Index:
Đồ thị 3:Thị phần cổ phiếu niêm yết của các công ty tính đến cuối tháng 12/2006:
THỊ PHẦN CỔ PHIẾU NIÊM YẾT (%) 14.53 11.61 8.69 33.48 2.09 3.48 2.09 4.73 2.34 2.6 1.39 1.39 1.32 1.18 2.44 4.23 2.42 STB VNM VSH KHÁC CII ITA KDC PVD REE SAM SJD SJS TAC TDH VIP FPT GMD
Nhìn vào Đồ thị trên chúng ta thấy, chỉ 3 loại cổ phiếu (STB, VSH, VNM) đã chiếm trên 34,83% thị phần cổ phiếu niêm yết. 13 loại cổ phiếu như: REE, SAM, GMD, KDC, CII, FPT, ITA,TDH, SJS, SJD, PVD, TAC, VIP (chiếm 31,69% thị
phần cổ phiếu niêm yết) trở thành đối trọng của 90 loại cổ phiếu còn lại. Điều này cho chúng ta thấy, nếu như 3 loại cổ phiếu chủ chốt (STB, VSH, VNM) và khoảng 50% loại cổ phiếu trong nhóm 13 loại cổ phiếu nêu trên có sự biến động về giá thì sẽ làm cho chỉ số VN-Index biến động cùng chiều với sự biến động giá của khoảng 10 loại cổ phiếu này.
Nếu như những năm đầu mới đi vào hoạt động thì VN-Index chịu ảnh hưởng bởi sự biến động giá của REE, SAM, GMD thì sang năm 2006 thì chỉ số này chịu
rủi ro hệ thống của thị trường cổ phiếu niêm yết thì rủi ro phi hệ thống của thị
trường này chính là sự biến động của tỷ suất sinh lợi của nhóm cổ phiếu có tỷ trọng cổ phiếu niêm yết lớn trong tổng số cổ phiếu niêm yết trên TTGDCK TP. HCM.
Đồ thị 4: Chỉ số VN Index qua 6 năm (28/07/2000 – 31/12/2006):
Nguồn: VCBS
Nhìn vào đồ thị trên, chúng ta thấy chỉ số VN-Index biến động rất phức tạp có lúc dâng cao, nhưng cũng có lúc trầm lắng. Hiện tượng các cổ phiếu niêm yết cùng tăng cùng giảm giá khá phổ biến, đó là do các nhà đầu tư tranh mua, tranh bán. Hiện tượng này cho thấy thị trường cổ phiếu niêm yết tại Việt Nam hàm chứa nhiều rủi ro. Có lẽ, đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho các CTCP vẫn còn e ngại niêm yết cổ phiếu trên TTCK.
Chúng tôi cho ủng hộ việc tăng cường hơn nữa chất và lượng của cổ phiếu niêm yết, khi cổ phiếu niêm yết có chất lượng trở nên phong phú và đa dạng hơn thì sẽ đáp ứng được nhiều nhu cầu của các nhà đầu trong và ngoài nước, nhà đầu tư sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn. Điều quan trọng hơn hết là cung - cầu sẽ ở thế cân bằng, vì thế TTCK sẽ phát triển ổn định hơn.