Tổ chức hoạt động sản xuất của trang trại.

Một phần của tài liệu Đề tài: NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI HUYỆN ĐẠI TỪ TỈNH THÁI NGUYÊN ppt (Trang 73 - 79)

III. Hệ thống chỉ tiêu phân tích:

15 Tạp chí công nghiệp Việt Nam tháng 5/2001.

2.3.1.2. Tổ chức hoạt động sản xuất của trang trại.

2.3.1.2.1. Loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh của trang trại:

Trên cơ sở đất đai được giao, vốn tự có kết hợp với sức lao động của gia đình hoặc thuê thêm lao động, các chủ trang trại đã lựa chọn hướng kinh doanh sản xuất hàng hoá trên cơ sở kết hợp chuyên môn hoá với phát triển tổng hợp theo phương châm lấy ngắn nuôi dài, khai thác tổng hợp các tiềm năng sẵn có để phát triển kinh tế sớm đưa các trang trại vào định hình sản xuất. Trong các trang trại điều tra, hướng hoạt động chủ yếu là nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản với các loại hình sản xuất cây ngắn ngày, cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả. Các trang trại chăn nuôi chủ yếu là chăn nuôi đại gia súc, chăn nuôi lợn, gia cầm, trong lâm nghiệp chủ yếu là trồng rừng nguyên liệu, khoanh nuôi, thực hiện nông lâm kết hợp và trong thuỷ sản chủ yếu là nuôi trồng thuỷ sản trong nội đồng.

Trong số 17 trang trại trồng cây lâu năm thì có 17 trang trại trồng cây chè, cây chè được trồng nhiều nhất tại các trang trại xã Hùng Sơn với 7 trang trại, Thị trấn Quân Chu 5 trang trại.

Nhóm các trang trại kinh doanh chăn nuôi đang dần được hình thành ngày một nhiều hơn, trong số 23 trang trại chăn nuôi thì có đến 14 trang trại chăn nuôi gia súc nhỏ, tập trung chủ yếu ở các xã Hùng Sơn, Văn Yên, Na

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Mao.. nhiều trang trại có quy mô lớn như trang trại của ông Nguyễn Văn Thái ở đội 4 xã Hùng Sơn có 100 con lợn nái ngoại và 700 con lợn thịt; hộ ông Lý Văn Thiệp ở xóm Bậu xã Văn Yên có 65 con lợn nái ngoại, 500 con lợn thịt, 80 con bò, 70 con dê, 8 ha rừng, và 1 ha thuỷ sản.

Các trang trại có hướng kinh doanh chính là lâm nghiệp, tập trung chủ yếu ở các xã Phúc Lương, Cát Nê, Khôi Kỳ...với tổng số 297,13 ha, có trang trại quy mô lớn như hộ trang trại ông Vũ Văn Thảo ở xã Tân Linh có 56 ha rừng.

Có 5 trang trại theo hướng kinh doanh thuỷ sản, chủ yếu họ đang chăn nuôi theo hình thức quảng canh, bán thâm canh, tập trung chủ yếu ở xã ven vùng Hồ Núi Cốc như: xã Tân Thái 3 trang trại với quy mô tương đối lớn 32,69 ha...

2.3.1.2.2. Đầu tư chi phí sản xuất của trang trại:

Biểu 11: Chi phí sản xuất của các trang trại

Đơn vị tính: Triệu đồng Xã, Thị Trấn Tổng chi phí bình quân Cây lâu năm Chăn nuôi Lâm nghiệp Thuỷ sản Tổng hợp TT Q Chu 41,6 29,1 0,4 6,3 5,8 Phúc Lương 26,2 3 20,4 0,66 2,14 Đức Lương 120 0,26 119,74 Phú Cường 29 2,5 2,1 18,5 5,9 Na Mao 109 10,8 87,2 3,1 2,3 5,6 Phú Lạc 42,3 16,8 1,8 9,5 2,5 11,7

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Tân Linh 47,1 1,4 21,1 24,6 Phú Thịnh 112,5 105 5,5 2 Phú Xuyên 52,5 4,8 47,5 0,2 Bản Ngoại 39 3,5 35 0,5 Tiên Hội 47,5 9,7 6,2 0,6 31 Hùng Sơn 92,9 35,1 55,6 2,2 Cù Vân 67,5 17,1 50,4 La Bằng 48,8 41,3 2,1 5,4 Hoàng Nông 52,5 50,1 0,9 1,5 Khôi Kỳ 45,1 8,8 2,5 31,5 2,3 Tân Thái 70,1 8 8,6 27,5 26 Bình Thuận 120 110 8 2 Mỹ Yên 25,5 15,1 8,2 2,2 Vạn Thọ 45 30,5 4,9 4,1 5,5 Văn Yên 300 49,5 210 30,5 10 Cát Nê 32,2 5 24,5 2,7 Quân Chu 33 10 21 2 Tổng cộng 1599,3 457,36 779,74 215,8 112,56 33,84 TB/Tr.trại 69,53

Nguồn: Điều tra của tác giả tháng 12/2007

Theo kết quả điều tra của biểu 11 đầu tư chi phí sản xuất năm 2007 tính bình quân chung cho một trang trại điều tra là 69,53 triệu đồng, trong đó chi phí đầu tư cho trang trại cây lâu năm là 457,36 triệu đồng, chiếm khoảng 28,6%, đầu tư chi phí cho trang trại chăn nuôi là 779,74 triệu đồng, chiếm 48,76% và chi phí đầu tư cho sản xuất lâm nghiệp là 215,8 triệu đồng, chiếm 13,49%, chi phí đầu tư sản xuất của trang trại thuỷ sản là 112,56 triệu đồng,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chiếm 7%, chi phí đầu tư sản xuất của trang trại tổng hợp là 33,84 triệu đồng, chiếm 2,15%. Như vậy ta thấy quy mô tổng chi phí sản xuất bình quân của các trang trại trên địa bàn huyện có sự chênh lệnh lớn. Trang trại ở Xã Văn Yên là trang trại chăn nuôi lợn nái ngoại có quy mô lớn trên địa bàn huyện, đây là trang trại sản xuất kinh doanh có tính chuyên môn hoá cao, trong năm 2007 trang trại tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất và đầu tư xây dựng nhà xưởng, con giống… nên trang trại có chi phí sản xuất cao nhất là 300 triệu đồng, trang trại ở xã Mỹ Yên là trang trại có chi phí sản xuất thấp nhất 25,5 triệu đồng, đây là trang trại sản xuất kinh doanh tổng hợp, do năm 2007 trang trại chưa tập trung sản xuất, sản phẩm của trang trại chủ yếu là để tự cung, tự cấp, quy mô còn nhỏ lẻ, manh mún, chưa đáp ứng nhu cầu thị trường.

Chi phí bình quân cho trang trại sản xuất chăn nuôi cao nhất 779,74 triệu đồng bằng 48,76%, tuy nhiên các xã có chi phí bình quân cho trang trại sản xuất chăn nuôi có sự chênh lệnh lớn, xã có chi phí sản xuất chăn nuôi cao như Văn Yên 210 triệu bằng 70%, Đức Lương 119,74 triệu đồng bằng 99,7%. Ngược lại xã có chi phí sản xuất chăn nuôi thấp như Thị trấn Quân Chu (0,4 triệu), Tiên Hội (0,6 triệu) là do trang trại chăn nuôi của các xã Văn Yên, Đức Lương… .là các trang trại chăn nuôi lợn nái ngoại có quy mô lớn, chăn nuôi theo phương pháp công nghiệp, trong trang trại các khoa học kỹ thuật được đầu tư, áp dụng, nguồn thức ăn chủ yếu sử dụng là cám chăn thẳng, thuê nhiều nhân công lao động…mặt khác rrong năm 2007 do giá các loại thức ăn chăn nuôi tăng mạnh (tăng 30%), giá nhân công tăng so với các năm trước nên tổng chi phí đầu tư của trang trại tăng cao, còn các trang trại chăn nuôi tại các xã Tiên Hội, Thị trấn Quân Chu thì chủ yếu là các trang trang trại chăn nuôi lợn nái địa phương, hoặc chăn nuôi bò, hình thức chủ yếu là chăn nuôi lợn theo phương pháp truyền thống, chăn nuôi bò theo phương pháp kết hợp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nhốt và chăn thả, tận dụng các thức ăn của trồng trọt và lao động chủ yếu là của chủ trang trại nên tổng chi phí đầu tư thấp hơn.

2.3.1.2.3. Cơ cấu sản xuất của trang trại:

Cơ cấu sản xuất của các trang trại là biểu hiện mối quan hệ tỷ lệ về lượng của các ngành, các bộ phận cấu thành trong sản xuất. Có nhiều chi tiêu phản ánh cơ cấu sản xuất của kinh tế trang trại. Do nguồn số liệu điều tra, ở đây chúng tôi phân tích chủ yếu ở hai chỉ tiêu: Cơ cấu giá trị sản xuất (hoặc doanh thu) và cơ cấu giá trị sản phẩm hàng hoá của trang trại.

Kinh tế trang trại ở huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên chủ yếu tập trung vào sản xuất nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi), lâm nghiệp (trồng rừng và khoanh nuôi) và nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt trong nội đồng. Vì thế cơ cấu sản xuất của các trang trại rất đa dạng, tuỳ thuộc vào hướng kinh doanh chính được lựa chọn, vào điều kiện sản xuất cụ thể về đất đai, khí hậu, thời tiết, tiền vốn, sức lao động và điều kiện thị trường của mỗi vùng. Trong số 80 trang trại điều tra giá trị sản xuất bình quân 1 trang trại là 116,9 triệu đồng trong đó giá trị sản xuất ngành trồng trọt là 26,99 triệu đồng, ngành chăn nuôi 65,08 triệu đồng, ngành thuỷ sản 11,65 triệu đồng và lâm nghiệp 13,18 triệu đồng. Cơ cấu giá trị sản xuất bình quân một trang trại điều tra cho thấy giá trị sản xuất ngành chăn nuôi chiếm tỷ trọng lớn 55,67%, tỷ trọng giá trị sản xuất ngành trồng trọt chiếm 23,09%, tỷ trọng giá trị sản xuất thuỷ sản chiếm 9,96% và của lâm nghiệp 11,28%. Như vậy tỷ trọng giá trị sản xuất của nông nghiệp là chủ yếu ở trong các trang trại điều tra, chiếm 85%, riêng lâm nghiệp tỷ trọng sản xuất rất thấp, vì phần lớn rừng trồng đang trang thời kỳ phát triển (chăm sóc và tu bổ rừng) chưa có nguồn thu đáng kể. (Xem biểu số 12).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Phân tổ các trang trại theo xã kinh tế cho thấy cơ cấu sản xuất của từng vùng có đặc trưng riêng. Xã phía Bắc và các xã ven chân núi Tam Đảo các trang trại doanh thu từ cây lâu năm, chăn nuôi là chủ yếu và một phần đáng kể từ lâm nghiệp. Các trang trại ở những xã trung tâm chủ yếu doanh thu từ chăn nuôi lợn và gia cầm chiếm 55%. Các trang trại ở xã La Bằng, xã Phú Thịnh, Hoàng Nông, Tiên Hội doanh thu chủ yếu từ cây lâu năm như cây ăn quả, cây chè. Phần lớn doanh thu của các trang trại ở các xã phía Tây Nam như Cát Nê, Vạn Thọ, Thị Trấn Quân Chu, xã Quân Chu là cây công nghiệp lâu năm (cây chè), cây lâm nghiệp và một phần từ chăn nuôi. Các trang trại ở xã Tân Thái doanh thu từ thuỷ sản chiếm 71% và một phần lớn nhờ lâm nghiệp.

Cơ cấu giá trị sản xuất giữa các nhóm trang trại phân theo hướng kinh doanh chính cho thấy rất rõ hướng sản xuất chuyên môn hoá - tỷ trọng doanh thu từ ngành chuyên môn hoá chiếm rất cao. Các trang trại có hướng kinh doanh chăn nuôi lợn có quy mô doanh thu lớn nhất, trong đó riêng tỷ trọng doanh thu chăn nuôi lợn chiếm 55%. Tương tự các trang trại chăn nuôi đại gia súc, chăn nuôi gia cầm, tỷ trọng doanh thu từ chăn nuôi trâu bò và gia cầm rất cao. Ngược lại các trang trại trồng trọt thì tỷ trọng doanh thu từ cây hàng năm, cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả cũng rất cao. Xem xét cơ cấu doanh thu của các nhóm chủ trang trại cho thấy họ đều quan tâm đến cây công nghiệp, cây ăn quả, phát triển chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản nhưng với mức độ khác nhau.

Phân tích cơ cấu giá trị sản phẩm hàng hoá của các trang trại điều tra cho thấy hơn 22% giá trị sản phẩm hàng hoá là của ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi chiếm 54% và ngành thuỷ sản chiếm 8%, ngành lâm nghiệp 16%.

Phân tổ các trang trại theo các xã lớn, cơ cấu giá trị sản phẩm hàng hoá của các trang trại ở Đại Từ xếp theo thứ tự: Chăn nuôi - Trồng trọt - lâm nghiệp và thuỷ sản. Sự chênh lệch giữa các ngành đó không lớn. Song cơ cấu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

giá trị sản phẩm hàng hoá của các trang trại ở các xã trong huyện có sự chênh lệch giữa ngành sản xuất hàng hoá chủ yếu - Chăn nuôi (chiếm 55,67%) với ngành sản xuất hàng hoá thứ hai là trồng trọt là tương đối lớn 2,4 lần, ngành lâm nghiệp chiếm 16% và ngành thuỷ sản chiếm 8%. Chúng ta có thể thấy được xu hướng khá rõ về cơ cấu giá trị sản phẩm hàng hoá của các trang trại ở

Một phần của tài liệu Đề tài: NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI HUYỆN ĐẠI TỪ TỈNH THÁI NGUYÊN ppt (Trang 73 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)