PHÂN TÍCH CHUNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại Công Ty Nông Sản Thực Phẩm Xuất Khẩu Thành Phố Cần Thơ (Trang 40 - 42)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa)

4.1.PHÂN TÍCH CHUNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH

Bước đầu ta sẽ phân tích chung về tình hình tài chính của công ty để có những nhận định khái quát, một cái nhìn tổng quan nhất về tình hình tài chính của công ty trong những năm gần đây là khả quan hay không khả quan. Từ đó giúp cho các nhà quản lí thấy rõ được thực chất quá trình phát triển của công ty mình đồng thời có thể dự đoán được những khả năng tiềm tàng nào của công ty có thể phát triển được cũng như những mặt nào có chiều hướng suy thoái còn hạn chế mà ta nên loại bỏ. Dựa trên những cơ sở đó giúp cho ban lãnh đạo công ty đề ra phương hướng phát triển hiệu quả cũng như những biện pháp nhằm cải tiến tình hình tài chính của công ty, xây dựng nguồn lực công ty ngày một lớn mạnh hơn.

Nội dung của phần này là dựa vào tổng tài sản và tổng nguồn vốn của công ty để so sánh qui mô hoạt động, nguồn lực tài chính mạnh yếu như thế nào trong 3 năm gần đây nhất là 2006, 2007, 2008.

Đánh giá chung tình hình biến động tổng tài sản và tổng nguồn vồn

Đầu tiên ta tiến hành so sánh tổng tài sản và tổng nguồn vốn công ty thông qua từng năm một.

Dựa vào những thống kê sơ bộ ở bảng 3 ta có nhận xét như sau:

- Năm 2007: Tình hình tổng tài sản trong năm 2007 so với năm 2006 của công ty tăng hơn 11 tỷ đồng tương ứng 17%. Nếu nhìn vào tài sản cố định và đầu tư dài hạn của công ty ta thấy giảm xuống rõ rệt hơn 13 tỷ đồng. Như vậy chứng tỏ rằng tài sản công ty tăng lên là do khoản mục tài sản lưu động và đầu tư dài hạn của công ty tăng lên khá nhiều gần 25 tỷ đồng tương ứng 70%. Như vậy có thể kết luận rằng trong năm 2007 công ty không có dấu hiệu gì trong việc muốn mở rộng qui mô sản xuất, tái đầu tư máy móc, trang thiết bị mà họ đang chú trọng việc nắm giữ loại tài sản ngắn hạn khá lớn.

- Năm 2008: Đến năm 2008 thì có chiều hướng ngược lại so với năm 2007, công ty đã chú trọng trong việc đầu tư vào tài sản dài hạn hơn.

Bảng 2: Tình hình nguồn vốn và tài sản của công ty từ năm 2006 – 2008 ĐVT: 1000đ (Nguồn: Phòng kế toán) Khoản mục Năm So Sánh 2007/2006 2008/2007 2006 2007 2008 Số tiền % Số tiền % TSLĐ và Đầu tư NH 35.557.499 60.520.927 57.245.192 24.963.421 70 -3.275.728 -5,4 TSCĐ và Đầu tư DH 28.786.603 14.895.230 29.350.951 -13.891.373 -48 14.455.720 97 Tổng tài sản 64.344.102 75.416.157 86.596.143 11.072.055 17 11.179.986 14,8 Nợ phải trả 8.617.454 24.560.986 19.043.989 15.943.533 185 -5.495.098 -22,3 Nguồn vốn chủ sở hữu 55.726.648 50.855.171 67.552.154 -4.871.478 -8,7 16.675.085 32,8 Tổng nguồn vốn 64.344.102 75.416.157 86.596.143 11.072.055 17 11.179.986 14,8

Cụ thể là trong năm này tài sản dài hạn tăng đến 97% còn tài sản ngắn hạn giảm xuống với con số không nhiều cho lắm 5,4%. Với mức độ tăng giảm chênh lệch như vậy đã làm cho tổng tài sản của công ty tăng 14,8% so với năm 2007.

- Về tình hình tăng giảm nguồn vốn: Trong năm 2007 tất nhiên nguồn vốn công ty sẽ tăng lên một lượng tương ứng với tốc độ tăng của t ài sản là 11 tỷ đồng ương ứng 17%. Nếu như tài sản công ty năm 2007 tăng là do tài sản ngắn hạn thì nguồn vốn công ty tăng là do tăng khoản mục nợ phải trả lên đến gần 160 tỷ đồng tương đương 185%, còn nguồn vốn chủ sở hữu thì giảm với tỷ lệ ít hơn so với tốc độ tăng của nợ phải trả chỉ giảm 8,7%.

- Riêng năm 2008 tổng nguồn vốn tăng với tỷ lệ ít hơn đạt 14% nhưng khác với năm 2007 là do sự tăng lên của nguồn vốn chủ sở hữu tăng 16,6 tỷ đồng tương ứng với 32,8% so với năm 2007, còn nợ phải trả thì giảm xuống 5,5 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ 22,3%. Đây là một điều đáng mừng cho công ty vì nguồn vốn chủ sở hữu công ty một khi tăng lên chứng tỏ công ty hoạt động có hiệu quả, lợi nhuận công ty không ngừng tăng lên làm cho nguồn vốn công ty được bảo tồn và ngày càng phát triển hơn.

Qua đánh giá sơ bộ thì tài sản và nguồn vốn công ty luôn có xu hướng gia tăng với những tỷ lệ và mức độ khác nhau do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên trong phần này ta vẫn chưa nhận thấy rõ việc tăng giảm của chúng là do những yếu tố cụ thể nào tạo nên vì thế ta sẽ tìm hiểu rõ điều đó qua những phần phân tích sau.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại Công Ty Nông Sản Thực Phẩm Xuất Khẩu Thành Phố Cần Thơ (Trang 40 - 42)