II- ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI XÍ NGHIỆP GỖ HÀ NỘ
5 Máy móc, nhà xưởng phân xưởng Cơ điện
TK631.2 : Chi phí khấu hao TSCĐ tại bộ phận đời sống TK631.4 : Chi phí khấu hao TSCĐ cho bộ phận XDCB
TK631.5 : Chi phí khấu hao TSCĐ cho bộ phận kinh doanh dịch vụ. Công việc này do kế toán TSCĐ thực hiện và số liệu được phản ánh trên bảng phân bổ số 3 “Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ”. Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ là cơ sở để vào Bảng kê số 4 và Nhật ký chứng từ số 7.
Sở công nghiệp Hà nội Xí nghiệp Gỗ Hà nội
Bảng phân bổ khấu hao cơ bản quý 1/2000
đvt : Đồng (VND)
STT TT
Đối tượng sử dụng TK đối
ứng
Khấu hao cơ bản
1 Máy móc thiết bị phân xưởng Xẻ 627.1 175.000
2 Nhà xưởng phân xưởng Xẻ 627.1 154.000
3 Máy móc thiết bị phân xưởng Mộc 627.2 1.800.000
4 Nhà xưởng phân xưởng Mộc 627.2 9.700.000
5 Máy móc, nhà xưởng phân xưởng Cơ điện điện
631.1 452.0006 Máy móc, nhà xưởng bộ phận đời sống 631.2 244.000 6 Máy móc, nhà xưởng bộ phận đời sống 631.2 244.000 7 Máy móc, nhà xưởng bộ phận XDCB 631.4 26.000.000 8 Máy móc, nhà xưởng bộ phận kinh
doanh dịch vụ
631.5 1.475.000
Cộng 40.000.000
Ngày ... tháng.... năm... Người lập biểu Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Căn cứ vào Bảng phân bổ số 3, kế toán phản ánh phần chi phí khấu hao TSCĐ dùng chung cho sản xuất tại mỗi phân xưởng trong quý 1 năm
2000 theo định khoản: Nợ TK627.1 : 329.000 Nợ TK627.2 : 11.500.000 Có TK214 : 11.829.000 Nợ TK631.1 : 452.000 Có TK214 : 452.000
• Chi phí trích trước tính vào chi phí sản xuất chung :
Chi phí trích trước (chi phí phải trả) là những khoản chi phí thực tế chưa phát sinh nhưng được ghi nhận là chi phí của kỳ hạch toán.
Căn cứ vào kế hoạch sửa chữa lớn TSCĐ của cả năm và căn cứ vào kế hoạch sản xuất trong quý của Xí nghiệp mà Xí nghiệp tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
ở Xí nghiệp Gỗ Hà nội chỉ có chi phí sửa chữa lớn TSCĐ mới có thể dự toán được và lên kế hoạch tiến hành trích trước chi phí (vì TSCĐ của Xí nghiệp chủ yếu là nhà xưởng và máy móc thiết bị cũ kỹ, lạc hậu, đã qua sử dụng nhiều năm rồi; cho nên cần phải thường xuyên sửa chữa và gia cố để sử dụng).
+ Khi lên kế hoạch sửa chữa lớn TSCĐ thì kế toán ghi sổ: Nợ TK335
Có TK liên quan (111,152,153,214...)
+ Định kỳ phân bổ vào chi phí sản xuất chung theo tiêu thức phân bổ là giờ công sản xuất:
Nợ TK627 Có TK335
Chi phí dịch vụ mua ngoài của Xí nghiệp để phục vụ sản xuất kinh doanh hiện nay chủ yếu là về tiền điện phục vụ cho hai phân xưởng sản xuất chính ở Xí nghiệp là phân xưởng mộc và phân xưởng Xẻ, Cuối tháng, căn cứ vào giấy báo của chi nhánh điện về chỉ số điện sử dụng thực tế trên công tơ (đồng hồ đo điện) tại từng phân xưởng mà kế toán tính ra tiền điện phải trả cho Sở Điện lực Thành phố Hà nội.
Chi phí dịch vụ mua ngoài là những khoản chi phí được thể hiện trên NKCT số 5. Căn cứ vào NKCT số 5, kế toán phản ánh chi phí dịch vụ mua ngoài (tiền điện) như sau:
Ví Dụ : Tháng 3 năm 2000. Chi phí tiền điện của Xí nghiệp là: -Phân xưởng Xẻ : 1.040 kWh x 650 = 676.000
-Phân xưởng Mộc : 521 kWh x 650 = 338.650
Toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài của Xí nghiệp là : 1.014.650đ và được Sở Điện lực Thành phố Hà nội cho thanh toán chậm theo định khoản sau:
Nợ TK627.1 : 676.000 Nợ TK627.2 : 338.650 Có TK331 : 1.014.650
• Chi phí bằng tiền khác :
Là những chi phí được thể hiện trên NKCT số 1, NKCT số 2, Bảng kê số 4 phần ghi Có TK111, ghi Có TK112 và dòng ghi Nợ TK627 “Chi phí sản xuất chung” có tác dụng phục vụ cho sản xuất tại phân xưởng Xẻ và phân xưởng Mộc của Xí nghiệp (như chi phí hội nghị, tiếp khách...).
Cuối kỳ hạch toán, căn cứ vào các tài liệu kế toán có liên quan, kế toán tập hợp chi phí bằng tiền phát sinh vào chi phí sản xuất chung.
Nợ TK627 : 5.133.000 Có TK111 : 1.313.000 Có TK112 : 3.820.000
d) Hạch toán chi phí bán hàng, chi phí quản lý Doanh nghiệp :
• Hạch toán chi phí bán hàng:
Chi phí bán hàng của Xí nghiệp được sử dụng để phản ánh chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ thành phẩm, sản phẩm như chi phí chọn lọc, vận chuyển, bốc dỡ, giới thiệu, chào hàng ... và các chi phí bằng tiền khác phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm.
Việc tập hợp chi phí bán hàng được thể hiện trên TK641 “Chi phí bán hàng”
+ Trong kỳ, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến chi phí bán hàng:
Nợ TK641
Có TK liên quan
+ Cuối kỳ, kết chuyển chi phí bán hàng đã tập hợp được vào TK911 “Xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh”.
Nợ TK911 Có TK641
Chi phí bán hàng phát sinh tại Xí nghiệp là rất ít và hầu như có kỳ là không phát sinh chi phí. Sổ kế toán dùng để tập hợp chi phí bán hàng là bảng kê số 5 và được tập hợp trực tiếp vào NKCT số 7.
• Hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp:
Chi phí quản lý Xí nghiệp là những chi phí cho việc quản lý kinh doanh quản lý hành chính và phục vụ chung khác có liên quan đến hoạt
động của toàn Xí nghiệp bao gồm: Chi phí nhân viên quản lý, chi phí vật liệu phục vụ cho quản lý, chi phí đồ dùng văn phòng, chi phí khấu hao TSCĐ, thuế phí và lệ phí, chi phí dịch vụ mua ngoài bằng tiền khác.
Tập hợp chi phí QLDN đã được thể hiện trên TK642 “Chi phí QLDN”
+ Trong kỳ, các chi phí QLDN của Xí nghiệp được tập hợp như sau:
Nợ TK 642
Có TK liên quan
+ Cuối kỳ, kết chuyển chi phí quản lý Xí nghiệp vào TK 911”Xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh”
Nợ TK 911 Có TK 462
Sổ kế toán dùng để tập hợp chi phí QLXN là bảng kê số 5. Số liệu của bảng kê số 5 được tập hợp trực tiếp vao NKCT số 7