Nhóm chỉ tiêu quản trị nợ

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Dược phẩm Bến Tre (Trang 63 - 66)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa)

4.4.3. Nhóm chỉ tiêu quản trị nợ

Phân tích nhóm chỉ tiêu quản trị nợ là một trong những yêu cầu rất cần thiết khi phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp. Thông qua việc phân tích chỉ tiêu này chúng ta có thể thấy được mối quan hệ giữa tình hình nợ của công ty so tài sản và nguồn vốn chủ sở hữu cũng như khả năng thực hiện nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp đối với các khoản đi vay như thế nào để kịp thời điều chỉnh khi doanh nghiệp có nguy cơ mất khả năng thanh toán.

4.4.3.1. Hệ số nợ so với tài sản 82,00 59,81 67,11 0,00 10,00 20,00 30,00 40,00 50,00 60,00 70,00 80,00 90,00 % 2006 2007 2008 Năm Hình 5: HỆ SỐ NỢ SO VỚI TÀI SẢN

Hệ số nợ so với tài sản của công ty có sự biến động qua các năm. Năm 2007 hệ số nợ so với tài sản là 59,81 % giảm 22,19 % so với năm 2006 là do trong năm 2007 tổng tài sản của công ty lên 26.617.677 ngàn đồng so với năm 2006, nhưng khoản nợ phải trả lại giảm 15.745.831 ngàn đồng. Năm 2008 hệ số nợ so với tài sản là 67,11 % tăng 7,3 % so với năm 2007 là do tổng tài sản của công ty trong năm 2008 tăng lên 35.351.595 ngàn đồng nhưng khoản nợ phải trả của công lại tăng lên 36.096.495 ngàn đồng đã kéo theo hệ số nợ so với tài sản tăng lên. Nhìn chung, hệ số này cũng tương đối cao, qua đó thể hiện sự chênh lệch lớn giữa bên nợ với khả năng tài chính của công ty. Điều này một mặt cho thấy uy tín của công ty đối với đối tác ngày càng khẳng định. Tuy nhiên, công ty cũng cần hết sức thận trọng đối với những đồng vốn vay, phải phát huy tối đa lợi ích mà những nguồn vốn này mang lại, nhằm tạo sức bậc cho sự phát triển của công ty giúp công ty ngày càng phát triển, tránh tình trạng công nợ quá lớn có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình hoạt động của công ty.

4.4.3.2. Hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu

Hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu xem xét đơn vị có lạm dụng các khoản nợ để phục vụ mục đích thanh toán hay không? Tỷ số này cao được xem là không tốt đối với các chủ nợ song đối với công ty đi vay là một thuận lợi bởi vì nếu công ty làm ăn hiệu quả thì sẽ sinh lời cao, ngược lại cũng mang nhiều rủi ro. Hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu có sự biến động qua các năm. Năm 2007 hệ số này là 1,5 lần giảm 3,1 lần so với năm 2006 là do vốn chủ sở hữu năm 2007 tăng 42.363.508 ngàn đồng nhưng nợ phải trả giảm 15.745.831 ngàn đồng đã làm hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu giảm. Năm 2008 hệ số vốn chủ sở hữu là 2 lần tăng 0,5 lần so với năm 2007 là do vốn chủ sở hữu giảm 744.900 ngàn đồng, đồng thời nợ phải trả tăng lên 36.096.495 ngàn đồng. Tuy hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu cao nhưng nằm trong điều kiện công ty hoạt động kinh doanh có lãi đảm bảo được khả năng chi trả các khoản nợ nên hiệu quả mang lại cho vốn chủ sở hữu vẫn chấp nhận được.

Bảng 13: CÁC CHỈ TIÊU HOẠT ĐỘNG

(Nguồn : Phòng kế toán)

CHỈ TIÊU ĐVT Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch

2007 so 2006 2008 so 2007

1. Gía vốn hàng bán 1000Đ 222.003.330 243.335.996 260.399.562 21.332.666 17.063.566

2. Hàng tồn kho bình quân 1000Đ 44.041.553 61.435.611 86.587.868 17.394.059 25.152.257

3. Doanh thu thuần 1000Đ 177.961.778 181.900.385 173.811.694 3.938.608 -8.088.691

4. Vốn lưu động bình quân 1000Đ 99.878.199 124.908.756 152.393.592 25.030.557 27.484.836

5. Vốn cố định bình quân 1000Đ 26.758.460 31.052.048 34.551.848 4.293.588 3.499.801

6.Tổng tài sản bình quân 1000Đ 126.636.660 155.960.804 186.945.440 29.324.144 30.984.636 7. Khoản phải thu bình quân 1000Đ 48.317.216 57.934.332 54.298.263 9.617.117 -3.636.069

8.Vòng quay hàng tồn =(1)/(2) kho Vòng 5,0 4,0 3,0 -1,1 -1,0

9.Số ngày bình quân hàng tồn kho=(360/(8) Ngày 71,4 90,9 119,7 19,5 28,8

10.Vòng quay vốn lưu động=(3)/(4) Vòng 1,8 1,5 1,1 -0,3 -0,3

11. Vòng quay vốn cố định= (3)/(5) Vòng 6,7 5,9 5,0 -0,8 -0,8

12.Vòng quay tổng tài sản=(3)/(6) Vòng 1,4 1,2 0,9 -0,2 -0,2

13. Doanh thu bình quân ngày 1000Đ 494.338 505.279 482.810 10.941 -22.469

4.4.3.3. Khả năng thanh toán lãi vay

Bảng 14 : KHẢ NĂNG THANH TOÁN LÃI VAY

ĐVT: 1000 đồng

CHỈ TIÊU Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Chênh lệch 2007 so

2006

2008 so 2007 Lợi nhuận trước thuế 5.754.053 10.434.786 10.741.829 4.680.733 307.043 Lãi vay 6.125.340 8.869.575 12.155.203 2.744.235 3.285.628 Tổng lợi nhuận trước

thuế và lãi vay 11.879.393 19.304.361 22.897.032 7.424.968 3.592.671 Khả năng thanh toán

lãi ( lần) 1,9 2,2 1,9 0,3 -0,3

(Nguồn: phòng kế toán)

Khả năng thanh toán lãi vay của công ty vẫn còn ở mức thấp. Năm 2007 khả năng thanh toán lãi vay của công ty là 2,2 lần tăng 0,3 lần so với năm 2007. Năm 2008 khả năng thanh toán lãi vay lại giảm xuống bằng với khả năng thanh toán lãi vay năm 2006 là 1,9 lần. Qua đó cho thấy tình hình thanh toán lãi vay của công ty chưa tốt, công ty đã sử dụng vốn chưa đạt hiệu quả cao. Mặc dù lợi nhuận sau thuế tăng qua các năm nhưng mức độ tăng chưa cao vì số tiền lãi mà công ty phải thanh toán ngày càng cao.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Dược phẩm Bến Tre (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)