Giải pháp về thị trường cho kinh tế trang trại để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm:

Một phần của tài liệu Đề tài: NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI HUYỆN ĐẠI TỪ TỈNH THÁI NGUYÊN ppt (Trang 103 - 105)

- Nhà nước chưa có những chính sách đồng bộ cụ thể nhằm khuyến khích kinh tế trang trại phát triển tương xứng với tiềm năng: Trong những

19 Quyết định 67/QĐ-TT ngày 30/3/99 về một số chính sách ngân hàng phục vụ phát triển nông thôn

3.2.1.3. Giải pháp về thị trường cho kinh tế trang trại để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm:

thụ sản phẩm:

Đây là vấn đề sống còn không chỉ riêng với kinh tế trang trại mà còn đối với cả nền nông nghiệp nước ta. Cần tập trung vào các mặt sau đây:

- Về thông tin thị trường:

Việc người sản xuất nắm bắt thông tin thị trường là vô cùng quan trọng trong nền kinh tế hàng hoá. Nhà nước cần lầm tốt công tác thông tin kinh tế, đưa những thông tin này đến người sản xuất thông qua nhiều hệ thống kênh trong đó có thông qua hệ thống khuyến nông để tăng khả năng tiếp thị của người sản xuất, để chủ trang trại có điều kiện phân tích cung cầu trên thị trường. Chẳng hạn, hình thành các kênh thông tin để doanh ngiệp và các chủ trang trại tiếp cận thị trường như: tạo điều kiện thuận lợi cho thương nhân nước ngoài vào Việt Nam đặt hàng, thương nhân Việt Nam ra nước ngoài chào hàng; triển khai các hội chợ hàng nông sản, hội thảo hàng nông sản, dần dần tổ chức thành các thị trường mua bán kỳ hạn như ở các nước.

UBND huyện và UBND các xã, TT tổ chức tốt việc cung cấp thông tin, khuyến cáo khoa học giúp trang trại định hướng kinh doanh phù hợp nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế. Các cơ quan xúc tiến thương mại của Nhà

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nước cần làm tốt công tác dự báo thị trường tiêu thụ nông sản trong và ngoài nước để giúp các trang trại có hướng sản xuất thích hợp.

- Về lưu thông hàng hoá.

Đa dạng hoá các hình thức liên kết giữa thương nghiệp Nhà nước với các thành phần kinh tế, giữa các viện nghiên cứu với các cơ sở sản xuất và các địa phương, gắn việc ký kết hợp đồng cung ứng vật tư với bao tiêu sản phẩm nhằm bảo đảm hiệu quả kinh tế. Hình thành và phát triển kinh tế hợp tác trên cơ sở tự nguyện và nguyên tắc các bên cùng có lợi giữa các trang trại và dân cư nông thôn gắn vói thị trường tiêu thụ nông sản hàng hoá và nơi cung cấp các mặt hàng công nghiệp thực phẩm thiết yếu cho sản xuất và đời sống của nông dân và nông thôn. Khuyến khích phát triển hệ thống chợ nông thôn và các trung tâm giao dịch mua bán nông sản, vật tư nông nghiệp ở các thị trấn, thị tứ nhất là các địa bàn tập trung phát triển kinh tế trang trại.

Khắc phục tình trạng thả nổi thị trường nông thôn tạo điều kiện cho các chủ trang trại không chỉ xuất khẩu trực tiếp sản phẩm của mình mà nếu có điều kiện còn có thể thu gom của các chủ trang trại khác, hay khuyến khích làm đại lý vật tư nông nghiệp.

Bên cạnh đó cần củng cố hệ thống các doanh nhiệp thương mại làm nhiệm vụ xuất khẩu cho các trang trại ở các vùng chuyên canh. Qua hệ thống này có thể vừa không ngừng mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cho các trang trại, vừa có thể kiểm soát các quan hệ kinh tế theo hướng bảo đảm lợi ích hợp lý cho cả phía trang trại lẫn doanh nghiệp thương mại phi Nhà nước. Đồng thời phải thắt chặt sự kiểm soát đối với hàng hoá nông sản giá rẻ, chất lượng kém của nước ngoài xâm nhập vào thị trường trong nước thông qua con đường phi mậu dịch ở các vùng biên giới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Về xuất khẩu nông sản: Một mặt nhà nước, các doanh nghiệp tiếp tục duy trì quan hệ với các thị trường truyền thống như Đông Âu, Trung Quốc, Cu Ba, ... mặt khác tích cực tìm kiếm các thị trường mới. Đẩy mạnh việc khuyến khích các chủ trang trại có điều kiện về vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật và có thị trường tham gia xuất khẩu trực tiếp những nông sản hàng hoá đã qua chế biến.

Khắc phục tình trạng quá nhiều đầu mối xuất khẩu không có tổ chức dẫn đến tranh chấp, ép giá. Hoàn chỉnh chính sách tiêu thụ ổn định lâu dài và trực tiếp cho những mặt hàng nông sản quan trọng như gạo, thịt, rau quả cao cấp, nông sản đặc sản... Thoát dần tình trạng xuất khẩu nhỏ từng chuyển qua các khâu trung gian, khuyến khích các đơn vị trực tiếp giao dịch với các đối tác nước ngoài, tăng cường và mở rộng hợp tác kinh tế đối ngoại trong sản xuất kinh doanh nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Đề tài: NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI HUYỆN ĐẠI TỪ TỈNH THÁI NGUYÊN ppt (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)