- Các doanh nghiệp phải trung thực trong báo cáo trong tình hình hoạt động KD của mình..
- Doanh nghiệp cần thường xuyên kiểm tra đánh giá tình hình hoạt động của mình và có biện pháp quản lý chặt chẽ,
- Doanh nghiệp cần thực hiện những biện pháp kinh doanh khả thi, phù hợp với nền kinh tế để có thể thực hiện khả năng thanh toán nợ đúng kì hạn.
KẾT LUẬN
Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, đặc biệt là khi Việt Nam đã gia nhập Tổ chức thương mại thế giới, mỗi doanh nghiệp Việt Nam đều phải có sự chuẩn bị chu đáo khi tham gia vào thị trường quốc tế rộng lớn. Trong đó, các Ngân hàng thương mại lại càng cần phải hoàn thiện và tăng cường khả năng cạnh tranh bởi hoạt động của các Ngân hàng thương mại đóng một vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực cung ứng vốn và các dịch vụ khác cho các doanh nghiệp và dân cư.
Do đó, nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng trong đó có hoạt động Tín dụng trung Sở giao dịch dài hạn luôn là một yêu cầu đặt ra cho các Ngân hàng, đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay.
Qua một thời gian nghiên cứu lý luận về Tín dụng trung dài hạn và khảo sát thực tiễn hoạt động tại Sở giao dịch I Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Chuyên đề đã đạt được mục tiêu đã đề ra, đó là:
hưởng đến hoạt động này của Ngân hàng thương mại và các biện pháp mà Ngân hàng thương mại thường sử dụng để nâng cao chất lượng trung dài hạn.
Chuyên đề đã khái quát được quá trình hình thành và phát triển của Sở giao dịch I Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam kể từ khi thành lập đến nay, đồng thời đánh giá thực trạng chất lượng Tín dụng trung dài hạn tại Sở giao dịch I Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong thời gian từ 2006-2007. Qua việc phân tích thực trạng, Chuyên đề đã nêu lên những thành công và những mặt hạn chế còn tồn tại và tìm ra nguyên nhân của những hạn chế đó.
Trên cơ sở phân tích thực trạng, Chuyên đề đã đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường chất lượng Tín dụng trung dài hạn tại Sở giao dịch I Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Ngoài ra, trong Chuyên đề cũng đưa ra một số kiến nghị với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho Ngân hàng thương mại nói chung và cho Sở giao dịch I Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam nói riêng.
Do kiến thức và thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự góp ý, chỉ bảo của Quý thầy, cô giáo để em tiếp tục được học tập, nghiên cứu sâu hơn về đề tài này. Em xin chân thành cảm ơn Cô giáo - Ths Lê Thanh Tâm cùng toàn thể cán bộ phòng Tín dụng 1 Sở giao dịch I Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã hướng dẫn, giúp đỡ tận tình tạo điều kiện cho em hoàn thành Chuyên đề thực tập này.
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Ngân hàng thương mại - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Chủ biên: T.s Phan Thị thu Hà
2. Tiền tệ Ngân hàng và thị trường TC, Frederic s.Mishkin, NXB Khoa học và Kỹ thuật, 2001.
3. Lý thuyết TC tiền tệ - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
4. Giáo trình TC Doanh nghiệp - Đại học Kinh tế Quốc dân. Chủ biên: PGS.TS Lưu Thị Hương.