Tình hình nguồn vốn

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng và một số giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn tại NHTMCP Sài Gòn thường tín (Sacombank) - Chi nhánh Cần Thơ (Trang 33 - 35)

4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn

4.1.1. Tình hình nguồn vốn

Việc huy động vốn trong nền kinh tế chiếm vị trí quan trọng, góp phần ổn định đồng tiền trong nước, tạo điều kiện phát triển đất n ước. Mặc dù trong những năm qua đứng trước tình hình kinh tế xã hội có nhiều biến động và diễn biến phức tạp nhưng Sacombank Cần Thơ luôn bám sát định hướng của NHNN cũng như Ban lãnh đạo của Sacombank để có biện pháp chỉ đạo thiết thực, nhằm giữ mức tăng trưởng về vốn. Trong 3 năm qua cơ cấu nguồn vốn của chi nhánh thay đổi như sau:

Bảng 1 : Tình hình nguồn vốn của ngân hàng

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Số tiền % Số tiền % Vốn huy động 312.501 431.469 499.275 118.968 38,07 67.806 15,72 Vốn điều chuyển 393.238 439.605 539.895 46.367 11,79 100.290 22,81 Tổng nguồn vốn 705.739 871.074 1.039.170 165.335 23,43 168.096 19,3 ( Nguồn: Phòng Hành Chánh )

Qua bảng số liệu ta có thể nhận thấy tổng nguồn vốn của ngân hàng tăng qua các năm. Cụ thể năm 2006 tổng nguồn vốn đạt 705.739 triệu đồng, năm 2007 là 871.074 triệu đồng tăng 23,43% so với năm 2006 và năm 2008 tốc độ tăng trưởng nguồn vốn của ngân hàng có xu hướng tăng chậm lại, chỉ tăng 19,3% đạt 1.039.170 tăng hơn so với 2007 là 168.096 triệu đồng. Đó là điều kiện tốt cho ngân hàng trong việc ổn định nguồn vốn và đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng.

Vốn huy động tăng, năm 2006 là 312.501 triệu đồng, 2007 đạt mức 431.469 triệu đồng, qua 2008 là 499.275 triệu đồng. Đây là điểm mạnh của ngân hàng, nó

góp phần vào việc dự trữ, bổ sung kịp thời nguồn vốn cho ngân hàng. Đồng thời, nó cũng đánh giá được sự nổ lực của các cấp lãnh đạo trong công tác mở rộng nâng cao hiệu quả huy động vốn tại chi nhánh Sacombank Cần Thơ. Nguyên nhân là do hàng năm ngân hàng đều đưa ra nhiều đợt huy động vốn với nhiều kì hạn và lãi suất hấp dẫn, các hình thức huy động tiết kiệm bậc thang, dự thưởng khuyến mãi nhân các ngày lễ, tết, kỉ niệm… được tổ chức thường xuyên. Qua đó, cho thấy Ngân hàng đã có những chính sách để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, các tổ chức kinh tế để đảm bảo hoạt động kinh doanh cho Chi nhánh, l àm giảm bớt sự phụ thuộc của mình vào Hội Sở về nguồn vốn kinh doanh. Tuy nhiên, nguồn vốn huy động từ dân cư vẫn không đủ đáp ứng cho nhu cầu hoạt động của Ngân hàng nên Ngân hàng phải nhận vốn điều chuyển từ Hội Sở Ngân hàng tại Thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể là năm 2007 lượng vốn điều chuyển tăng so với năm 2006 là 11,79%, về số tuyệt đối là 46.367 triệu đồng, năm 2008 tiếp tục tăng lên 22,81% so với năm 2007, số tuyệt đối là 100.290 triệu đồng.Cho thấy chi nhánh chưa chủ động được nguồn vốn cho vay, điều này dẫn đến lợi nhuận hàng năm của chi nhánh sẽ giảm do lãi suất điếu chuyển vốn từ Hội Sở chính luôn cao hơn với lãi suất vốn huy động bình quân của chi nhánh. Vì vậy, Ngân hàng cần phải có biện pháp để nâng cao hơn nữa nguồn vốn huy động.

Để đánh giá cụ thể về tình hình nguồn vốn, ta xem xét các chỉ tiêu sau:

*Chỉ tiêu vốn huy động trên tổng nguồn vốn

Bảng 2: Vốn huy động trên tổng nguồn vốn

Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008

Vốn huy động Triệu đồng 312.501 431.469 499.275

Tổng nguồn vốn Triệu đồng 705.739 871.074 1.039.170

Vốn huy động/ Tổng NV % 44,28 49,53 48,05

Vốn huy động tạo cho ngân hàng thế chủ động trong kinh doanh, có khả năng cung cấp đầy đủ kịp thời và nhanh chóng vốn cho khách hàng. Tỷ trọng vốn huy động năm 2006 là 44,28%, năm 2007 tăng lên 49,53%, năm 2008 chiếm 48,05% trong tổng nguồn vốn. Tỷ lệ này vẫn chưa đạt đến mức hiệu quả so với các ngân hàng khác trong cùng địa bàn. Ta thấy năm 2007 do tình hình lạm phát ngày càng tăng cao lãi suất huy động của ngân hàng tăng nhằm bù đắp lạm phát và thực hiện theo chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ. Qua năm 2008 cùng với việc NHNN tăng dự trữ bắt buộc, áp dụng cơ chế lãi suất trần, lãi suất liên

ngân hàng đạt đỉnh điểm 32%/năm, điều đó đã làm cho cuộc chạy đua lãi suất huy động của các ngân hàng diễn ra mạnh hơn để đảm bảo tính thanh khoản. Mặc dù lãi suất tăng nhưng lượng vốn huy động của ngân hàng chưa tăng cao, tỷ trọng vốn huy động trong tổng nguồn vốn chưa có sự thay đổi lớn. Vốn huy động tốt nhất nên chiếm tỷ trọng từ 60 – 70% trong tổng nguồn vốn của ngân hàng. Ngân hàng cần triển khai các chiến lược khách hàng, lãi suất linh hoạt, kịp thời, hiệu quả để nâng cao nguồn vốn huy động sao cho hợp lý để có được nguồn vốn với chi phí thấp đem về cho chi nhánh ở mức hiệu quả nhất.

*Chỉ tiêu vốn điều chuyển trên tổng nguồn vốn

Bảng 3: Vốn điều chuyển trên tổng nguồn vốn

Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008

Vốn điều chuyển Triệu đồng 393.238 439.605 539.895

Tổng nguồn vốn Triệu đồng 705.739 871.074 1.039.170

Vốn huy động/ Tổng NV % 55,72 50,47 52

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ phụ thuộc của chi nhánh vào hội sở như thế nào. Đối với Sacombank Cần Thơ, tỷ lệ này chiếm khá cao trong tổng nguồn vốn (trên 50%). Khi nhu cầu vay vốn của khách hàng lớn hơn khả năng huy động vốn của chi nhánh thì chi nhánh thường sử dụng vốn điều chuyển. Qua 3 năm ta thấy tỷ lệ này đang có xu hướng tăng giảm không đều, tuy nhiên vốn điều chuyển vẫn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn. Điều này là vì nhu cầu vay vốn ngày càng nhiều nhưng nguồn vốn để đáp ứng cho nhu cầu này hầu như không đủ do nguồn vốn huy động từ nền kinh tế gặp khó khăn do tình hình lạm phát hiện nay và cạnh tranh trong ngành ngân hàng trên địa bàn ngày càng gay gắt nên chi nhánh phải thường xuyên nhận vốn điều chuyển từ Hội sở. Chi nhánh cần tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp tăng vốn huy động để đáp ứng nhu cầu kinh doanh, hạn chế nhận vốn điều chuyển đến mức thấp nhất.

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng và một số giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn tại NHTMCP Sài Gòn thường tín (Sacombank) - Chi nhánh Cần Thơ (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)