Chi cho bộ máy quản lý

Một phần của tài liệu hoàn thiện chính sách tài chính BHXH ở Việt Nam (Trang 51 - 55)

Khi mới thành lập, kinh phí hoạt động của cả hệ thống BHXH Việt nam do Ngân sách Nhà nớc cấp. Điều 4, Quy chế tổ chức và hoạt động của BHXH Việt nam ban hành kèm theo Quyết định 606/TTg ngày 26/9/1995 của Chính phủ có quy định rõ: “Biên chế và kinh phí hoạt động của BHXH Việt nam trong thời gian

đầu do Nhà nớc cấp. Về kinh phí hoạt động BHXH thống nhất với Bộ Tài chính trình Thủ tớng Chính phủ quyết định trong một văn bản riêng”.

Ngày 26/1/1998, Thủ tớng Chính phủ đã ra Quyết định số 20/1998/QĐ-TTg ban hành Quy chế Quản lý tài chính đối với BHXH Việt nam. Đây là văn bản quy định những nội dung về tài chính thuộc thẩm quyền của BHXH Việt nam. Trong đó có các nội dung chính nh: Trách nhiệm của BHXH Việt nam trong việc quản lý thu, chi BHXH theo quy định tại Điều lệ BHXH ban hành kèm theo Nghị định 12/CP, quản lý quỹ BHXH và thực hiện các biện pháp bảo toàn và tăng trởng quỹ. Ngoài các nội dung trên, Quyết định số 20/1998/QĐ-TTg của Thủ tớng. Chính phủ còn quy định nội dung quan trọng đó là quy định một tỷ lệ khoán chi quản lý bộ máy cho toàn ngành BHXH. Điều 14, Quyết định số 20/1998/CP-TTg quy định:

-Chi phí quản lý thờng xuyên của BHXH Việt nam lấy từ quỹ BHXH đợc tính bằng tỷ lệ % theo số thực thu BHXH hàng năm (do ngời lao động và ngời sử dụng lao động đóng góp). Trớc mắt chi phí quản lý đợc tính bằng 6% trong 5 năm (1998-2003).

-Chi phí quản lý của hệ thống BHXH Việt nam đợc thực hiện theo định mức, tiêu chuẩn hiện hành của Nhà nớc ; ngoài ra, những khoản chi tiêu đặc thù của ngành do Hội đồng quản lý BHXH Việt nam quyết định.

-BHXH Việt nam có trách nhiệm phân bổ chi phí quản lý bộ máy cho BHXH các cấp theo đúng định mức tiêu chuẩn chế độ chi tiêu và nhiệm vụ đợc giao đảm bảo nguyên tắc kinh phí phân bổ cho BHXH các cấp không đợc vợt quá so với tổng định mức.

Thực hiện chính sách chi cho bộ máy quản lý BHXH Việt nam đã đặt đợc một số thành tựu:

-Tách chi phí quản lý bộ máy của ngành BHXH Việt nam ra khỏi Ngân sách Nhà nớc. Từ năm 1998 trở đi, Ngân sách Nhà nớc không phải chi cho bộ máy quản lý của ngành BHXH Việt nam. Toàn bộ chi phí thờng xuyên của ngành BHXH Việt nam đợc lấy từ quỹ BHXH (do ngời lao động và ngời sử dụng lao động đóng).

-Mức khoán chi thờng xuyên bằng tỷ lệ 6% trên tổng số thu sẽ khuyến khích ngành BHXH tăng thu. Số thu tuyệt đối hàng năm tăng thì số tiền tuyệt đối đợc dùng chi cho bộ máy cũng tăng lên, đây thực sự là một đòn bảy kinh tế kích thích tăng thu của ngành BHXH.

-Mức khoán chi thờng xuyên bằng tỷ lệ 6% trên tổng số thu là giới hạn trên (mức trần), ngành BHXH Việt nam không đợc chi vợt.

Tuy nhiên việc thực hiện chính sách chi cho bộ máy quản lý BHXH Việt nam cũng bộc lộ một số mặt hạn chế:

-Chính phủ khoán tỷ lệ 6% trên tổng số thu hàng năm, nhng tất cả các khoản mục chi tiêu phải thực hiện theo định mức tài chính của Nhà nớc. Việc xây dựng dự toán, thanh, quyết toán đợc thực hiện theo quy định nh một đơn vị hành chính (định mức chi tiêu Ngân sách), nên không khuyến khích tăng thu. Nhiều chi phí phát sinh trong quá trình thu BHXH, nh ở các tỉnh miền núi phải có xe máy, các tỉnh Nam bộ phải có ghe để đốc thu BHXH nhng không đợc chi dẫn đến số chi thực tế rất thấp chỉ bằng 4% số tổng thu.

-Số tiền tiết kiệm đợc (2% còn lại) Nhà nớc lại không cho ngành BHXH đợc bổ sung vào các quỹ nh khen thởng, phúc lợi nên cũng không khuyến khích cán bộ, công chức trong ngành BHXH tiết kiệm chi tiêu.

-Nhà nớc khoán chi quản lý bộ máy những vẫn giao chỉ tiêu biên chế hàng năm, nghĩa là việc khoán chi quản lý bộ máy không tạo nên sự đồng bộ với khoán

quỹ lơng, không khuyến khích ngành BHXH Việt nam tự giảm biên chế, tăng năng suất lao động, tăng chất lợng hiệu quả công tác.

Từ những mặt hạn chế đó, Chính phủ đã có Quyết định số 100/2001/QĐ- TTg về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý tài chính đối với BHXH Việt nam. Những nội dung chính đợc sửa đổi, bổ sung là:

-Chi phí quản lý thờng xuyên của hệ thống BHXH Việt nam bao gồm các khoản chi (kể cả chi nghiên cứu khoa học, chi đào tạo, đào tạo lại) để phục vụ cho hoạt động của toàn ngành; không bao gồm các khoản chi sửa chữa lớn tài sản cố định, chi mua sắm và trang bị tài sản lớn theo các dự án đợc cấp có thẩm quyền phê duyệt.

-Nhà nớc quản lý biên chế đối với số cán bộ, công chức trong bộ máy quản lý khung của hệ thống BHXH Việt nam. BHXH Việt nam chủ động sắp xếp, tổ chức và tuyển dụng lao động theo quy định của Bộ Luật Lao động để đáp ứng yêu cầu của công việc.

-Nguồn kinh phí chi quản lý thờng xuyên của BHXH Việt nam đợc lấy từ lãi thu đợc do thực hiện các hoạt động đầu t, tăng trởng quỹ và đợc tính bằng 4% trên số thực thu BHXH hàng năm. Tỷ lệ này đợc áp dụng trong hai năm 2001 và 2002.

-Nếu BHXH Việt nam hoàn thành nhiệm vụ, tiết kiệm quản lý thờng xuyên thì số dôi ra đợc bổ sung các khoản chi nh sau:

+Bổ sung tiền lơng, tiền công cho ngời lao động toàn ngành theo mức độ hoàn thành công việc, nhng mức thu nhập tối đa không quá 2 lần theo quỹ tiền lơng theo quy định hiện hành của Nhà nớc.

+Chi lơng cho lao động hợp đồng trong trờng hợp cần thiết để đảm bảo hoàn thành công việc.

+Bổ sung hai quỹ khen thởng và phúc lợi không quá 3 tháng lơng thực tế bình quân toàn ngành.

+Bổ sung thêm trợ cấp cho ngời lao động trong hệ thống khi thực hiện chính sách sắp xếp lao động, tinh giản biên chế theo chế độ Nhà nớc quy định.

+Phần còn lại (nếu có) sau khi chi 4 nội dung trên đợc chuyển sang năm sau sử dụng tiếp.

Đây là Quyết định của Thủ thớng Chính phủ phù hợp với điều kiện thực tế của ngành BHXH Việt nam đã khuyến khích toàn ngành BHXH bằng mọi biện pháp tăng thu đồng thời tiết kiệm chi phí quản lý bộ máy. Điều này đã gắn quyền lợi tập thể, quyền lợi của ngành với quyền lợi của từng thành viên trong ngành. Vì vậy số thu BHXH năm 2001 đã vợt chỉ tiêu kế hoạch Nhà nớc giao (đạt 103,3% kế hoạch), đời sống cán bộ, công chức trong ngành đợc cải thiện, mọi ngời thi đua lao động, cải tiến lề lối làm việc, tăng năng suất lao động và tiết kiệm.

Một phần của tài liệu hoàn thiện chính sách tài chính BHXH ở Việt Nam (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w