Hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Luận văn: Phát triển sản phẩm dịch vụ Ngân hàng tại Ngân hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Tỉnh Ninh Thuận doc (Trang 57 - 62)

Mặc dù kết quả đạt được đã phản ánh mặt tích cực của ngân hàng, tuy nhiên xét về nhiều góc độ thì vẫn chưa hoàn thành mức chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Chủ yếu do những tồn tại sau đây:

- Đối với công tác nguồn vốn:

Năm 2005, công tác huy động vốn vẫn tiếp tục gặp khó khăn do ảnh hưởng của việc tăng giá hàng tiêu dùng, sự biến động của giá vàng, lãi suất huy động của ngân hàng tuy đã được điều chỉnh nhưng không hấp dẫn các nhà đầu tư. Các doanh nghiệp thừa vốn lựa chọn các hình thức đầu tư khác có giá trị lợi nhuận cao hơn. Tiền gửi dân cư cũng tăng trưởng không đáng kể và thường xuyên không ổn định.

Năm 2006, chi nhánh đạt được 89% kế hoạch năm; nguồn vốn huy động tăng cả nội và ngoại tệ, tăng cả tiền gửi TCKT và dân cư trong đó tốc độ tiền gửi có kỳ

hạn tăng hơn tiền gửi không kỳ hạn và chủ yếu tăng vào các chương trình tiết kiệm dự thưởng địa phương. Đến cuối năm 2006, tiền gửi có kỳ hạn chiếm 50% tổng nguồn huy động; tiền gửi trên 12 tháng chiếm 67% trên tổng nguồn huy động có kỳ

Trang 45

Năm 2007, công tác huy động vốn đã được quan tâm nhưng chưa đa dạng, sản phẩm tiết kiệm dành cho vùng nông thôn với đối tượng có thu nhập thấp chưa triển khai. Nguồn huy động từ đền bù, giải tỏa thiếu ổn định. Thông tin sản phẩm ngân hàng NHNo đến với khách hàng còn hạn chế.

Năm 2008, nguồn huy động có kỳ hạn bằng ngoại tệ từ dân cư tại Hội Sở

Tỉnh giảm mạnh do khách hàng chuyển từ tiền gửi ngoại tệ sang tiết kiệm nội tệ. Riêng tại các huyện nguồn tiền gửi ngoại tệ vẫn ổn định và có tăng trưởng.

- Đối với hoạt động tín dụng

Năm 2005, định hướng phát triển của địa phương đã có những thay đổi trong cơ cấu ngành nghề, nhưng chưa có quy hoạch và địa chỉ cụ thể…UBND tỉnh đã phê duyệt một số dự án thành lập khu công nghiệp, khu dân cư… nhưng triển khai chậm, đất sản xuất nông nghiệp bị co hẹp, nhưng chưa có đề án tạo công ăn việc làm cho các hộ nằm trong diện qui hoạch, giải tỏa …; người dân chuyển đổi ngành nghề một cách tự phát, không được hướng dẫn, không có kinh nghiệm sản xuất, kinh daonh trong lĩnh vực mới nên tiềm ẩn rủi ro cao.

Năm 2006, tốc độ tăng trưởng tín dụng đạt thấp so với kế hoạch trung ương giao. Dư nợ hữu hiệu chiếm tỷ trọng dưới 50% trên tổng dư nợ của các TCTD trên

địa bàn. Vị thế của NHNo trong lĩnh vực tín dụng chưa thực sự chiếm ưu thế.

Năm 2007, dư nợ tăng trưởng chậm đầu năm và dồn vào các tháng cuối năm với khối lượng lớn, ảnh hưởng lớn đến công tác cân đối nguồn và chất lượng đầu tư

không đảm bảo, dư nợ các hộ sản xuất vẫn chiếm tỷ trọng lớn.

Năm 2008, lãi suất cho vay liên tục giảm nhưđộ trễ của việc giảm lãi suất huy

động cho nên dẫn đến chênh lệch lãi suất đầu ra và lãi suất đầu vào không đáng kể, có thời điểm âm, đã có rủi ro về lãi suất và ảnh hưởng lớn đến tài chính năm 2009. Nhận thức của CBTD trong tình hình mới còn hạn chế, chưa thành thạo trên IPCAS nên chưa chủđộng giao dịch, giải quyết công việc đôi khi còn tỏ ra thiếu linh hoạt, không thuyết phục được khách hàng, CBTD chưa chủđộng xây dựng kế hoạch phát triển tín dụng, chưa chủ động tiếp cận và tư vấn cho khách hàng. Việc nắm bắt thông tin về khách hàng còn hạn chế. Hồ sơ pháp lý và hồ sơ khách hàng còn thiếu thông tin.

Trang 46

- Đối với sản phẩm dịch vụ khác:

Mặc dù sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng Nông Nghiệp chi nhánh Ninh Thuận phong phú và đa dạng hơn một số các Ngân hàng khác, nhưng việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ và thu nhập từ những sản phẩm dịch vụ này so với các Ngân hàng thương mại trên địa bàn chỉ chiếm 50% trên tổng thị phần. Đối với sản phẩm thẻ chỉ

ra đời năm cuối 2006, số lượng thẻ còn khá khiêm tốn, nên các dịch vụ đi kèm thẻ

ATM chưa phát triển được như: trả lương qua thẻ, thanh toán tiền điện nước, điện thoại qua thẻ ATM…

Công nghệ thông tin trong lĩnh vực ngân hàng chưa được quan tâm lên hàng

đầu nên chi phí đầu tư cho công nghệ của các ngân hàng rất lớn bởi vì phát triển công nghệ sẽ mang lại nhiều tiện ích trong các sản phẩm dịch vụ. Hiện tại, Ngân hàng Nông Nghiệp Ninh Thuận chưa phát huy hết thế mạnh do đó chưa thu hút được nhiều khách hàng đến với ngân hàng. Cụ thể, dịch vụ SMS banking, Vntopup của Ngân hàng Nông Nghiệp chỉ dừng lại ở thông báo số tiền thay đổi tăng hoặc giảm chưa cập nhật được số dư còn lại trong tài khoản. Ngoài ra, một số Ngân hàng đă thực hiện việc cung cấp số dư tài khoản tthông qua mạng Internet, điều này đă mang lại nhiều tiện lợi cho khách hàng về thời gian và chi phí đi lại nhưng hiện tại NHNo Ninh Thuận chưa cung cấp dịch vụ này.

Ra đời cũng khá lâu so với một số ngân hàng, hầu hết cán bộ của NHNo Ninh Thuận đều có tuổi đời khá cao, chưa được đào tạo chính quy nên còn hạn chế trong giao tiếp cũng như nắm bắt tâm lý và sở thích của khách hàng việc giải quyết những nghiệp vụ mới chưa nhanh gây chậm trễ trong khâu thanh toán. Công tác luân chuyển cán bộ mang tính chấp vá nên phần nào ảnh hưởng đến công tác đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cũng nhưđào tạo nguồn nhân lực kế thừa.

Đôi khi cán bộ thiếu nhiệt tình trong giải đáp vướng mắc của khách hàng (Năm 2008 mới thành lập được quầy dịch vụ khách hàng để giải đáp thắc mắc cho khách hàng).

Việc phát triển và mở rộng dịch vụ mới còn chậm, sản phẩm còn nghèo nàn, chưa đáp ứng đầy đủ các tiện ích cho khách hàng, tỷ trọng doanh thu dịch vụ còn

Trang 47

thấp, chỉ chiếm khoảng 15% tổng doanh thu. Chi trả kiều hối giảm thấp vào năm 2008 do chưa bố trí được lực lượng cán bộ trực tiếp chi trảđến các hộ có nguồn thu từ kiều hối. Hiện nay Ngân hàng Đông Á đã tổ chức chi trả tại gia cho khách hàng nên doanh số chuyển tiền qua NHNo Ninh Thuận ngày càng giảm dần.

2.6 Đánh giá kết quả khảo sát chất lượng sản phẩm dịch vụ ngân hàng tại NHNo Ninh Thuận (bảng khảo sát ở phần phụ lục):

- Đối với công tác nguồn vốn:

Đối với sản phẩm tiền gửi tiết kiệm vẫn còn ngèo nàn, chất lượng phụ vụ

còn kém, thời gian xử lý một giao dịch còn dài…..Riêng năm 2008, NHNo Ninh Thuận triển khai sản phẩm tiết kiệm mới là tiết kiệm bảo đảm bằng vàng. Đây là loại tiết kiệm mang lại lợi ích cho khách hàng nhưng đến tháng 06/2009 thì tạm ngưng huy động loại tiết kiệm nào.

- Đối với hoạt động tín dụng:

Qua khảo sát cho thấy, NHNo chủ yếu cho vay phục vụ nông nghiệp sản xuất kinh doanh, chưa chú trọng trong việc mở rộng tín dụng cụ thể ít chú trọng đến các kênh tín dụng khác như cho vay phục vụ tiêu dùng, cho vay CBCNV, cho vay lĩnh vực sản xuất kinh doanh

Lãi suất cho vay chưa phù hợp và đủ tính cạnh tranh do lãi suất bình quân đầu vào cao nên lãi suất đầu ra cao

Ngoài ra, thủ tục, quy trình cho vay quá rườm rà nhưng đây là qui trình chung của hệ thống NHNo, quá thận trọng trong việc thẩm định và xét duyệt cho vay, giải quyết hồ sơ vay còn chậm hơn một số ngân hàng trên địa bàn nên bỏ lỡ nhiều cơ hội cho vay một số dự án hiệu hiệu quả.

- Đối với sản phẩm dịch vụ khác:

Dịch vụ thanh toán chưa tốt là do năm 2009 liên tục bị ngẽn mạng.

Máy ATM liên tục lỗi dẫn đến nuốt thẻ của khách hàng, cần xem xét và cải thiện.

Trang 48

cầu của khách hàng cần tin nhắn có đầy đủ nội dung như: người phát lệnh, nơi phát lệnh, số dư còn lại…..

Dịch vụ ngân quỹ chất lượng còn kém do nhân viên kho quỹ hầu hết là người lớn tuổi, thời gian đếm tiến lâu nhất là đối với ngoại tệ như : USD, EUR….

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Từ những vấn đề trong chương 1, tác giảđã đi sâu tìm hiểu về những cơ hội, thách thức của ngành ngân hàng khi hội nhập WTO, đồng thời cũng đi vào nghiên cứu phân tích thực trạng hoạt động của NHTM ở địa bàn tỉnh Ninh Thuận nói chung và NHNo Ninh Thuận nói riêng. Qua nghiên cứu, phân tích cho thấy hoạt

động của NHNo Ninh Thuận đã từng bước ổn định và phát triển, đặc biệt là trong năm 2008. Tuy nhiên, sản phẩm dịch vụ của NHNo Ninh Thuận vẫn chủ yếu là các sản phẩm dịch vụ ngân hàng truyền thống, hoạt động phát triển sản phẩm dịch vụ

mới chỉ phát triển từ năm 2008 thông qua việc triển khai dịch vụ ngân hàng điện tử

mobile-banking. So với mặt bằng của ngành ngân hàng về quy mô hoạt động nói chung và sản phẩm dịch vụ của NHNo Ninh Thuận nói riêng thì các sản phẩm dịch vụ tại NHNo Ninh Thuận vẫn còn rất thấp đòi hỏi phải có sự tăng tốc mạnh mẽđể

theo kịp các ngân hàng đi trước.

Với mục tiêu đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ của NHNo Ninh Thuận, thiết nghĩ NHNo Ninh Thuận cần phải chú trọng đến những nhân tốảnh hưởng đến việc phát triển sản phẩm dịch vụ của NHNo Ninh Thuận như cơ sở vật chất, nguồn nhân lực, công nghệ thông tin… để từ đó có sự chuẩn bị và xây dựng một lộ trình phát triển sản phẩm dịch vụ phù hợp cho NHNo Ninh Thuận.

Trang 49

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DỊCH VỤ TẠI NHNO NINH THUẬN

Một phần của tài liệu Luận văn: Phát triển sản phẩm dịch vụ Ngân hàng tại Ngân hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Tỉnh Ninh Thuận doc (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)