4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn
5.2.4. Giải pháp đối với rủi ro tín dụng
Đối với Việt Nam, sức ép của lạm phát trong thời gian qua vẫn còn rất lớn nhiều doanh nghiệp đã thu hẹp qui mô, cắt giảm nhân sự, có doanh nghiệp bên bờ vực phá sản, nợ xấu tại các tổ chức tín dụng không ngừng tăng lên, khả năng
thu thuế và các nguồn thu giảm, nhập siêu, bội chi ngân sách vẫn ở mức cao. Mặc dù chính phủ đã đưa ra nhiều giải pháp ngăn chặn nguy cơ suy giảm, vực dậy nền kinh tế và ổn định an sinh xã hội.
Nhận thức được những khó khăn đó, đối với lĩnh vực ngân hàng đặc biệt là lĩnh vực tín dụng chắc chắn rủi ro phát sinh nợ xấu sẽ không ngừng tăng lên. Ngân hàng cần theo dõi chặt chẽ các món nợ phát sinh, kết hợp với việc phân tích, đánh giá và đưa ra các biện pháp ngăn ngừa, ngăn chặn và xử lý kịp thời đối với các khoản nợ vay có dấu hiệu suy giảm khả năng thanh toán, phát sinh nợ quá hạn. Làm tốt công tác thẩm định kết hợp với việc thường xuyên kiểm tra, nắm sát tình hình huy động và thu nhập của khách hàng. Thường xuyên cập nhật và cảnh báo kịp thời về tình hình thị trường, định kỳ họp phân tích đưa ra biện pháp ngăn ngừa, xử lý và thu hồi nợ kịp thời đối với các khoản nợ tiềm ẩn rủi ro và nợ quá hạn.
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. Kết luận
Là một chi nhánh Ngân hàng Thương mại Cổ Phần trên địa bàn tỉnh Cần Thơ, có vai trò chủ đạo huy động vốn để cho vay, đầu t ư cho các thành phần kinh tế phục vụ phát triển kinh tế địa phương. Trong 3 năm qua, Chi nhánh đã nỗ lực phấn đấu không ngừng và đã đạt được những thành tựu đáng kể. Kết quả phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng cho thấy Chi nhánh đã chủ động được trong việc quản lý hoạt động của mình một cách khá hiệu quả, tình hình lợi nhuận qua các năm không ngừng tăng lên, sự tăng trưởng của hoạt động tín dụng ngân hàng thông qua kết quả của việc tăng doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ trong 3 năm cho thấy chi nhánh có những bước tiến rất khả quan về tín dụng.
Bên cạnh những thành tựu đạt được, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng vẫn gặp phải một số hạn chế nhất định. Đó l à ngân hàng vẫn chưa chủ động được trong nguồn vốn của mình, vì còn phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn điều hòa từ Hội sở và rủi ro tín dụng mang lại cho Ngân hàng sẽ tiềm ẩn rất cao vì thu nhập chủ yếu của Ngân hàng vẫn là từ hoạt động tín dụng. Do đó, Ngân hàng cần có những chính sách phù hợp nâng cao công tác huy động vốn và quản lý tín dụng đồng thời tránh được những rủi ro tiềm ẩn phát sinh trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng. .Với ưu điểm là thời gian thu hồi vốn nhanh, phân tán rủi ro nên tín dụng ngắn hạn cần được mở rộng trong thời gian tới. Đặc biệt là tín dụng góp chợ, loại hình tín dụng đặc trưng ở Sacombank đang được triển khai khá hiệu quả và rất được sự đồng tình ủng hộ của các tiểu thương tại thành phố Cần Thơ. Ngoài ra, chi nhánh nên mở rộng và nâng cao các loại hình dịch vụ như: thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế, bảo lãnh, dịch vụ ngân quỹ,… nhưng mảng dịch vụ này chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng mặc dù việc thu hút vốn từ các hình thức dịch vụ này có chi phí rẻ hơn và ít rủi ro hơn nhiều
Với chủ trương hy sinh một phần mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận để chống lạm phát và đứng trước sự phát triển của nền kinh tế cùng với sức ép cạnh tranh gay gắt hiện nay, đòi hỏi Sacombank Cần Thơ phải không ngừng nổ lực hơn nữa, khắc phục những khó khăn và hạn chế của mình để vươn lên phát triển, trở thành một Ngân hàng hoạt động có hiệu quả nhất trên thị trường tài chính.