Lợi thế cạnh tranh:

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh hàng dệt kim trong hoạt động xuất khẩu của công ty Dệt kim Đông Xuân (Trang 33 - 34)

II. những biện pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh.

1.Lợi thế cạnh tranh:

Lợi thế cạnh tranh là u thế đạt đựơc của doanh nghiệp (so với các doanh nghiệp khác cùng ngành) một cách tơng đối dựa trên các nguồn lực và năng lực sản xuất của doanh nghiệp đó. Doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh thờng đạt mức lợi nhuận cao hơn mức trung bình. Tỷ lệ lợi thế đạt đợc của doanh nghiệp (so với các doanh nghiệp khác cùng ngành) thờng đợc xác định bằng một tỷ số nào đó. Có hai loại tỷ số cơ bản là lợi nhuận trên doanh thu và lợi nhuận trên tài sản

* Lợi nhuận trên doanh thu:

Doanh thu - tổng chi phí Tổng chi phí ROS = = 1-

Doanh thu Doanh thu

Chi phí 1 đvị sản phẩm x khối lợng sản phẩm = Giá 1 đvị sản phẩm x tổng khối lợng sản phẩm Chi phí 1 đvị sản phẩm = 1 - Giá 1 đvị sản phẩm

Do đó để có tỷ suất ROS cao hay tổng lợi nhuận cao hơn mức trung bình của ngành, doanh nghiệp phải có mức chi phí/ 1 đơn vị thấp hơn của đối thủ cạnh tranh (nghĩa là tạo ra lợi thế cạnh tranh bên trong), hoặc làm cho sản phẩm của mình khác với đối thủ cạnh tranh nh: khác biệt hoá sản phẩm, để tạo ra giá cao hơn đối thủ cạnh tranh (tức là tạo ra lợi thế cạnh tranh bên ngoài), hoặc thực hiện đồng thời cả hai cách trên. Trớc đây, các nhà kinh tế thờng nhấn mạnh một nhân tố nào đó có liên quan đến chi phí hoặc khác biệt hoá sản phẩm, nhng ngày nay ngời ta thờng chấp nhận lợi thế cạnh tranh là kết quả của đa nhân tố.

* Yếu tố quyết định lợi thế cạnh tranh.

4 yếu tố tạo nên lợi thế cạnh tranh bao gồm: hiệu quả, chất lợng, đổi mới, nhạy cảm với khách hàng. Đây là các yếu tố chung xây dựng nên lợi thế cạnh tranh, chúng biểu thị 4 cách cơ bản để giảm chi phí và đa dạng hoá mà bất kỳ một doanh nghiệp nào sản xuất một sản phẩm hay một dịch vụ nào cũng có thể áp dụng.

Năng lực của doanh nghiệp đợc hình thành từ những kỹ năng trong việc khai thác, phối hợp các nguồn lực và hớng các nguồn lực vào mục đích sản xuất. Những kỹ năng này thờng trực trong công việc hàng ngày của doanh nghiệp, đợc thể hiện qua cách thức ra quyết định và quản lý các quá trình nội bộ của doanh nghiệp để đạt đợc mục tiêu đã đề ra. Để có những năng lực riêng biệt, ít nhất doanh nghiệp phải có một nguồn lực độc đáo và kỹ năng cần thiết để khai thác nguồn lực đó, hoặc một khả năng quản lý hữu hiệu để quản lý các nguồn lực chung.

Tuy nhiên khi đã có đợc lợi thế cạnh tranh thì doanh nghiệp sẽ duy trì đợc lợi thế trong bao lâu, nói cách khác là khi nào các đối thủ cạnh tranh cũng đạt đợc lợi thế đó. Điều đó phụ thuộc vào 3 yếu tố: độ cao của rào cản bắt chớc, khả năng đổi mới của đối thủ cạnh tranh và sự vận động tổng thể của môi trờng ngành.

Thờng thì nguồn lực dễ bị sao chép hơn các kỹ năng, năng lực dựa trên cơ sở hữu hình thờng dễ bị bắt chớc hơn các năng lực dựa trên cơ sở vô hình. Do đó để duy trì đợc lâu dài lợi thế cạnh tranh doanh nghiệp phải tích cực nâng cao trình độ quản lý nâng cao uy tín của doanh nghiệp, giữ vững các bí quyết công nghệ và chiến lợc Marketing.

Khi một doanh nghiệp thực hiện một chiến lợc, tức là ký một cam kết dài hạn dựa trên những cơ sở, những nguồn lực và năng lực nhất định. Nh vậy, một khi các đối thủ cạnh tranh đã thiết lập những cam kết dài hạn về một phơng thức kinh doanh nào đó, thì các đối thủ này cũng chậm trong việc sao chép các lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp đợc đổi mới.

Sự vận động tổng thể của môi trờng ngành thể hiện ở mức độ năng động của ngành. Những ngành nào năng động nhất là những ngành có tốc độ đổi mới sản phẩm nhanh nhất. Khi các hàng rào ngăn cản việc sao chép là thấp thì các đối thủ cạnh tranh là rất nhiều và môi trờng năng động với các đối thủ luôn thay đổi, do đó lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trở nên tạm thời.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh hàng dệt kim trong hoạt động xuất khẩu của công ty Dệt kim Đông Xuân (Trang 33 - 34)