Tình hình chất lượng Tín dụng trung dài hạn tại Sở giao dịc hI Ngân hàng Đầu

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng Tín dụng trung dài hạn tại Sở giao dịch I Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 40 - 47)

xét cho vay, trừ trường hợp có chỉ thị của Chính phủ

Ngoài ra còn một số các quy định khác như lập hồ sơ vay vốn, thẩm định và quyết định cho vay, gia hạn nợ...

2.2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG DÀI HẠN CỦA SỞ GIAO DỊCH I NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA SỞ GIAO DỊCH I NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

2.2.1 Tình hình chất lượng Tín dụng trung dài hạn tại Sở giao dịch I Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Mở rộng đầu tư trung dài hạn có chọn lọc, Sở giao dịch I Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam thực sự đóng góp một phần không nhỏ trong việc đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm giúp doanh nghiệp KD theo hướng Công nghiệp hóa Hiện đại hóa, tiến kịp với sự phát triển nhanh chóng của các nước trên thế giới.

 Phân tích cơ cấu dư nợ

Bảng 3: Tình hình đầu tư Tín dụng trung dài hạn

Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 31/12/200 6 31/12/200 7 Tăng giảm Số t/ đối Tỷ lệ %

Tổng dư nợ 300 700 400 114% I. Phân theo thành phần kinh tế

1. Dư nợ cho vay Doanh nghiệp Nhà nước

88 207 119 235%

2. Dư nợ cho vay ngoài quốc doanh 175 416 241 238%

II. Phân theo loại cho vay

1. Dư nợ ngắn hạn 241 458 217 190% 2. Dư nợ trung hạn 45 150 105 333% 3. Dư nợ dài hạn 14 92 78 657% 4. Tỷ lệ dư nợ / Tổng dư nợ + Dư nợ ngắn hạn 8% 65% + Dư nợ trung hạn 15% 21% + Dư nợ dài hạn 5% 13%

(Nguồn số liệu: Báo cáo kết quả hoạt động Tín dụng Sở giao dịch I Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam)

Qua biểu trên ta thấy đến 31/12/2007 tổng dư nợ tăng 114% so với cùng thời điểm của năm trước. So với 300 tỷ đồng vào thời điểm 31/12/2006 thì sau một năm dư nợ cho vay đối với nền kinh tế trên địa bàn thủ đô tăng trưởng gấp 2,3 lần. Như vậy vừa mở rộng KD Ngân hàng Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam vừa đóng góp tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế thủ đô, mặc dù nhiều Ngân hàng khác liên tục hạ lãi suất để thu hút khách hàng, nhưng dư nợ Tín dụng của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam vẫn tăng trưởng khá so với cùng thời điểm năm 2006 (dư nợ trung dài hạn 31/12/2006 là 59 tỷ, đến 31/12/2007 là 242 tỷ, tăng 183 tỷ đồng ( 311%). Ta thấy tỷ trọng dư nợ trung dài hạn trong năm qua của Sở giao dịch tăng trưởng mạnh 311% là do Ngân hàng đã áp dụng một lãi suất cho vay linh hoạt phù hợp với tình hình và theo đúng quy đinh

của Ngân hàng Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, thời hạn cho vay dài hơn, khuyến khích đầu tư cho những doanh nghiệp có những dự án vay trung dài hạn khả thi, những dự án có tính thực tế, bảo đảm trả nợ cho Ngân hàng. Bởi vì một dự án cho vay trung dài hạn đòi hỏi rất cao về cả về vi mô và vĩ mô, phải qua một qúa trình thẩm định rất khắt khe về nhiều mặt.

 Xét về tốc độ tăng trưởng cho vay vốn trung dài hạn

Bảng 4: Tình hình cho vay vốn trung- dài hạn

Đơn vị: tỷ đồng S T T Chỉ tiêu 31/12 /2006 31/12 /2007 Tăng giảm so 2006 2007K/H Tăng, giảm so KH Số tiền % Số tiền % I Tổng dư nợ 300 700 400 134% 505 196 39% - Nội tệ 253 625 372 147%

- Ngoại tệ qui đổi 47 75 28 60%

1 Dư nợ theo thời hạn

- Ngắn hạn 239 458 219 92% 348 110 - Trung hạn 61 149 237 76% 157 86 54% - Dài hạn 92 2 T/trọng dư nợ Tín dụngH/Dưnợ 35% Dư nợ theo thành phần

- Dư nợ Doanh nghiệp

Nhà nước 88 207 119 135%

TĐ: Dư nợ Trung, Dài

han 91

- Số doanh nghiệp còn dư

nợ 6 15

- Dư nợ Doanh nghiệp

ngoài Quốc doanh 175 416 241 138%

TĐ: Dư nợ Trung, Dài

han 142

- Số doanh nghiệp còn dư

nợ 82 165

- Dư nợ Tư nhân, hộ GĐ 27 76 39 144%

TĐ: Dư nợ Trung, Dài

han 10 10

- Số hộ còn dư nợ 114 223

II Các khoản đầu tư 0

III

Tổng dư nợ cho vay và

các khoản đầu tư (I+II) 300 700 400 134%

(Nguồn số liệu: Báo cáo kết quả hoạt động Tín dụng Sở giao dịch I Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam)

Qua biểu trên ta thấy tổng dư nợ đến 31/12/ 2007 đạt 700 tỷ, tăng 400 tỷ (tăng 135%) so với cùng kỳ năm 2006. So với kế hoạch kế hoạch năm tăng 196 tỷ (tăng39%). Trong đó nội tệ đạt 625 tỷ, tăng 372 tỷ ( tăng 147%) so với năm 2006. Ngoại tệ đạt 75 tỷ, tăng 28 tỷ (tăng 60%) so với năm 2006.

 Xét về cơ cấu dư nợ, so với năm 2006:

Phân theo thời gian, dư nợ ngắn hạn đạt 457 tỷ, tăng 219 tỷ, chiếm tỷ trọng 65%; trung dài hạn đạt 243 tỷ, tăng 237 tỷ, chiếm tỷ trọng 35% tổng

Phân theo thành phần kinh tế, Khối Doanh nghiệp Nhà nước đạt 211 tỷ, tăng 123 tỷ, chiếm tỷ trọng 30%. Khối Doanh nghiệp ngoài Quốc doanh đạt 423 tỷ, tăng 238 tỷ, chiếm tỷ trọng 60%. Khối Hộ gia đình và cá thể đạt 66 tỷ, tăng 39, chiếm tỷ trọng 9%.

Dư Nợ quá hạn 4,8 tỷ, chiếm tỷ trọng 0,68%/ tổng dư nợ.

Nói chung: Tính đến 31/12 Sở giao dịch đã hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch được giao. Tốc độ tăng trưởng dư nợ khá. Tuy nhiên 6 tháng cuối năm, thực hiện chủ trương chung, hạn chế tốc độ tăng truởng Tín dụng cùng với hạn mức tăng trưởng Tín dụng do Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam quy định, Sở giao dịch đã phải hạn chế cho vay và hầu hết chỉ giải ngân cho các hợp đồng Tín dụng đã ký. Nếu như 6 tháng đầu năm tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân tăng 12%/ tháng, thì 6 tháng cuối năm chỉ tăng 2%/ tháng. Nhìn chung cơ cấu dư nợ là hợp lý, theo đúng định hướng của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Dư nợ trung dài hạn chiếm 35%/ tổng dư nợ

Dư nợ thuộc khối Doanh nghiệp ngoài Quốc doanh chiếm tỷ trọng 60%. Cơ cấu trên đã tác động tăng hơn lãi suất đầu ra bảo đảm được hiệu quả KD đồng thời về mặt kinh tế xã hội, sự đầu tư đúng hướng đã phát huy tác dụng của nguồn lực, thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước.

Các Ngân hàng thương mại cấp Tín dụng cho khách hàng trên cơ sở bảo đảm Tín dụng (như thế chấp, cầm cố bảo lãnh) trên cơ sở phân tích thực trạng TC của dự án và tính khả thi của phương án Sản xuất KD trong dự án đầu tư và với cam kết là sử dụng vốn đúng mục đích, Sản xuất KD có hiệu quả, bảo đảm hoàn trả cả gốc và lãi song trên thực tế các hợp đồng Tín dụng, các nguyên tắc Tín dụng vẫn bị vi phạm bởi nhiều lý do mà hậu quả xấu nhất là khách hàng không trả được nợ. Điều này bất kỳ Ngân hàng nào cũng không muốn xảy ra trong hoạt động Tín dụng.

 Phân tích biểu Nợ quá hạn

STT Chỉ tiêu 31/12/2007 Tăng, giảm so với 31/12/2006 Nhóm 2 Số dư %/# Nợ quá hạn I Tổng dư Nợ quá hạn 4,8 4,8 Tỷ lệ Nợ quá hạn/Tổng dư nợ 0,68% 1 Nợ quá hạn Doanh nghiệp Nhà nước 0 0 2 Nợ quá hạn Doanh

nghiệp ngoài Quốc doanh

3 3 3 0,625%

3 Nợ quá hạn HTX 0 0

4 Nợ quá hạn tư nhân, hộ

g/đình

1,8 1,8 1,8 0,375%

II Nợ chờ xử lý (TK28) 0 0 III Nợ khoanh (TK29) 0 0

(Nguồn số liệu : Báo cáo kết quả hoạt động Tín dụng của Sở giao dịch I Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam)

Qua biểu trên ta thấy tỷ trọng Nợ quá hạn/tổng dư nợ Sở giao dịch I Ngân hàng Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đạt chỉ tiêu khống chế theo qui định của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam là < 2%. Nợ quá hạn tổng cộng 4,8 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng thấp, 0,69%/ tổng dư nợ. Trong đó Nợ quá hạn ngắn hạn 4,2 tỷ, chiếm 88%/ tổng dư Nợ quá hạn. Các món nợ trên đều phát sinh từ 6 tháng cuối năm 2007, và 100% là nợ do chậm trả lãi. Qua thực tế kiểm tra, khả năng thu hồi nợ cao. Nếu như tháng 10 dư Nợ quá hạn đạt mức cao nhất 11 tỷ thì sang tháng 12 đã giảm 6,5 tỷ, (giảm 60%). Cho đến nay chưa phát sinh nợ khó đòi và cũng chưa phải xử lý một món nào từ Quỹ dự phòng rủi ro.

Bảng 6: Tình hình Nợ quá hạn cho vay trung dài hạn

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu 31/12/2006 31/12/2007 So với năm trước

Số t/đối Tỷ lệ %

1. Tổng dư nợ trung dài hạn 59 242 183 310%

- Dư nợ trong hạn 59 241,4 182,4 309%

- Dư Nợ quá hạn 0 0,6 0,6

2. Tỷ lệ dư nợ

- Dư nợ trong hạn 100% 99,75%

(Nguồn số liệu : Báo cáo kết quả hoạt động Tín dụng của Sở giao dịch I Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam).

Xét tỷ trọng Nợ quá hạn trên tổng dư nợ 31/12/2006 là 0%, đến 31/12/2007 là 0,25 % tăng 0,25%. Mặc dù Nợ quá hạn tăng so với cùng thời điểm năm trước nhưng không đáng kể, vẫn cho thấy Ngân hàng đang hoạt động rất tốt, Ngân hàng đã có biện pháp đôn đốc thu nợ một cách có hiệu quả, tiến hành việc khoanh nợ, hạch toán chờ xử lý... Mặc dù có tăng nhưng vẫn thấp hơn chỉ tiêu định hướng Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Việt Nam.Tuy nhiên, vẫn phải tìm mọi biện pháp giảm tỷ lệ này xuống mức tối thiểu để giảm tối đa rủi ro cho hoạt động của Ngân hàng, thúc đẩy quá trình phát triển.

 Phân tích Nợ quá hạn theo thời gian

Bảng 7: Nợ quá hạn theo thời gian

Đơn vị: tỷ đồng

Dư nợ QH/ Tổng dư nợ 0 4,8 4,8

1. Ngắn hạn 0 4,2

2. Trung hạn 0 0,6

3. Dài hạn 0 0

(Nguồn số liệu : báo cáo hoạt động Tín dụng của Sở giao dịch I Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam)

Nhìn vào biểu Nợ quá hạn theo thời gian ta thấy:

+ Nợ quá hạn là 4,8 tỷ đồng chiếm 0,69% tổng dư nợ trong đó Nợ quá hạn ngắn hạn 4,2 tỷ đồng chiếm 88% tổng Nợ quá hạn nhưng Nợ quá hạn trung hạn 0.6 tỷ đồng chiếm 12% tổng Nợ quá hạn. Đây là 100% Nợ quá hạn do chậm trả lãi tức 4,8 tỷ đồng (Nợ quá hạn đến 3 tháng là 4,8 tỷ đồng chiếm 100% tổng Nợ quá hạn) đều có khả năng thu hồi.

+ Tình hình Nợ quá hạn trung dài hạn do nhiều nguyên nhân, có nguyên nhân khách quan do cung cầu thị trường trong nước và thế giới thay đổi do nhà nước thay đổi cơ chế chính sách Xuất nhập khẩu... có nguyên nhân từ phía khách hàng KD kém hiệu quả thua lỗ, mất khả năng thanh toán. Tất cả nguyên nhân đó tác động đến hoạt động Sản xuất KD của nhiều doanh nghiệp vay vốn Ngân hàng, làm ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thu hồi vốn của Ngân hàng. Nhưng nguyên nhân chủ quan từ phía Ngân hàng cũng cần phải khắc phục.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng Tín dụng trung dài hạn tại Sở giao dịch I Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 40 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w