quan trọng khi hiện nay, công ty thực hiện việc trả lương bằng cách dựa vào kết quả hoạt động (doanh thu) của từng phòng nghiệp vụ.

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty VAE Kiểm toán báo cáo tài chính

Phó tổng giám đốc Phó tổng giám đốc Các văn phòng đại

diện Hà Giang Sơn La Tp Hồ Chí Minh Phòng nghiệp vụ 3 Phòng nghiệp vụ 2 Phòng nghiệp vụ 1 Phòng tổng hợp Dịch vụ định giá Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư Kiểm toán báo cáo tài chính Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư Dịch vụ định giá Kiểm toán báo cáo tài chính Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư Dịch vụ định giá Hội đồng quản trị Tổng giám đốc Hội đồng khoa học

Hội đồng quản trị: quyết định chiến lược phát triển của công ty, bổ nhiệm, miễm nhiệm khen thưởng kỷ luật tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, kế toán trưởng và các trưởng phòng ban của công ty. Ngoài ra, hội đồng quản trị còn quyết định các vấn đề liên quan đến mức cổ tức hằng năm trả cho cổ đông.

Tổng giám đốc: chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về kết quả sản xuất kinh doanh và thực hiện các quyết định của đại hội đồng cổ đông, hội cồng quản trị.

Hội đồng khoa học: không trực tiếp tham gia kinh doanh nhưng nó giữ một vai trò quan trọng, tham mưu cho hội đồng quản trị và ban giám đốc công ty trong việc đưa ra các quyết định kinh doanh. Ngoài ra, hội đồng khoa học còn tiến hành tổ chức các buổi đào tạo, xây dựng đội ngũ kiểm toán viên đủ năng lực góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp của công ty.

Phó tổng giám đốc: giúp việc cho tổng giám đốc và thay mặt tổng giám đốc điều hành một số lĩnh vực, trực tiếp quản lý các phòng nghiệp vụ trong công ty, có 2 phó tổng giám đốc, một phó tổng giám đốc phụ trách mảng tài chính, một phó tổng giám đốc phụ trách mảng xây dựng.

Các phòng nghiệp vụ: trực tiếp cung cấp các dịch vụ cho khách hàng và chịu trách nhiệm trước phó tổng giám đốc về kết quả công việc. Các phòng nghiệp vụ đều thực hiện 3 loại dịch vụ chính của công ty: kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành và dịch vụ tư vấn-định giá.

Một phần của tài liệu 343 Kiểm toán các khoản nợ phải trả trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Kiểm toán và định giá Việt Nam thực hiện (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w