Kế toán thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu:

Một phần của tài liệu 212667 (Trang 29 - 32)

Thuế tiêu thụ đặc biệt:

Thuế tiêu thụ đặc biệt được đánh vào doanh thu của các doanh nghiệp sản xuất một số mặt hàng đặc biệt mà Nhà nước không khuyến khích sản xuất, cần hạn chế mức tiêu thụ vì không phục vụ thiết thực cho nhu cầu đời sống nhân dân trong xã hội như: rượu, bia, thuốc lá, vàng mã, bài lá, …

Đối tượng nộp thuế TTĐB là tất cả các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa và kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB.

Căn cứ tính thuế TTĐB là giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và thuế suất.

Trong đó:

- Giá tính thuế của hàng hóa sản xuất trong nước là giá do cơ sở sản xuất bán ra tại nơi sản xuất chưa có thuế TTĐB.

Ngoài ra, hàng thuộc diện chịu thuế TTĐB được khấu trừ thuế TTĐB đã nộp ở khâu trước (khâu nguyên liệu của sản phẩm đã tiêu thụ) khi tính thuế TTĐB ở khâu sản xuất và tiêu thụ sau, nếu hội đủ các chứng từ hợp lệ.

- Giá tính thuế TTĐB đối với hàng hóa nhập khẩu là giá tính thuế nhập khẩu + thuế nhập khẩu:

Thuế xuất khẩu:

Đối tượng chịu thuế xuất khẩu: Tất cả hàng hóa, dịch vụ mua bán, trao đổi với nước ngoài khi xuất khẩu ra khỏi biên giới nước Việt Nam.

Đối tượng nộp thuế xuất khẩu: Tất cả các đơn vị kinh tế trực tiếp xuất khẩu hoặc ủy thác xuất khẩu.

Thuế xuất khẩu phải nộp do Hải quan tính trên cơ sở trị giá bán tại của khẩu ghi trong hợp đồng của lô hàng xuất (thường là giá FOB) và thuế suất thuế xuất khẩu của mặt hàng xuất và được quy đổi về tiền đồng Việt Nam theo tỷ giá hiện hành. Tuy

Giá bán đã có thuế TTĐB 1 + thuế suất (%)

Thuế TTĐB phải nộp = x Thuế suất (%)

Thuế TTĐB phải nộp

Số lượng hàng nhập khẩu

Thuế suất thuế TTĐB (%)

= x Giá tính thuế

nhiên, cũng có khi Hải quan không tính theo trị giá bán tại cửa khẩu ghi trong Hợp đồng mà có điều chỉnh do tham khảo Biểu giá tối thiểu khi tính thuế xuất (nhập) khẩu.

Kế toán sử dụng:

 TK 3332 “Thuế tiêu thụ đặc biệt”  TK 3333 “Thuế xuất, nhập khẩu”

để phản ánh các khoản thuế TTĐB, thuế xuất khẩu phải nộp và tình hình nộp thuế.

Trình tự hạch toán:

(1) Khi bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thì doanh thu bán hàng là tổng giá thanh toán bao gồm cả thuế TTĐB, thuế GTGT đầu ra phải nộp, kế toán ghi:

Nợ TK 111, 112, 131

Có TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Có TK 3332: Thuế tiêu thụ đặc biệt.

Còn đối với sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu thì doanh thu bán hàng là tổng giá thanh toán gồm cả thuế xuất khẩu phải nộp, kế toán ghi:

Nợ TK 111, 112, 131

Có TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Có TK 3333: Thuế xuất, nhập khẩu.

(2) Phản ánh số thuế tiêu thụ đặc biệt, hoặc thuế xuất khẩu phải nộp: Nợ TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có TK 3332: Thuế TTĐB phải nộp Có TK 3333: Thuế xuất khẩu phải nộp (3) Khi nộp thuế:

Nợ TK 3332: Thuế TTĐB phải nộp Nợ TK 3333: Thuế xuất khẩu phải nộp

Có TK 111, 112

- Khi chuyển tiền nhờ đơn vị nhận ủy thác nộp hộ thuế xuất khẩu: Nợ TK 138: Phải thu khác

Có TK 111, 112

- Khi nhận được biên lai nộp thuế xuất khẩu do đơn vị nhận ủy thác giao, kế toán ghi:

Nợ TK 3333: Thuế xuất khẩu phải nộp Có TK 138: Thuế xuất khẩu đã nộp Đồng thời phản ánh thuế xuất khẩu phải nộp:

Nợ TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 3333: Thuế xuất khẩu phải nộp.

Một phần của tài liệu 212667 (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(149 trang)
w