Một số hạn chế và nguyên nhân :

Một phần của tài liệu Những vấn đề cơ bản về hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại (Trang 49)

2.3.2.1 Hạn chế :

Bên cạnh những thành tựu đạt được trong 3 năm qua thì hoạt động cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp Chi nhánh Nam Hà Nội đối với doanh nghiệp còn bộc lộ nhiều hạn chế cần khắc phục biểu hiện ở một số điểm sau :

Lực lượng đội ngũ cán bộ tín dụng còn mỏng, trình độ nghiệp vụ tín dụng còn nhiều hạn chế và không đồng đều, đôi khi công tác bố trí tổ chức cán bộ chưa thực sự hợp lý nên chưa thực sự phát huy được năng lực của họ, một số bộ phận hiệu quả công tác còn thấp.

Ngân hàng chưa thực sự có chiến lược đúng đắn để thu hút khách hàng nên số doanh nghiệp tham gia vào các dịch vụ của ngân hàng con ít

( khoảng 100 doanh nghiệp trong tổng số hơn 60.000 doanh nghiệp trên địa bàn thành phố ), số doanh nghiệp ngoài quốc dân tăng lên về số lượng nhưng dư nợ của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi nhánh vẫn chiếm tỷ trọng không cao trong tổng dư nợ đối với doanh nghiệp

Tỷ lệ nợ quá hạn thấp nhưng những khoản nợ quá hạn chủ yếu là của những năm trước chưa xử lý do. Tốc độ xử lý nợ quá hạn chậm, tỷ lệ nợ quá hạn giảm chủ yếu là do tốc độ tăng trưởng dư nợ nhanh chứ không phải là xử lý nợ quá hạn, thu hồi nợ.

2.3.2.2 Nguyên nhân :

Những hạn chế trong công tác cho vay đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp Chi nhánh Nam Hà Nôi bắt nguồn từ một số nguyên nhân sau :

* ) Nguyên nhân chủ quan :

- Từ phía ngân hàng :

Việc chấp hành quy trình nghiệp vụ ở một số chi nhánh ngân hàng cơ sở còn thiếu nghiêm túc, chưa thực hiện tốt việc phân tích phân loại và xử lý nợ đặc biệt là các món nợ trung và dài hạn. Qua kiểm tra một số phòng giao dịch của chi nhánh vẫn còn hiện tượng nợ đến hạn chưa xử lý kịp thời , nợ quá hạn tồn động từ các năm trước chưa được xử lý .

Một số các bộ tín dụng còn chưa quan tâm đến hướng dẫn quy trình nghiệp vụ, thậm chí không tuân theo quy trình nghiệp vụ đã quy định. Việc chỉ đạo cán bộ thực hiện quy trình nghiệp vụ chưa nghiêm, kém hiệu lực và còn nhiều sơ hở. Việc thẩm định của ngân hàng còn yếu

kém, cán bộ tín dụng chưa thẩm định đầy đủ các nội dung. Nhiều dự án có nội dung kinh tế, kĩ thuật rất phức tạp, cán bộ chưa hiểu biết chuyên môn để đánh giá dự án về hiệu quả kinh tế, về cấc khía cạnh chuyên môn khá, mà chủ yếu phân tích dựa trên số liệu do doanh nghiệp cung cấp tính chính xác không cao. Chuyên gia tư vấn của ngân hàng còn ít về số lượng , lại thiếu kinh nghiệm nên khó khăn trong việc xử lý kịp thời với những rủi ro bất thường.

Ngân hàng chưa thực hiện tốt phương thức cho vay có đảm bảo bằng tài sản thế chấp, cầm cố. Sở dĩ như vậy là vì tỷ lệ cho vay đối với DNNN của Chi nhánh vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ, nên tỷ lệ cho vay không có đảm bảo bằng tài sản tương đối lớn, năm 2007 tỷ lệ này là 48%. Mặc dù Chi nhánh đã tập trung, tích cực tìm mọi biện pháp yêu cầu khách hàng bổ sung hoàn thiện hồ sơ tài sản đảm bảo để giảm thấp tỷ lệ này. Tuy nhiên, cũng còn những khó khăn nhất định vì đây là các khoản nợ không có tài sản đảm bảo của các DNNN từ trước, nhiều tài sản đảm bảo chưa hoàn thiện về mặt hồ sơ pháp lý, giá trị tài sản đảm bảo thấp, nhất là các dây chuyền máy móc thiết bị lạc hậu, nhiều đơn vị Chi nhánh đã ngừng cho vay nên việc bổ sung tài sản thế chấp là rất khó.

Khách hàng chủ yếu của Chi nhánh là DNNN, chủ yếu là đã có quan hệ lâu năm, số lượng không phải là nhiều. Công tác thu hút khách hàng mới còn rất yếu. Việc tiếp nhận khách hàng còn thụ động. Ngân hàng chưa xuất phát từ việc nghiên cứu nhu cầu thực tế để thoả mãn khách hàng-chìa khoá để duy trì khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới, mà mới chỉ thực hiện dưới các hoạt động bề nổi như tuyên truyền, quảng cáo do vậy không thu hút nhiều khách hàng mới khách hàng tiềm

năng. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến tăng trưởng dư nợ và doanh số cho vay.

Thông tin là cơ sở để Ngân hàng quyết định cho vay hay không. Để có thông tin về khách hàng. Ngân hàng có thể thu thập, xử lý hoặc nhận thông tin từ Trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên, những thông tin mà ngân hàng có được còn hạn chế, những thông tin được cung cấp từ trung tâm chưa kịp đáp ứng cả về số lượng và chất lượng. Việc đánh giá thông tin khách hàng là phải dựa trên tình hình thực tế nhưng thông tin ở đây chủ yếu là trên giấy tờ, sổ sách do các doanh nghiệp cung cấp thường là đã qua xử lý tại cơ sở. Thêm vào đó ngân hàng chưa có bộ phận chuyên thu thập thông tin, việc này vẫn do cán bộ tín dụng đảm nhiệm, nhưng họ lại chưa được đào tạo về nghiệp vụ này một cách có hệ thống để có thể thu thập thông tin đầy đủ và chính xác. Do đó, Ngân hàng không thu thập được những thông tin đáng tin cậy về tình hình tài chính, mức độ rủi ro, năng lực quản lý vốn vay, năng lực tạo lợi nhuận của khách hàng dẫn đến quyết định cho vay sai lầm.

- Từ phía Doanh nghiệp :

Một thực trạng đáng lo ngại hiện nay là các Doanh nghiệp để được Ngân hàng cho vay vốn đã không ngần ngại làm giả số liệu, cung cấp những số liệu không đúng về năng lực cũng như tình hình thực tế của doanh nghiệp mình. Số liệu doanh nghiệp cho Ngân hàng là cơ sở quan trọng để cán bộ tín dụng phân tích, đánh giá khách hàng có đủ điều kiện cho vay vốn hay không. Và với việc cung cấp những số liệu không chính xác dẫn đến kết quả cho vay không thật như mong muốn của ngân hàng

Để có thể tồn tại và phát triển trong môi trường kinh doanh đầy biến động, phức tạp như ngày nay yêu cầu cán bộ quản lý doanh nghiệp phải có kiến thức và khả năng quản trị khách hàng tốt. Tuy nhiên, một

thực tế đáng buồn ở nước ta đặc biệt là các cán bô lãnh đạo DNNN còn rất hạn chế về học vấn, kiến thức kinh nghiệm thực tế, khả năng điều hành và tổ chức sản xuất. Họ không đủ khả năng xây dựng một kế hoạch kinh doanh có hiệu quả, không tính hết được sự biến động của thị trường , do đó ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả cho vay đối với DNNN tại NH.

* Ngyên nhân khách quan :

Trong công tác chỉ đạo hoạt động tín dụng, khó khăn nhất là quan hệ với cấp uỷ, chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị, đoàn thể, các ngành chức năng… có liên quan đến hoạt động tín dụng. Cụ thể ngân hàng khổng thể chủ động về mặt thời gian cũng như hiệu quả công việc khi thực hiện một số phần nghiệp vụ liên quan đến công tác đăng ký giao dịch bảo đảm khi cho vay tại địa phương, quận và thành phố. Thậm chí không nhận được sự hợp tác từ phía UBND và phường trong khu vực. Sở dĩ có tình trạng này là do việc hướng dẫn thực hiện luật của chính phủ và các ngành có liên quan đến công tác tín dụng còn chậm và thiếu đồng bộ, có thể thấy điều này qua việc hướng dẫn thi hành luật đất đai trong những năm gần đây. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của Ngân hàng vì đôi khi khách hàng lại có suy nghĩ Ngân hàng gây khó dễ, tạo nhiều thủ tục rườm rà, phức tạp.

Trong những năm gần đây, hệ thống Ngân hàng Thương mại ngoài quốc doanh phát triển rất mạnh mẽ. Khi nước đã là thành viên đầy đủ của WTO thì việc những ngân hàng nước ngoài với những ưu thế về năng lực kinh doanh thực sự, uy tín trên thị trường được vào kinh doanh trên thị trường tiền tệ Việt Nam sẽ làm cho cạnh tranh hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng quyết liệt và mạnh mẽ hơn. Cạnh tranh cũng là

yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp tại Chi nhánh.

Hệ thống pháp luật của nước ta hiện nay quy có nhiều cải cách theo hướng thông thoáng, gọn nhẹ những vẫn chưa đầy đủ để tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động của ngân hàng và doanh nghiệp, Sửa đổi, bổ sung nhiều, liên tục có lúc còn biểu hiện sự chủ quan duy ý trí, chưa thực sự quan tâm đến quy luật khách quan, quy luật thị trường, và chuẩn mực quốc tế. Pháp luật về kế toán, thống kê, kiểm toán, về cầm cố thế chấp.. vẫn chưa đầy đủ, kịp thời, còn chồng chéo, chưa có sự thống nhất cao giữa các văn bản luật. Do đó, tài sản đem thế chấp để vay vốn ngân hàng có thể không được chấp nhận, còn nếu được chấp nhận thì khi doanh nhiệp không trả được nợ việc phát mại tài sản gặp rất nhiều khó khăn do thiếu giấy tờ.

NHNN quản lý, kiểm soát hoạt động NHTM chưa được tốt, chưa chặt chẽ, đầy đủ. Việc quản lý chủ yếu bằng mệnh lệnh, văn bản, vừa cứng nhắc, vừa không cụ thể, lại chậm được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tinh thành thực tế. Nhiều ngân hàng lợi dụng điều đó để làm những việc trái pháp luật không chỉ ảnh hưởng đến bản thân ngân hàng mà có thể ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống ngân hàng.

Chương III : Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với Doanh nghiệp tại Chi nhánh Nam Hà Nội :

3.1 Mục tiêu hoạt động cho vay đối với doanh nghiệo tại chi nhánh năm 2008 :

Căn cứ vào những kết quả đã đạt được trong năm 2007 và tình hình thực tiễn, những xu hướng triển vọng trong năm tới, kế hoạch hoạt động của chi nhánh dự kiến trong năm 2008 với những mục tiêu sau :

Nợ xấu ( nhóm 2 đến nhó năm ) dưới 3% tổng dư nợ Tỷ lệ cho vay trung và dài hạn : trên 60% dư nợ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với Doanh nghiệp tại chi nhánh Nam Hà Nội. nghiệp tại chi nhánh Nam Hà Nội.

3.2.1 Giải pháp nâng cao trình độ cho cán bộ tín dụng :

Cho vay là nghiệp vụ đòi hỏi người cán bộ phải có khả năng, trình độ, kiến thức sâu rộng về nhiều lĩnh vực không chỉ biết về nghiệp vụ mà còn phải có kiến thức về các lĩnh vực liên quan đến tâm lý học, quản trị học, kế toán, luật học…Để cho vay có hiệu quả đòi hỏi các Ngân hàng phải có đội ngũ cán bộ tín dụng tốt. Nhất là hiện nay các NHTM đã và đang phát tiến hành cơ cấu lại, đưa công nghệ tin học vào tất cả các khâu, các nghiệp vụ trong hoạt động kinh doanh. Vì thế, đòi hỏi các Ngân hàng phải đẩy mạnh công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đảm bảo hiện đại hoá thành công. Ngân hàng là một ngành kinh tế tổng hợp, hoạt đông đa năng, đòi hỏi chuyên môn hoá cao, rất nhạy cảm với các biến động về kinh tế, chính trị, xã hội. Do đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho đội ngũ cán bộ, nhân viên của ngân hàng nói chung và nhân viên tín dụng nói riêng là rất quan trọng, phát tiến hành thường xuyên, để vừa đáp ứng các yêu cầu công việc hiện tại, vừa chuẩn bị nguồn lực phát triển ngân hàng trong tương lai.

3.2.1.1 Tổ chức thi tuyển nghiêm túc :

Ở nước ta hiện nay tình trạng tuyển dụng theo chế độ “ con em trong ngành” còn rất phổ biến nhất là ở các Ngân hàng Thương mại Nhà nước. Điều này là cho vấn đề tuyển dụng vân luôn trong cái vòng luẩn quẩn. Vì thế không riêng gì chi nhánh NHNN Nam Hà Nội mà các ngân hàng khác cần phải đưa ra một chương trình tuyển dụng hợp lý, đảm bảo tuyển chọn được những nhân viên có trình độ kiến thức, kỹ năng và

những phẩm chất phù hợp, tránh tình trạng tuyển dụng theo kiểm “ con ông cháu cha” bất chấp trình độ và phẩm chất

Khi tuyển dụng cần đưa ra các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng và các phẩm chất khác cần thiết đối với một cán bộ tín dụng. Để tuyển chọn có chất lượng cần một quy trình tuyển chọn thực hiện qua nhiều vòng. Hình thức truyền thống mà cá ngân hàng áp dụng phổ biến hiện nay là thi trắc nghiệm và phỏng vấn. Một yếu tố rất quan trọng tác động đến chất lượng của mỗi đợt tuyển dụng là có nhiều đối tượng tiềm năng biết đến đợt thi tuyển không. Để thu hút đông đảo người tham gia thi tuyển, Ngân hàng cần thực hiện tốt công tác tuyên truyền, quảng cáo về các chương trình tuyển dụng.

3.2.1.2 Xây dựng cơ chế đãi ngộ minh bạch :

Để tạo động lực trong quá trình công tác, Ngân hàng nên xây dựng một chính sách lương, thưởng minh bạch, tạo sức cạnh tranh giữa các nhân viên với nhau.

Ngân hàng có thể xây dựng chính sách trả lương và thưởng không chỉ trên cơ sở lợi nhuận mà còn trên cơ sở tiến bộ về mặt kiến thức, kỹ năng, khă năng ứng dụng công nghệ… của nhân viên nhằm tạo động lực khuyến khích các nhân viên không ngừng học tập và rèn luyên nâng cao năng lực nghề nghiệp

Bên cạnh chế độ lương, thưởng hàng năm, các chính sách đãi ngộ khác như chế độ bảo hiểm cho nhân viên, tổ chức cho cán bộ nhân viên trong ngân hàng có những hoạt động ngoài giờ như thể thao, du lịch, văn nghê.. góp tạo sự gắn bó lâu dài với ngân hàng và hăng hái trong lao động.

3.2.1.3 Nâng cao chất lượng đào tạo và đào tạo lại cho cán bộ tín dụng :

Ngân hàng cần xây dựng chương trình đào tạo chính thức đối với các cán bộ tín dụng. Để đảm bảo chất lượng và hiệu quả của công tác đào tạo. Với các cán bộ trẻ mới vào chủ yếu là đào tạo tại chỗ trên cơ sở một kèm một, họ sẽ cùng làm việc với một cán bộ tín dụng có kinh nghiệm. Học viên sẽ thu được kiến thức thông qua quan sát, tham gia, thảo luận không chính thức sau đó họ sẽ thực hiện công tác độc lập. Ngoài việc đào tạo tại chỗ, Ngân hàng có thể cử cán bộ tín dụng tham gia dự các khoá đào tạo do NHNN Viêt Nam tổ chức, hoặc tham gia hội thảo, hội nghị về ngân hàng- tài chính…Thường xuyên cập nhật cho cán bộ tín dụng những thay đổi mới nhất vê pháp luật và những tiến bộ, những thay đổi liên quan đến nghiệp vụ

3.2.2 Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định

Thẩm định để giải quyết vấn đề cơ bản của cho vay là có nên cho vay hay không và cho vay như thế nào. Để đưa ra trả lời chính xác cho những câu trả lời trên Ngân hàng cần thiết phải hoàn thiện thẩm định trên các mặt sau.

Uy tín của khách hàng phải được đề cập cụ thể hơn, nó phải có nội dung trong tờ trình của cán bộ tín dụng, với các hình thức thức cụ thể là : thẩm định qua hồ sơ quá khứ của khách hàng, qua phỏng vấn trực tiếp để tìm hiểu phẩm chất của khách hàng vay trên các góc độ như động cơ vay, ý chí trả nợ, thẩm định danh tiếng hoặc tai tiếng, uy tín của khách hàng có thể thẩm định qua khách hàng của khách hàng xin vay vốn.

Hoàn thiện thẩm định các nguồn trả nợ của khách hàng. Nguồn trả nợ quan trọng nhất là nguồn từ quyết toán của khoản vay, đây là nguồn trả nợ từ chính hiệu quả của khoản vay, nó phụ thuộc vào khả năng tạo ra

lợi nhuận của người vay mà trực tiếp là phương án vay vốn. Nguồn thứ

Một phần của tài liệu Những vấn đề cơ bản về hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại (Trang 49)