HẠN CHẾ CỦA CÔNG TÁC KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI TRẢ

Một phần của tài liệu 333 Kiểm toán các khoản nợ phải trả trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Kiểm toán và định giá Việt Nam thực hiện (Trang 90 - 99)

PHẢI TRẢ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO VAE THỰC HIỆN VÀ MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT.

Đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán

Công ty xây dựng một kế hoạch kiểm toán mẫu khá đầy đủ trong đó có bước công việc đánh giá rủi ro kiểm toán nhưng trên thực tế công ty ít khi thực hiện bước công việc này.Thông thường công ty luôn xác định rủi ro ở mức trung bình cao đối với khách hàng năm đầu tiên. Điều này mặc dù giảm bớt được khối lượng công việc trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán nhưng lại làm tăng khối lượng công việc trong giai đoạn thực hiện kiểm toán vì công ty đã không dựa vào hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị để giảm thử nghiệm cơ bản trên số dư và nghiệp vụ.

Bên cạnh đó công ty cũng không ước lượng mức trọng yếu tổng thể cho toàn bộ Báo cáo tài chính cũng như không phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục, nghiệp vụ. Điều này làm tăng rủi ro kiểm toán vì khi xác định được quy mô sai phạm thực tế của mẫu chọn thì kiểm toán viên không có căn cứ để đánh giá rằng liệu với mức quy mô sai phạm như thế đối với mẫu thì sai phạm ước lượng đối với tổng thể có phải là trọng yếu hay không. Do đó công ty nên cố gắng thực hiện đầy đủ công việc đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán để nâng cao chất lượng cuộc kiểm toán cũng như giảm bớt chi phí và thời gian thực hiện.

Liên lạc với kiểm toán viên tiền nhiệm

Theo quy định của Báo cáo Chuẩn mực kiểm toán quốc tế SAS7 thì kiểm toán viên kế tục phải liên lạc với kiểm toán viên tiền nhiệm nếu được sự cho phép của khách hàng. Mục đích của quy định này là để giúp kiểm toán viên kế tục đánh giá liệu có nên chấp nhận hợp đồng kiểm toán hay không. Tuy nhiên, hiện nay VAE chưa

tiến hành liên lạc với kiểm toán viên tiền nhiệm. Quá trình đánh giá khả năng kiểm toán của công ty khách hàng chủ yếu được thực hiện bởi trưởng nhóm kiểm toán thông qua cuộc họp với khách hàng trước khi kí kết hợp đồng kiểm toán. Theo em, trước khi chấp nhận một cuộc kiểm toán, VAE nên liên lạc với kiểm toán viên tiền nhiệm vì thủ tục này không chỉ giúp kiểm toán viên đánh giá khả năng kiểm toán của công ty khách hàng, mà còn giúp kiểm toán viên thu thập được những thông tin quan trọng về khách hàng.

Thủ tục phân tích

Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán: theo kế hoạch kiểm toán mẫu của VAE thì trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán phải tiến hành thủ tục phân tích sơ bộ về tình hình tài chính của khách hàng. Việc phân tích này giúp kiểm toán viên có được những đánh giá quan trọng về tình hình tài chính của khách hàng. Từ đó giúp kiểm toán viên có được những nhận định ban đầu về gian lận và sai sót có thể có. Thí dụ: qua phân tích tình hình tài chính, kiểm toán viên nhận thấy rằng kết quả hoạt động kinh doanh của khách hàng năm nay tăng rất nhiều so với năm trước trong khi quy mô của doanh nghiệp ít thay đối. Khi đó, kiểm toán viên có thể đặt nghi vấn về sự gian lận hoặc sai sót trong doanh thu và chi phí. Tuy nhiên, VAE chỉ sử dụng thủ tục phân tích trong giai đoạn này đối với những khách hàng lớn và quan trọng.

Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán: tất cả các chương trình kiểm toán xây dựng cho các khoản mục, kể cả các khoản phải trả nhà cung cấp và các khỏan vay công ty cũng xây dựng thủ tục phân tích soát xét giúp kiểm toán viên có những thông tin cơ bản về các khoản mục này. Trên thực tế, VAE chủ yếu thực hiện thủ tục phân tích đối với khoản mục doanh thu, chi phí còn các khoản mục khác thì VAE chỉ áp dụng khi các khỏan mục này có quy mô lớn để giảm các thủ tục kiểm tra chi tiết trên số dư và nghiệp vụ.

Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán: VAE chỉ áp dụng thủ tục phân tích trong giai đoạn soát xét tổng thể cuộc kiểm toán đối với những khách hàng lớn.

Theo em, VAE nên tăng cường áp dụng các thủ tục phân tích trong tất cả các giai đoạn của cuộc kiểm toán để giảm thủ tục kiểm tra chi tiết cũng như để có cái nhìn tổng quát hơn về tình hình tài chính cũng như về sự phù hợp của kết quả kiểm toán so với những hiểu biết của kiểm toán viên về đơn vị.

Chọn mẫu kiểm toán

 Giới hạn về thời gian và chi phí kiểm toán buộc kiểm toán viên phải tiến hành kiểm toán trên mẫu để đưa ra kết luận về tổng thể. Mẫu được chọn phải đảm bảo có tính đại diện để hạn chế rủi ro do chọn mẫu. Hiện nay, VAE chủ yếu thực hiện chọn mẫu dựa theo xét đoán của cá nhân về khoản mục, nghiệp vụ và chọn mẫu theo lô (khối). Cách chọn mẫu này tuy giúp kiểm toán viên không bỏ sót những vấn đề nghi vấn nhưng cũng ảnh hưởng đến tính đại diện của mẫu. Ngoài ra, VAE còn áp dụng phương pháp chọn mẫu hệ thống (chọn mẫu hệ thống là cách chọn để sao cho chọn được các phần tử trong tổng thể có khoảng cách đểu nhau. Khoảng cách mẫu này được tính bằng cách lấy tổng số đơn vị tổng thể chia cho kích cỡ mẫu). Tuy nhiên, VAE nên sử dụng thêm một số phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên khác. Đây là phương pháp lựa chọn các phần tử vào mẫu mà mỗi phần tử trong tổng thể đều có cơ hội như nhau để được chọn vào mẫu. Kiểm toán viên có thể chọn mẫu dựa vào Bảng số ngẫu nhiên, chọn mẫu theo chương trình máy vi tính.

 Chọn mẫu dựa trên Bảng số ngẫu nhiên: Bảng số ngẫu nhiên là một bảng bao gồm nhiều số ngẫu nhiên được sắp xếp thành các cột và dòng theo kiểu bàn cờ, mỗi con số gồm 5 chữ số thập phân. Quá trình chọn mẫu theo Bảng số ngẫu nhiên có thể gồm 4 bước sau:

Bước 1: Định lượng đối tượng kiểm toán bằng hệ thống con số duy nhất: mục tiêu của bước công việc này là gắn cho mỗi phần tử của tổng thể với một con số duy nhất để có được mối quan hệ giữa các số duy nhất trong tổng thể với Bảng số ngẫu nhiên.

Bước 2: Thiết lập mối quan hệ giữa Bảng số ngẫu nhiên với đối tượng kiểm toán đã định lượng.

Bước 3: Lập hành trình sử dụng bảng: đây là việc xác định hướng đi của việc chọn các số ngẫu nhiên: có thể theo cột hoặc theo hàng, có thể xuôi từ trên xuống hoặc ngược từ dưới lên.

Bước 4: Chọn điểm xuất phát: kiểm toán viên có thể ngẫu nhiên chọn ra một số trong Bảng để làm điểm xuất phát.

 Chọn mẫu theo chương trình máy vi tính: các hãng kiểm toán có thể thuê hoặc tự xây dựng các chương trình chọn mẫu ngẫu nhiên qua máy vi tính nhằm tiết

kiệm thời gian và giảm sai sót trong mẫu. Ưu điểm nổi bật của phương pháp này là làm giảm sai sót chủ quan của con người trong quá trình chọn mẫu.

Xem xét tính liên tục hoạt động

Nguyên tắc hoạt động liên tục là một nguyên tắc cơ bản trong việc lập và trình bày Báo cáo tài chính. Nhận thức được tầm quan trọng của nguyên tắc này, VAE đã xây dựng một hệ thống các chỉ tiêu để đánh giá tính liên tục hoạt động của đơn vị, giúp kiểm toán viên nhận biết được những dấu hiệu quan trọng ảnh hưởng đến tính liên tục hoạt động của đơn vị. Nhưng trên thực tế, kiểm toán viên chỉ áp dụng đầy đủ các chỉ dẫn này đối với những khách hàng lớn hoặc những khách hàng mà kiểm toán viên đã có sẵn nghi vấn về tính liên tục hoạt động, còn những khách hàng khác thì kiểm toán viên áp dụng kỹ thuật phỏng vấn là chủ yếu. VAE nên áp dụng đầy đủ thủ tục này đối với tất cả các khách hàng vì kỹ thuật phỏng vấn không thể nắm bắt được hết tất cả các vấn đề có ảnh hưởng đến tính liên tục hoạt động mà đơn vị đang phải đối mặt, đặc biệt là trong trường hợp đơn vị cố tình giấu diếm thông tin.

Chương trình kiểm toán

 Hiện nay, VAE đưa khoản mục vay ngắn hạn và vay dài hạn vào 2 chương trình kiểm toán khác nhau. Theo em, VAE nên đưa 2 khoản mục này vào cùng một chương trình kiểm toán vì mặc dù thời hạn nợ khác nhau nhưng bản chất của 2 khoản mục này vẫn là khoản vay chịu lãi từ bên thứ 3, các thủ tục kiểm toán áp dụng đối với 2 khoản mục này là tương tự nhau. Thí dụ như đối với khách hàng VIC, tất cả các khoản vay ngắn hạn và dài hạn của đơn vị này đều từ ngân hàng Ngoại thương Quảng Ninh, do đó các đối chiếu số dư lãi vay và tiền vay ngắn hạn, dài hạn giữa VIC và ngân hàng đều có liên quan đến nhau: xem “Thông báo số dư tài khoản” kiểm toán viên có thể khẳng định được số dư của cả nợ ngắn hạn và dài hạn. Việc sắp xếp vay ngắn hạn và dài hạn vào cùng 1 chương trình kiểm toán sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho kiểm toán viên ghi chép trên giấy tờ làm việc và cũng tạo thuận lợi trong đối chiếu, kiểm tra.

 Công ty không thiết kế chương trình kiểm toán cho các khoản mục trên BCTC đối với từng khách hàng mà chủ yếu dựa vào những hướng dẫn trong chương trình kiểm toán mẫu. Mặc dù các thủ tục kiểm toán trong chương trình kiểm toán mẫu khá đầy đủ và phù hợp với mọi cuộc kiểm toán nhưng công ty vẫn nên xây dựng

chương trình kiểm toán riêng cho từng khách hàng vì hoạt động của các doanh nghiệp hiện nay rất đa dạng, mỗi khách hàng lại có những điểm riêng cần tập trung nắm bắt. Xây dựng chương trình kiểm toán riêng sẽ giúp VAE tiết kiệm chi phí và thời gian kiểm toán.

 Thông tư 23/2005/TT – BTC ngày 30 tháng 3 năm 2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện 6 Chuẩn mực Kế toán Việt Nam đợt 3 đã đưa ra cách lập BCTC, đặc biệt là BCĐKT và Thuyết minh BCTC khác với cách lập BCTC trước đây, trong đó có những khoản mục mới: bất động sản đầu tư... Do đó, VAE nên xây dựng thêm chương trình kiểm toán cho những khoản mục này để nâng cao chất lượng cuộc kiểm toán đối với khách hàng có phát sinh nghiệp vụ liên quan đến những khoản mục này. Việc bắt kịp những thay đổi trong chính sách, chế độ của Nhà nước chính là một điều kiện tiên quyết giúp VAE phát triển vững mạnh.

KẾT LUẬN

Trong xu thế toàn cầu hóa, tiến trình mở cửa nền kinh tế của Việt Nam không chỉ dừng lại ở các giao dịch thương mại hàng hóa mà còn mở rộng sang các phân ngành dịch vụ khác nhau trong đó có dịch vụ kiểm toán. Điều này tạo nên những cơ hội to lớn nhưng cũng đặt ra không ít thách thức cho các công ty kiểm toán ở Việt Nam. Để đứng vững và phát triển thì mỗi công ty kiểm toán phải tự nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp, các kiểm toán viên phải không ngừng trau dồi nâng cao kiến thức và phẩm chất đạo đức.

Nhận thức được vấn đề trên, trong thời gian thực tập tại Công ty Kiểm toán và định giá Việt Nam, em đã cố gắng nắm bắt được thực trạng hoạt động kiểm toán Báo cáo tài chính nói chung và hoạt động kiểm toán nợ phải trả nói riêng. Kết hợp với những lí luận tiếp thu tại nhà trường, em đã hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp với đề tài: “Kiểm toán các khoản nợ phải trả trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty Kiểm toán và định giá Việt Nam thực hiện”. Cùng với những vấn đề về lí luận và thực tiễn của kiểm toán khoản mục nợ phải trả do VAE thực hiện, em xin đưa ra một số ý kiến đề xuất nhằm góp phần hoàn thiện quy trình kiểm toán khỏan mục này.

Do trình độ hiểu biết và kinh nghiệm thực tế của bản thân còn hạn chế nên trong chuyên đề của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô cùng các anh chị kiểm toán viên trong công ty để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.

Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của thầy Phan Trung Kiên và các anh chị kiểm toán viên trong công ty VAE đã giúp em hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này.

Sinh viên thực hiện

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Alvin A. Arens, Jame K. loebbecke (2000). Kiểm toán. NXB Thống kê 2. Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam

3. ĐH Kinh tế Tp.HCM (2004). Kiểm toán. NXB Thống kê 4. GS. TS. Vương Đình Huệ (2004). Kiểm toán. NXB Tài chính

5. GS. TS. Nguyễn Quang Quynh (2001). Kiểm toán tài chính. NXB Tài chính 6. GS. TS. Nguyễn Quang Quynh (2003). Lý thuyết kiểm toán. NXB Tài chính 7. Luận văn các khóa

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCTC BCĐKT BCKQKD BGĐ HĐQT

Báo cáo tài chính Bảng cân đối kế toán

Báo cáo kết quả kinh doanh Ban Giám đốc

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU ...1

PHẦN 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI TRẢ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH...3

I. Khái quát về kiểm toán báo cáo tài chính...3

1. Khái niệm và mục tiêu của kiểm toán báo cáo tài chính...3

1.1 Khái niệm kiểm toán báo cáo tài chính...3

1.2. Mục tiêu của kiểm toán báo cáo tài chính...3

2. Phương pháp tiếp cận của kiểm toán báo cáo tài chính...5

II. Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả trong kiểm toán báo cáo tài chính...5

1. Khái quát chung về khoản mục nợ phải trả...5

1.1 Nội dung khoản mục nợ phải trả...5

1.2. Phân loại các khoản nợ phải trả...6

1.3. Kiểm soát nội bộ đối với các khoản nợ phải trả...7

2. Vai trò và mục tiêu kiểm toán khoản mục nợ phải trả trong kiểm toán báo cáo tài chính...8

2.1 Vai trò kiểm toán khoản mục nợ phải trả ...8

2.2. Mục tiêu kiểm toán khoản mục nợ phải trả...9

3. Quy trình kiểm toán các khoản nợ phải trả trong kiểm toán báo cáo tài chính...9

3.1. Lập kế hoạch kiểm toán ...9

3.2. Thực hiện kiểm toán...26

3.3. Kết thúc kiểm toán...34

PHẦN 2: KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN NỢ PHẢI TRẢ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM (VAE) THỰC HIỆN...38

I. Đặc điểm của Công ty cổ phần Kiểm toán và định giá Việt Nam ảnh hưởng đến quy trình kiểm toán các khỏan nợ phải trả trong kiểm toán Báo cáo tài chính ...38

1. Giới thiệu chung về Công ty cổ phần Kiểm toán và định giá Việt Nam...38

1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Kiểm toán và định giá Việt Nam...38

1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh trong đơn vị...41

2. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ phần Kiểm toán và định giá Việt Nam...42

2.1 Đặc thù về tổ chức quản lý của Công ty cổ phần Kiểm toán và định giá Việt Nam 42 2.2 Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ phần Kiểm toán và định giá Việt Nam 43 2.3. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban...46

3. Tổ chức công tác kiểm toán Báo cáo tài chính của Công ty cổ phần Kiểm toán và định giá Việt Nam ...47

3.1 Đặc điểm về tổ chức công tác kiểm toán Báo cáo tài chính của Công ty cổ phần Kiểm toán và định giá Việt Nam ...47

3.2 Hệ thống kiểm soát chất lượng cuộc kiểm toán của Công ty cổ phần Kiểm toán và định giá Việt Nam ...50

II Thực trạng kiểm toán các khoản nợ phải trả trong kiểm toán Báo cáo tài chính do

Công ty cổ phần Kiểm toán và định giá Việt Nam thực hiện...52

1 Công việc trước kiểm toán ...52

2 Lập kế hoạch kiểm toán ...54

Một phần của tài liệu 333 Kiểm toán các khoản nợ phải trả trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Kiểm toán và định giá Việt Nam thực hiện (Trang 90 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w