7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa)
4.5.4. Phân tích các tỷ số khả năng sinh lợi
Ta cũng sẽ dựa vào bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh để thống kê các tỷ số về khả năng sinh lợi như sau:
- ROS (lợi nhuận ròng trên doanh thu): Năm 2006 tỷ số này là 2,7% tức là lợi nhuận ròng chiếm 2,7% trong tổng doanh thu thuần, với con số này hi vọng công ty sẽ có biện pháp thúc đẩy con số n ày tăng cao hơn nữa nhằm làm cho lợi nhuận ròng tăng lên phù hợp với tốc độ tăng của doanh thu thuần. Năm 2007 tỷ lệ này đã tăng lên rõ rệt đạt 5,4%. Nhưng nguyên nhân làm nó tăng lên không phải chỉ vì lợi nhuận ròng tăng lên mà còn vì doanh thu thuần đã giảm xuống. Điều đáng chú ý ở đây là nguyên nhân làm doanh thu giảm chính là sản lượng hàng bán ra trong năm 2007 giảm đáng kể cũng giống như nhiều công ty xuất khẩu nông sản
Bảng 13: Bảng phản ánh các tỷ số về khả năng sinh lời
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Lợi nhuận ròng(1000đ) 3.990.435 4.963.812 4.166.933 Doanh thu thuần(1000đ) 147.119.751 91.514.836 162.418.948 Tổng tài sản bình quân(1000đ)
73.730.812 69.880.130 81.006.150 Vốn chủ sở hữu bình quân(1000đ)
59.333.656 53.290.910 59.203.663 ROS - Lợi nhuận nhuận ròng trên
doanh thu (%)
2,7 5,4 2,6
ROA - Lợi nhuận ròng trên tổng tài sản(%)
5,4 7,1 5,1
ROE - Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (%)
6,7 9,3 7,0
(Nguồn: Phòng kế toán)
khác trên địa bàn,với tình hình biến động trong năm 2007 thì công ty không thể tránh khỏi sự tụt giảm về mặt doanh thu. Sang năm 2008 tỷ lệ lợi nhuận r òng trên doanh thu thuần giảm chỉ còn 2,6% thậm chí giảm hơn so với năm 2006. Bởi vì trong năm này doanh thu tăng lên rất nhiều nhưng điều đáng buồn là lợi nhuận ròng không tăng cùng với tốc độ tăng của doanh thu mà còn bị giảm xuống nên đã làm cho tỷ lệ này giảm xuống trầm trọng như vậy.
- ROA (Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản): Sự chênh lệch về tỷ số này qua các năm là không nhiều chỉ có năm 2007 cao hơn so với các năm còn lại đạt 7,1%, còn năm 2006 chỉ đạt 5,4% và năm 2008 cũng chỉ đạt 5,1%. Nguyên nhân làm tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản năm 2007 tăng lên là do lợi nhuận ròng trong năm này tăng lên mà tổng giá trị tài sản bình quân thì lại giảm xuống.
Theo sự phân tích khác thì ROA = ROS x RA. Vì vậy trong năm 2007 RA giảm xuống mà ROA tăng thì chắc chắn rằng ROS cũng đã tăng lên nhiều trong năm 2007, cụ thể là 2,7% ở năm 2006 tăng đến 5,4% trong năm 2007. Từ đó nói lên rằng nếu vòng quay tổng tài sản cao và tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản tăng sẽ kéo theo tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản tăng theo.
- ROE ( Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu): Cũng tương tự như tỷ số lợi nhuân ròng trên tổng tài sản bình quân thì tỷ số ROE cũng vậy, nó cũng tăng trong năm 2007 đạt 9,3% trong khi năm 2006 là 6,7% và năm 2008 là 7,0%. Và
ròng tăng lên mà vốn chủ sở hữu lại giảm xuống nên đã làm cho tỷ số ROE tăng cao trong năm 2007.
Mặt khác, ROE cũng chính là ROA nhân với hệ số vốn chủ sở hữu. Cả 3 tỷ số trên đều liên quan đến lợi nhuận nên khi lợi nhuận công ty tăng sẽ làm cho 3 tỷ số lợi đó tăng theo.
Còn nếu doanh thu tăng sẽ làm cho vòng quay tổng tài sản và vòng quay vốn chủ sở hữu tăng nhưng lại làm cho ROS giảm xuống. Còn về phần tổng tài sản, khi tổng tài sản tăng sẽ làm cho RA và ROA đều giảm. Nếu phân tích các tỷ số t ài chính theo phương trình Dupont: một khoản mục nào đó tăng có thể sẽ làm cho tỷ số tài chính này tăng theo những sẽ làm cho tỷ số tài chính khác giảm xuống. Do đó để đánh giá được tình hình tài chính của một công ty là tốt hay xấu chỉ dựa vào các tỷ số tài chính thôi chưa đủ mà đòi hỏi phải xem xét về mặt về mặt loại hình công ty hoạt động kinh doanh, chiến lược hoạt động lâu dài của công ty. Riêng về công ty Nông Sản Xuất Khẩu Thành Phố Cần thơ có thể nói tình hình tài chính của công ty tương đối vững mạnh và rất an toàn nghĩa là chưa phát hiện một rủi ro hay nguy cơ nào trước mắt. Song với sự an toàn cao như vậy sẽ có những thiệt thòi khác trong kinh doanh nếu nhìn từ khía cạnh khác. Chẳng hạn như tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu thấp thì xem như đã bỏ qua việc nắm bắt cơ hội tận dụng các nguồn vốn huy động từ bên ngoài làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh.