BẢNG DỰ TÍNH KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC VÀ SO SÁNH VỚI KHI CHƢA THỰC HIỆN

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Khách sạn Camela (Trang 87 - 88)

II. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm cải thiện tình hình tài chính tại Khách sạn Camela.

c) Nội dung biện pháp:

BẢNG DỰ TÍNH KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC VÀ SO SÁNH VỚI KHI CHƢA THỰC HIỆN

Chỉ tiêu ĐVT Trƣớc khi thực hiện Sau khi thực hiện Chênh lệch Giá trị %

Khoản phải thu Đồng 3,453,639,450 739,424,206 (2,714,215,244) (78.59)

Vòng quay khoản phải thu Vòng 7.82 13.23 5.41 69.18

Kỳ thu tiền bình quân Ngày 45.31 26.78 (18.53) (40.89)

Khoản phải thu khách hàng dự kiến giảm được 80% so với thực tế, tương đương với số tiền là 2,714,215,244 đồng. Vòng quay khoản phải thu tăng 5.41 vòng, tương đương 69.18%. Kỳ thu tiền bình quân giảm xuống còn 26.78 ngày, giảm tương đương với 40.89%.

Nhờ sử dụng biện pháp tăng tốc độ thu hồi các khoản phải thu từ khách hàng, Khách sạn đã giảm được số ngày thu tiền. Điều này giúp cho Khách sạn hạn chế được tình trạng ứ đọng vốn, có thêm tiền mặt để chi tiêu hay thanh toán các khoản nợ tới hạn.

Bên cạnh đó, để giúp Khách sạn nhanh chóng thu hồi các khoản phải thu, hạn chế các chi phí không cần thiết và rủi ro, Khách sạn có thể áp dụng các biện pháp sau:

+ Mở sổ theo dõi chi tiết các khoản nợ phải thu trong và ngoài Khách sạn, thường xuyên đôn đốc thu hồi nợ đúng hạn.

+ Có các biện pháp phòng ngừa rủi ro không được thanh toán như giới hạn giá trị tín dụng, yêu cầu đặt cọc, tạm ứng hay trả trước một phần giá trị đơn hàng. Có nghĩa

đối với mỗi khoản phải thu của khách hàng, Khách sạn đều yêu cầu phía khách hàng phải thế chấp bằng một chứng chỉ có giá trị tín phiếu, trái phiếu hay giấy bảo lãnh của ngân hàng.

+ Khi ký kết hợp đồng phải đề cập đến vấn đề các khoản thanh toán vượt quá thời hạn thanh toán. Trong trường hợp đó, Khách sạn phải được hưởng lãi suất khoản phải thu tương ứng với lãi suất quá hạn của ngân hàng. Sự ràng buộc này sẽ thúc đẩy khách hàng phải thanh toán nợ cho Khách sạn.

+ Trong trường hợp có các khoản nợ quá hạn, Khách sạn nên tìm hiểu nguyên nhân của từng khoản nợ, xem nguyên nhân đó là khách quan hay chủ quan để có biện pháp xử lý nợ cho khách hàng.

+ Ngoài ra, khi nền kinh tế ở nước ta ngày càng phát triển, Khách sạn có thể nghiên cứu xem xét các chính sách thay thế tín dụng bằng bán nợ (Factoring). Thực chất của chính sách này là việc Khách sạn giảm thiểu các khoản nợ phải thu, khoản trả trong cân đối tài chính nhằm tạo ra bức tranh tài chính thuận lợi hơn cho hoạt động kinh doanh thông qua một loại công ty tài chính trung gian là Factoring. Các khoản phải thu, phải trả xuất hiện khi Khách sạn có việc mua chịu và bán chịu. Khi đó, công ty Factoring sẽ đứng ra làm trung gian thanh toán các khoản này với một tỷ lệ chiết khấu thỏa thuận, thông thường là cao hơn lãi suất vay tín dụng ngắn hạn.

Công tác thu hồi nợ được thực hiện đều đặn, có hiệu quả sẽ tạo ra khả năng quay vòng vốn nhanh, không chỉ nâng cao hiệu quả kinh doanh mà còn tạo ta cho Khách sạn khả năng thanh toán các khoản nợ phải trả một cách chủ động. Qua đó, củng cố phát triển sản xuất, tăng hiệu quả kinh doanh cho Khách sạn, tăng đáng kể sức sinh lợi của tài sản lưu động, từ đó làm tăng hiệu quả sử dụng vốn.

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Khách sạn Camela (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)