Biện pháp kiểm tra doanh số:

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả quản lý thuế giá trị giá tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục thuế huyện Tân Châu, tỉnh An Giang (Trang 59 - 60)

CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG, THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CHI CỤC THUẾ

4.3.2 Biện pháp kiểm tra doanh số:

Thường xuyên theo dõi tình hình sản xuất kinh doanh để đề xuất phân loại hộ kinh doanh theo đúng quy định của Luật thuế và thường xuyên kiểm tra để phân loại lại khi có sự thay đổi. Riêng đối với hộ kê khai, cần phổ biến thực hiện ghi chép sổ sách và thông báo việc kiểm tra sổ sách, kiểm tra việc sử dụng hoá đơn để đối chiếu với số thực tế từ đó xác định đúng doanh thu chịu thuế.

Doanh thu cần được quản lý hai đầu, giá bán và giá mua. Quản lý tốt giá bán, giá mua để tránh ghi sai lệch so thực tế bằng cách thường xuyên cập nhật thông tin thị trường, buộc các cơ sở kinh doanh phải ghi rõ giá bán từng mặt hàng cụ thể trong sổ sách dù là hộ kinh doanh nhỏ hoặc niêm yết giá cả tại nơi dễ trông thấy nhất trong cửa hiệu, cửa hàng, doanh nghiệp…

Cần giao cho những cán bộ có trình độ chuyên môn tương đối đối với ngành nghề họ quản lý, nhất là các ngành sản xuất thì phải cần có những hiểu biết như: quy trình sản xuất, quy trình công nghệ, định mức tiêu hao nguyên vật liệu, các chi phí phát sinh trong kỳ…để từđó xác định chính xác doanh số, ít bị gian lận. Bởi vì chi phí kinh doanh tuy quy định khá cụ thể bằng tỷ lệ phần trăm của một số chi phí nhưng với chi phí khấu hao tài sản cố định thường không xác định được giá trị tài sản, sốđã khấu hao nên loại chi phí này thường xuyên

bị khai khống. Tuy nhiên, mức chính xác về doanh số chỉ mang tính tương đối, để xác định cho hợp lý đòi hỏi có sự hợp tác của cơ sở kinh doanh với việc ghi sổ sách rõ ràng, hợp lệ để tốn nhiều thời gian công sức của cán bộ kiểm tra trong khi công việc của họ không chỉ là kiểm tra doanh số, lại cần sự phối hợp của các ngành quản lý có liên quan để khi tiêu cực xảy ra ở khâu nào thì việc xác định doanh số có nhiều sai lệch. Do vậy, để đảm bảo tính công bằng, hợp lý đòi hỏi mọi người làm đúng và phải có “cái tâm” trong chuyên môn của mình, không lợi dụng kẻ hởđể trục lợi.

Qua thực tiễn cho thấy, đối tượng nộp thuế còn sót nhiều hộ chưa đưa vào quản lý, số hộ đã quản lý có doanh thu tính thuế rất thấp. Hai vấn đề này cần được thực hiện song song nhau, rà soát lại hộ kinh doanh, nếu thấy thiếu sót thì đưa vào đồng thời ấn định doanh thu tăng nếu kiểm tra thấy sai phạm, thực hiện đồng loạt trên diện rộng đòi hỏi có mức thuế tương xứng giữa các hộ, giữa xã này với xã khác, nơi nay với nơi khác có điểm tương đồng.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả quản lý thuế giá trị giá tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục thuế huyện Tân Châu, tỉnh An Giang (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)