I. Đặc điểm thị tr−ờng bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam và ph−ơng h−ớng hoạt
1. Đặc điểm thị tr−ờng bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam
Trong bối cảnh thị tr−ờng quốc tế có nhiều biến động, kết quả kinh doanh của nhiều tập đoàn bảo hiểm, tái bảo hiểm lớn trên thế giới đều giảm do tình hình tổn thất xấu và đầu t− kém hiệu quả, các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam một mặt vẫn tiếp tục mở rộng thị tr−ờng, nâng cao chất l−ợng phục vụ, mặt khác áp dụng các biện pháp đảm bảo an toàn tài chính cho hoạt động kinh doanh của mình. Vào cuối năm 2002, tất cả các công ty đang tham gia vào thị tr−ờng bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam đã gia tăng nỗ lực mở rộng thị phần. Đứng đầu về thị phần vẫn là Bảo Việt với tỷ trọng là 40,49%, kế đó là Bảo Minh với 28,08%, PVIC với 14,5%, PJICO với 5,65%. Sang năm 2003, trong khi thị phần của đối thủ cạnh tranh giảm thì thị phần của PJICO tăng tới 2,55%. Còn lại thị phần của thị tr−ờng đ−ợc phân chia bởi PTI, ALLIANZ, UIC, Bảo Long và cuối cùng là BIDV-QBE.
biểu đồ Tổng phí bảo hiểm (1999-2002)
0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 1999 2000 2001 2002 năm tỷ đồng Tổng phí bảo hiểm (Nguồn: Vi-Na-Re) Hình 3:
Với tốc độ tăng tr−ởng khoảng 25%/năm, thị tr−ờng bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam đ−ợc đánh giá là có mức tăng tr−ởng cao nhất trong vài năm trở lại đây. Theo đánh giá của Vinare, hai yếu tố thúc đẩy sự phát triển của thị tr−ờng này chính là vì Việt Nam có mức tăng tr−ởng kinh tế tốt, vốn đầu t− phát triển tăng12,4% so với năm tr−ớc, kim ngạch xuất khẩu tăng 20%, l−ợng dự án đầu t− FDI tăng hơn 34% và do xu thế tăng phí trên thị tr−ờng bảo hiểm thế giới cũng tác động đến thị tr−ờng Việt Nam.
Hai yếu tố này đã tác động đến các nghiệp vụ bảo hiểm kỹ thuật, bảo hiểm hàng hoá, bảo hiểm cháy…Trong khi đó một ghi nhận cho thấy các nghiệp vụ bảo hiểm trong n−ớc cũng tăng tr−ởng t−ơng đối khá, bảo hiểm ô-tô tăng gần 30%, bảo hiểm con ng−ời tăng gần 15%.
Tuy nhiên bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam những năm vừa qua cũng có những sóng gió, một số tổn thất lớn đã xảy ra. Sau sự cố chim va máy bay A321VN–A346 ngày 13/3/2002, bảo hiểm đã phải bồi th−ờng lên đến 2,9 triệu USD, 400 nghìn USD là số tiền bồi th−ờng cho thân tàu Duyên Phát 01 bị chìm tại cảng Singapore, 560 nghìn USD do cháy tại công ty chế biến thực phẩm Hoàng Long, 28 tỷ đồng bồi th−òng cho vụ cháy nhà máyToàn Lực-Viễn Đông, 12,5 tỷ đồng cho vụ cháy toà nhà ITC.
Hiện nay ngành bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam cần quan tâm nhiều hơn đến khả năng hội nhập của mình. Nhất là l−ợng công ty bảo hiểm tiếp tục gia tăng sau khi năm 2002 có thêm hai công ty liên doanh bảo hiểm đ−ợc cấp giấy phép hoạt động. Đó là, liên doanh giữa Sam-sung với Vi-Na-Re (Samsung- Vina), liên doanh giữa bảo hiểm Asia Insurance của Singapore với ngân hàng Công th−ơng Việt Nam làm cho sự cạnh tranh trên thị tr−ờng vốn đã gay gắt lại càng quyết liệt hơn tr−ớc.
Sản phẩm bảo hiểm hết sức đa dạng, phong phú, có thể đáp ứng hầu hết các yêu cầu của khách hàng dù là ng−ời khó tính nhất. Do đặc điểm của sản phẩm bảo hiểm có tính chất không đ−ợc bảo hộ bản quyền tức là tr−ớc khi tung một sản phẩm ra thị tr−ờng, các doanh nghiệp bảo hiểm đều phải đăng ký sản phẩm, đảm bảo tính hợp pháp với cơ quan quản lý nhà n−ớc về bảo hiểm. Việc làm này chỉ mang tính nghiệp vụ kỹ thuật chứ không mang tính bảo hộ bản quyền. Vì vậy, doanh nghiệp này có thể kinh doanh hợp pháp các sản phẩm bảo hiểm là bản sao các hợp đồng bảo hiểm của doang nghiệp khác. Để cạnh tranh hấp dẫn khách hàng, không còn con đ−ờng nào khác là doanh nghiệp bảo hiểm cần phải gia tăng các lợi ích bổ sung của sản phẩm cũng nh− nâng cao chất l−ợng dịch vụ đi kèm, th−ờng xuyên nghiên cứu thị tr−ờng, tìm hiểu nhu cầu và
mong muốn của khách hàng, nâng cao trình độ chuyên môn… để đa dạng hoá sản phẩm, nhằm phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn. Hiện nay trên thị tr−ờng bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam đang diễn ra những cuộc đua “tốc độ” nh− thế giữa các công ty bảo hiểm. Một điển hình có thể thấy là sự thay đổi lột mình của Bảo Việt. Từ chỗ chiếm vị thế độc quyền trên thị tr−ờng bảo hiểm, muốn phục vụ khách hàng “kiểu gì cũng đ−ợc”, khiến rất nhiều ng−ời tham gia bảo hiểm phải phàn nàn, kêu ca cho đến nay, Bảo Việt đã có một phong cách phục vụ tận tình, chu đáo. Đó là đòi hỏi của thị tr−ờng khi có nhiều công ty tham gia kinh doanh trong cùng một lĩnh vực, công ty nào không tự mình đổi mới, khắc phục những hạn chế thì sẽ sớm bị đào thải. Không riêng gì Bảo Việt, các công ty khác cũng đang trong quá trình nỗ lực phấn đấu để tiến tới mục tiệc tiêu phát triển toàn diện mà ở đó khách hàng là trung tâm.
Với nghiệp vụ bảo hiểm con ng−ời, ta đã nghiên cứu về tác dụng to lớn của nó cho sự ổn định của bản thân ng−ời tham gia và cho xã hội. Các doanh nghiệp bảo hiểm đều coi nghiệp vụ này là một trong các nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu, vì doanh thu từ các sản phẩm bảo hiểm này mang lại không hề nhỏ. Hơn nữa, tiềm năng của các nghiệp vụ bảo hiểm con ng−ời rất lớn vì một số lý do sau đây:
+ Kinh tế xã hội phát triển mạnh, GDP năm 2003 của Việt Nam tăng tr−ởng cao nhất khu vực Đông Nam á, đứng thứ hai Châu á, chỉ sau Trung Quốc. Đây là tốc độ tăng tr−ởng cao nhất trong vòng 7 năm trở lại đây (7,2%) với nhiều thành tựu nổi bật về kinh tế và xã hội.
+ Dân số n−ớc ta đông, trên 80 triệu dân, là n−ớc đông dân thứ 13 trên thế giới. Đây là thuận lợi rất lớn cho bảo hiểm con ng−òi vì bất kỳ ai cũng luôn có nhu cầu muốn mình mạnh khoẻ và đ−ợc đảm bảo ổn định. Năm vừa qua, thu nhập bình quân đầu ng−ời đạt 480 USD/ng−ời. Hiểu biết của dân về bảo hiểm đã đ−ợc nâng cao. Vì thế trong những năm qua, bảo hiểm con ng−ời nhanh chóng đ−ợc các công ty triển khai. Tổng doanh thu phí từ nghiệp vụ này tăng rõ rệt, năm 1997 là 316.781 triệu đồng, năm 1998 là 399.667 triệu đồng…
+ Thị tr−ờng bảo hiểm nói chung đ−ợc sự quản lý, điều chỉnh và tiếp tục đ−ợc phát triển theo định h−ớng chiến l−ợc của Bộ tài chính thông qua việc ban hành các văn bản, nghị định h−ớng dẫn thi hành nhằm phát triển ngành bảo hiểm sao cho đến năm 2010 sẽ trở thành một ngành kinh doanh tài chính tổng hợp hàng đầu ở Việt Nam.